Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Tâm lý tuổi dậy thì ở con gái và tâm lý tuổi dậy thì ở con trai sẽ biểu hiện khác nhau ở từng độ tuổi. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn rõ hơn về những thay đổi tâm lý tuổi dậy thì và gợi ý những cách giải quyết giúp bố mẹ có thể hiểu con hơn và đưa ra hướng giáo dục hợp lý:
Một số trường hợp dậy thì sớm ở bé gái khiến các mẹ lo lắng, mẹ xem cách nhận biết và các phương pháp điều chỉnh.
Những thay đổi tâm lý ở tuổi dậy thì thường xảy ra do thay đổi trên cơ thể. Trẻ có thể trở nên bối rối và sợ hãi, thậm chí hơi hoảng loạn nếu trẻ không biết chuyện gì đang xảy ra.
Thiếu nhận thức về sự phát triển của cơ thể có thể khiến trẻ nghĩ rằng có điều gì đó không ổn xảy ra với con và khiến con cảm thấy xấu hổ dẫn đến khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì.
Ở tuổi dậy thì, trẻ bắt đầu trải nghiệm những cảm giác và cảm xúc mới. Con ý thức được những thay đổi trong cơ thể mình. Đặc biệt là với những bé gái vì nữ thường phát triển nhanh hơn nam trong giai đoạn này.
Theo đó, một số tâm lý tuổi dậy thì đặc trưng có thể là:
Trẻ có xu hướng phát triển dựa vào hình mẫu bên ngoài gia đình như một người bạn hoặc một người nổi tiếng và cố gắng giống họ theo một cách nào đó. Nói một cách đơn giản, con cần một hình mẫu mà chúng có thể noi theo để phát triển cá nhân.
Nếu cha mẹ có mối quan hệ tốt với con, con có thể muốn giống cha hoặc mẹ. Nếu con độc lập hoặc thậm chí nổi loạn, con có thể tìm kiếm những hình mẫu từ bên ngoài và đó là điều bình thường.
Trẻ có thể cảm thấy không thoải mái và bất an về những thay đổi diễn ra trong cơ thể và những cảm giác mới mà con trải qua. Nếu không được hướng dẫn đúng đắn, trẻ có thể mắc phải các rối loạn tâm lý ở tuổi dậy thì.
Trong trường hợp con tin có điều gì đó không ổn xảy ra với mình, con sẽ cảm thấy buộc phải sửa chữa bản thân, điều này có thể dẫn đến những khó khăn về cảm xúc, bao gồm hình ảnh cơ thể bị bóp méo.
Sự thay đổi nội tiết tố ở tuổi dậy thì khiến trẻ cực kỳ nhạy cảm với một số thứ. Một nốt mụn nhỏ trên mặt có thể giống như một thảm họa lớn. Bị một chàng trai hay cô gái từ chối có thể giống như ngày tận thế.
Tâm lý tuổi dậy thì thường có những cung bậc cảm xúc dâng trào, dễ khóc và hung hăng:
Sự thay đổi tâm trạng là phổ biến ở thanh thiếu niên. Thông thường, sự thay đổi trong cảm giác và cảm xúc của trẻ là do nội tiết tố đang thay đổi trong cơ thể.
Đặc điểm tâm lý và cảm xúc ở tuổi dậy thì:
Sự thay đổi tâm trạng ở tuổi dậy thì, có thể là bình thường, nhưng đây cũng có thể là những triệu chứng đầu tiên của một số rối loạn tâm lý ở trẻ như rối loạn trầm cảm chủ yếu, rối loạn lo âu.
Ở thời điểm này, trẻ cần được quan tâm đúng mức. Một số phụ huynh có thể sẽ gặp nhiều bối rối trong cách ứng xử như thế nào cho phù hợp với trẻ về vấn đề này, có thể đến tham vấn với các chuyên gia tâm lý hoặc bác sĩ tâm thần để có hướng can thiệp thích hợp.
Cha mẹ hãy bình tĩnh lắng nghe và không có phản ứng ngang bằng, trái ngược lại với con.
Nếu con cáu kỉnh với cha mẹ, đừng quát lại. Hãy dành một phút để suy nghĩ về những gì con đang trải qua dẫn đến hành xử như vậy. Điều đó cũng giúp con có thời gian để bình tĩnh lại.
Trẻ có thể bắt đầu dành nhiều thời gian với bạn bè hơn là với cha mẹ. Một số trẻ có thể cảm thấy xấu hổ khi bị phát hiện đang đi cùng cha mẹ ở nơi công cộng.
Với trẻ dậy thì, bạn bè quan trọng hơn gia đình. Ưu tiên cho bạn bè là hành vi điển hình trong tâm lý tuổi dậy thì và là một phần của quá trình chia ly lành mạnh với cha mẹ.
Trẻ muốn sự chấp nhận của bạn bè đồng trang lứa, cùng với sự hướng dẫn và hỗ trợ của cha mẹ. Vì vậy, nếu đặt con vào tình huống phải chọn cái này hay cái kia, trẻ sẽ bị căng thẳng và có thể khiến cha mẹ trở thành người xấu. Trẻ có thể thắc mắc và bác bỏ những gì cha mẹ nói và làm.
