Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Từ khi bước vào giai đoạn này, trẻ bắt đầu khám phá được bản thân, nhận biết được thái độ của những người xung quanh, biết vui buồn khi đạt được kết quả tốt hay xấu. Tuy nhiên, sự nhận thức của các em chỉ ở mức độ đơn giản, vì thế, khó tránh khỏi sẽ nảy sinh nhiều vấn đề hơn khi các em phải đối mặt và thích nghi với những thay đổi to lớn. Tâm lý trẻ 6 tuổi có bị ảnh hưởng bởi những cảm xúc này?
Dường như mỗi năm phát triển của con trẻ lại đi kèm với một thách thức mới dành cho các bậc phụ huynh. Vì vậy, việc tìm hiểu và trang bị thông tin để kịp thời “ứng phó” cho từng giai đoạn khôn lớn của trẻ chắc chắn sẽ mang lại một lợi thế không nhỏ khi chăm sóc và nuôi dạy con cái, đặc biệt là ở thời điểm trẻ bắt đầu tiến trình hình thành nhân cách cho mình.
Có nghiên cứu cho rằng học sinh 6 tuổi bắt đầu phát triển kỹ năng ngôn ngữ, kỹ năng viết và hiểu các khái niệm trừu tượng hơn. Đây là thời điểm trẻ tích cực giao tiếp với thế giới xung quanh chúng thay vì chỉ quan sát và phản ứng.
Vì được tiếp xúc với thế giới bên ngoài nhiều hơn khi bước chân vào môi trường học đường, tâm sinh lý của trẻ sẽ có những biến đổi lớn theo cả hai chiều hướng tích cực và tiêu cực. Đây là lúc trẻ cần có sự hướng dẫn từ gia đình, nhà trường để có thể kịp thời điều chỉnh hành vi của mình.
[remove_img id= 16746]
Thông thường đứa trẻ ở độ tuổi này khá tò mò và hoạt bát khi chúng bắt đầu đi học, tiếp xúc với môi trường và “gánh vác” vai trò hoàn toàn mới. Trẻ phải làm quen với thầy cô, bạn bè, với việc học hành nghiêm túc và có sự cạnh tranh hơn thời mẫu giáo nên có cả sự háo hức lẫn e dè.
Nếu trẻ được quan tâm đúng mực, dạy bảo và khích lệ bằng những lời khen nhiều hơn chê, trẻ sẽ “phá kén”, tự tin phát triển và thích nghi. Ngược lại, nếu trẻ bị áp lực do cha mẹ so sánh với bạn bè, hay kì vọng vào trẻ quá nhiều rồi la rầy, thúc ép. Hoặc, không kịp thời hỗ trợ trẻ khi chúng gặp khó khăn trong việc học hay các mối quan hệ, thì trẻ sẽ tự ti, thu mình sâu hơn vào “chiếc kén” của mình.
Điều quan trọng ở giai đoạn này chính là cha mẹ, thầy cô cần cân nhắc lời nói khi muốn nhận xét về trẻ. Người lớn không nên khen ngợi hay chê trách trẻ quá mức trước mặt người lạ để tránh cho trẻ có những suy nghĩ không đúng về bản thân từ đó dẫn đến thái độ tự tin hoặc tự ti quá mức.
Như đã đề cập ở trên, trẻ lên 6 có tính tò mò rất mạnh, điều này dẫn đến việc trẻ trở nên hiếu động không thôi. Vì vậy, các bậc cha mẹ cần khéo léo gợi mở cũng như kiềm chế từ từ. Hướng trẻ chuyển từ hiếu kỳ, tò mò mọi thứ sang trạng thái ham hiểu biết, hứng thú khám phá những điều có ích, tính kỷ luật, nề nếp, chấp hành nội quy học đường.
Đặc biệt, ở môi trường được học nhiều mới lạ, đôi khi trẻ bối rối trong việc thích nghi nên có thể trở nên thụ động, rụt rè. Cha mẹ cần lưu ý đến trạng thái tâm lý của con, tâm sự và chia sẻ với trẻ nhiều hơn, khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động tập thể do nhà trường tổ chức.
Quan trọng nhất, tìm hiểu ngọn ngành lý do tại sao trẻ lại trở nên thụ động như vậy. Các bậc phụ huynh nên cổ vũ, kiên trì giảng giải, không nên chỉ ừ hữ để cho qua chuyện.
Do phải đối mặt với nhiều điều mới mẻ nên khi lên 6, tâm lý trẻ có sự thay đổi khá thất thường. Đôi lúc chúng vô cùng đáng yêu và nghe lời người lớn răm rắp, đôi lúc chúng lại bướng bỉnh chỉ làm theo ý mình với thái độ gây hấn và thách thức.
Cảm xúc không ổn định ở trẻ lên 6 đôi khi gây khó chịu cho người lớn. Tuy nhiên, đây lại là giai đoạn trưởng thành cần phải có để trẻ nhận biết đúng-sai và điều chỉnh thái độ của mình cho phù hợp dưới sự hỗ trợ và chỉ bảo của người lớn.
Hãy nhớ, trẻ ở độ tuổi này đã sở hữu cái tôi khá lớn và biết dùng sự chống đối để đòi hỏi quyền lợi cho mình. Vì vậy, người lớn cần phải khéo léo, linh hoạt giữa mềm mỏng và nghiêm khắc để “uốn nắn” trẻ làm theo yêu cầu của mình.
Mỗi một đứa trẻ đều như tờ giấy trắng, rất trong sáng và hồn nhiên. Tuy vậy, trong quá trình phát triển, về mặt tâm lý sẽ dần hình thành nên trạng thái xung đột hai chiều. Điều này được minh chứng ở một số hành vi, ví dụ như có lúc trẻ sẽ có lòng vị tha, trắc ẩn nhưng cũng có lúc trẻ trở nên ích kỷ, chỉ biết đến lợi ích của mình.
Đây là lúc phụ huynh cần cố gắng kiềm chế, không nổi giận và trách mắng hay ra lệnh cho trẻ. Nên hướng dẫn trẻ học cách chia sẻ, giải quyết hợp lý các tình huống cũng như thể hiện cảm xúc một cách đúng đắn. Cha mẹ nên khuyến khích và khen ngợi khi trẻ bắt đầu có những hành vi ứng xử tốt.
Lòng nhân ái, vị tha là hành trang quý giá, là nền móng của những mối quan hệ tốt đẹp sau này. Vì thế, nhất thiết phải trang bị cho trẻ, nhất là khi trẻ đang ở trong giai đoạn phát triển nhân cách hết sức quan trọng này.
[remove_img id= 11186]
Dạy dỗ một đứa trẻ khi chúng bắt đầu bước chân vào tiểu học là một việc không dễ dàng. Phụ huynh cần cân bằng giữa việc học kiến thức với việc chuẩn bị nền tảng cần thiết để trẻ bước vào cuộc sống ngoài xã hội. Đó là khả năng điều chỉnh cảm xúc, kiềm chế bốc đồng, khả năng tập trung, đồng cảm với người khác, đạo đức, sự hiếu học…
Vậy nên, các bậc làm cha mẹ hãy kiên nhẫn bảo ban, nắm bắt tâm lý trẻ 6 tuổi. Bởi chỉ có hiểu và sát cánh cùng con mới có thể giúp con vươn ra bầu trời rộng lớn ngoài kia với phong thái tự tin và đúng đắn nhất.
Thủy Lâm
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.