Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Hiểu được nỗi lo của mẹ, MarryBaby sẽ bật mí ngay thực đơn ăn dặm của Viện Dinh dưỡng Quốc gia để mẹ có thể làm ngay những món ăn bổ dưỡng và phù hợp đến với bé yêu mẹ nhé!
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo, mẹ có thể cho trẻ ăn dặm (hay còn gọi là ăn sam) khi trẻ được tròn 6 tháng tuổi. Lúc này, nhu cầu về năng lượng và dinh dưỡng của trẻ cũng nhiều hơn. Tuy sữa mẹ vẫn là nguồn cung cấp dưỡng chất chính nhưng trẻ cần ăn dặm để bổ sung thêm các loại thực phẩm khác, đảm bảo nhu cầu phát triển của con.
Hơn nữa, hệ tiêu hóa của trẻ ở giai đoạn 6 tháng tuổi đã phát triển tương đối hoàn chỉnh, có thể xử lý và hấp thu các loại thực phẩm khác ngoài sữa mẹ.
Tuy nhiên, vì mỗi trẻ sẽ có sự phát triển khác nhau nên mẹ có thể dựa vào những dấu hiệu của con để biết con đã sẵn sàng ăn dặm hay chưa:
Với trẻ em trong giai đoạn 6 tháng tuổi – thời điểm vừa được tập ăn dặm, mẹ nên lưu ý cho trẻ ăn những món ăn gần giống với sữa mẹ hoặc sữa công thức. Điều này giúp trẻ dễ dàng làm quen hơn với các loại thực phẩm mới lạ và thích nghi nhanh chóng hơn.
Hơn nữa, nên tuân thủ theo nguyên tắc “ngọt – mặn”, cho trẻ ăn dặm với các món ngọt trước để vị thức ăn gần giống với vị sữa mẹ.
Thực đơn ăn dặm của Viện Dinh dưỡng dành riêng cho trẻ 6 tháng sẽ có các món ăn sau đây:
Vào 9 tháng tuổi, trẻ đã có thể ăn nhiều nhóm thực phẩm khác nhau. Vì vậy, mẹ cũng có thể đa dạng hóa các món ăn trong thực đơn cho trẻ.
Trong thực đơn ăn dặm của Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho trẻ 9-11 tháng tuổi, các món ăn giàu canxi sẽ được bổ sung nhiều hơn. Bởi trong giai đoạn này, trẻ sẽ bắt đầu tập đứng dậy và học cách đứng vững, do đó lựa chọn nguồn thực phẩm cung cấp canxi giúp xương chắc khỏe là điều vô cùng quan trọng.
Một số món ăn có trong thực đơn ăn dặm của Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho trẻ 9-11 tháng tuổi có thể kể đến như:
>>> Mẹ có thể quan tâm: Trẻ 8 tháng tuổi ăn được những gì? Bí quyết xây dựng thực đơn dinh dưỡng cho trẻ 8 tháng tuổi
Sau khi tròn 12 tháng tuổi, trẻ dần ít uống sữa mẹ hoặc sữa công thức hơn mà dần chuyển sang ăn dặm hoàn toàn. Lúc này, trẻ có thể ăn đến ba bữa một ngày như người lớn. Khẩu phần ăn của trẻ sẽ ít hơn, khoảng ¼ so với người lớn.
Thực đơn ăn của trẻ trong giai đoạn này nên được bổ sung thêm các loại rau củ quả, trái cây, các loại thực phẩm bổ sung protein động vật và thực vật. Ngoài ra, nên chú ý lựa chọn các loại thực phẩm giàu canxi và sắt vì trẻ đang cai sữa mẹ nên lượng sắt và canxi có thể bị thiếu hụt, không đáp ứng đủ nhu cầu về dinh dưỡng đối với sự phát triển thể của trẻ.
Với trẻ 1-2 tuổi, mẹ có thể áp dụng thực đơn ăn dặm của Viện Dinh dưỡng sau đây:
Với thực đơn ăn dặm của Viện Dinh dưỡng Quốc gia được gợi ý phía trên, mẹ sẽ chẳng còn đau đầu khi tìm kiếm những món ăn ngon và đủ chất dinh dưỡng cho trẻ. Cùng vào bếp và làm ngay mẹ nhé!
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
1. Thực đơn ăn bổ sung (ăn dặm) cho trẻ từ 2-3 tuổi
http://viendinhduong.vn/vi/dinh-duong-tre-em/thuc-don-an-bo-sung-an-dam-cho-tre-tu-2-3-tuoi.html
Ngày truy cập: 10/12/2021
2. Thực đơn ăn bổ sung (ăn dặm) cho trẻ
http://viendinhduong.vn/vi/dinh-duong-tre-em/thuc-don-an-bo-sung-an-dam-cho-tre.html
Ngày truy cập: 10/12/2021
3. Trẻ ăn dặm những điều cần lưu ý
https://nhidong.org.vn/chuyen-muc/tre-an-dam-nhung-dieu-can-luu-y-c57-472.aspx
Ngày truy cập: 10/12/2021
4. Weaning – From breast milk to family food (WHO)
http://apps.who.int/iris/bitstream/handle/10665/39335/9241542373_eng.pdf;sequence=1