Thanh thiếu niên có thể không phải lúc nào cũng làm những gì người lớn muốn chúng làm. Đôi khi họ có vẻ nổi loạn và thiếu tôn trọng.
Vị thành niên dễ bị tổn thương, dễ bị ảnh hưởng bởi người khác và thường xuyên có nhu cầu hòa nhập.
Tâm lý tuổi dậy thì này khiến trẻ mong muốn làm bất cứ điều gì cần thiết để được bạn bè chấp nhận, điều này thúc đẩy con thay đổi cách ăn mặc, nói chuyện và cư xử.
Tệ hơn, một số trẻ dậy thì có thể thấy phải thử những điều không lành mạnh như hút thuốc và uống rượu, hoặc thậm chí sử dụng chất kích thích chỉ để trở nên “ngầu” và được bạn bè chú ý đến.
Đáng buồn là chính các bạn cũng có thể đang gây áp lực cho con mình mà chưa nhận ra. Đọc bài viết sau để hiểu hơn nhé!
Sự bối rối và thiếu quyết đoán mà con bạn trải qua trong giai đoạn chuyển tiếp đôi khi cũng dẫn đến khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì của trẻ.
Ví dụ, đứa trẻ có thể muốn đi xem phim với bố mẹ vì quan tâm và sợ bố mẹ buồn, đồng thời cũng muốn đi xem phim với bạn bè.
Đôi khi, họ có thể cảm thấy buộc phải chọn một trong những sự lựa chọn khác và cảm thấy áp lực khi cố gắng không làm tổn thương bất kỳ ai trong quá trình này.
Tâm lý tuổi dậy thì khiến trẻ muốn có không gian của riêng mình và thường có thể yêu cầu cha mẹ để con yên.
Hành vi này là điều bình thường nhưng nếu con dành quá nhiều thời gian ở một mình, điều đó có thể cho thấy rằng chúng đang gặp khó khăn vượt quá những gì thường thấy trong giai đoạn phát triển này.
Nếu cha mẹ cho rằng con đang dành quá nhiều thời gian trong phòng mà không ở bên bạn bè hay gia đình thì cần chú ý đến con nhiều hơn.
Hãy nói chuyện với con về điều gì làm cho con muốn ở một mình.
Ngoài ra, hãy tìm hiểu xem con làm gì khi ở một mình – hãy hết sức tinh tế về điều đó cha mẹ nhé. Nếu cha mẹ cho rằng có vấn đề, cha mẹ có thể nói chuyện với chuyên gia và tìm ra hướng giải quyết.
Sự gia tăng hormone giới tính ở tuổi dậy thì khiến trẻ có cảm xúc tình dục. Sự trưởng thành về mặt tình dục làm nảy sinh những cảm giác và ý tưởng mới mà trước đây con chưa từng có.
Ví dụ, bé gái có thể bắt đầu tỏ ra thích thú với việc mặc quần áo, trang điểm và những thứ nữ tính khác để thu hút những bạn nam khác giới.
Tuổi dậy thì là khi trẻ bắt đầu trưởng thành về giới tính nhưng điều đó không có nghĩa là trẻ đang nghĩ đến việc quan hệ tình dục, con chỉ đơn thuần có cảm xúc tình dục. Đây là tâm lý tuổi dậy thì đặc trưng.
Nếu con đang nói về tình yêu hoặc cuộc hẹn hò và đặt câu hỏi với cha mẹ về điều đó, thì đã đến lúc giáo dục giới tính. Hãy khéo léo trong cách trao đổi để không khiến con cảm thấy khó xử hay tội lỗi về cảm giác của mình.
Tuổi dậy thì gây ra những thay đổi đáng kể về thể chất và cảm xúc trong cơ thể của trẻ. Nồng độ hormone tăng lên và cơ thể trải qua những thay đổi dẫn đến rối loạn tâm lý tuổi dậy thì.
Điều quan trọng của bố mẹ trong giai đoạn này là cung cấp sự hỗ trợ và hiểu biết cho con, hãy cố gắng cách tích cực lắng nghe, đồng cảm và đưa ra sự hỗ trợ dành cho con. Nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên chia sẻ rộng rãi đến bạn bè và người thân nhé!
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
1. Physical changes in puberty
https://raisingchildren.net.au/pre-teens/development/puberty-sexual-development/physical-changes-in-puberty
Ngày truy cập: 29.08.2023
2. Emotional changes in puberty
https://www.healthdirect.gov.au/emotional-changes-puberty
Ngày truy cập: 29.08.2023
3. Pubertal development of the understanding of social emotions: Implications for education
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3219830/
Ngày truy cập: 29.08.2023
4. Physical and Emotional changes for Girls and Boys around Puberty
https://www.fksg.org/physical-and-emotional-changes-for-girls-and-boys-around-puberty/
Ngày truy cập: 29.08.2023
5. General Emotional Changes Adolescents Experience
https://opa.hhs.gov/adolescent-health/adolescent-development-explained/emotional-development
Ngày truy cập: 29.08.2023