Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Cha mẹ hãy tham khảo ngay bài viết về trầm cảm ở tuổi dậy thì sau đây. Để từ đó, các bậc phụ huynh sẽ có cái nhìn đúng đắn và hỗ trợ trẻ kịp thời; giúp trẻ dậy thì vượt qua được rối loạn này; và hoà nhập lại với cuộc sống bình thường.
Trầm cảm (Depression) ở tuổi dậy thì, theo UNICEF; là một tình trạng sức khỏe tinh thần có thể khiến trẻ dậy thì cảm thấy buồn bã kéo dài; và mất đi sự quan tâm với các hoạt động thường ngày.
Trẻ bị trầm cảm ở tuổi dậy thì có biểu hiện thường gặp là cảm giác buồn chán, tiêu cực kéo dài; và dần không còn hứng thú với những hoạt động bên ngoài; thậm chí các trò chơi, lĩnh vực đã từng yêu thích.
Một vài năm trở lại đây, tỷ lệ người bị trầm cảm tăng lên nhanh chóng. Nhất là ở trẻ em trong độ tuổi dậy thì; phụ nữ mang thai và sau khi sinh. Một cuộc khảo sát dịch tễ học đối với dân số Việt Nam đại diện trên toàn quốc từ 10 trong số 63 tỉnh thành cho thấy: Mức độ các vấn đề sức khỏe tâm thần ở trẻ em là khoảng 12%; nghĩa là có hơn 3 triệu trẻ em đang cần các dịch vụ liên quan đến sức khỏe tâm thần.
Trẻ em dậy thì có nhận thức và nhân cách chưa phát triển hoàn chỉnh; nên bệnh lý trầm cảm ở tuổi dậy thì có thể để lại những hậu quả nặng nề. Nếu gia đình không quan tâm và nâng đỡ trẻ trong giai đoạn này có thể dẫn đến nhiều hệ lụy.
Theo đó, trẻ bước vào tuổi trưởng thành với những tổn thương tâm lý không được giải quyết triệt để; gây ảnh hưởng đến mối quan hệ, sức khỏe và sinh hoạt trong cuộc sống hàng ngày. Vì vậy, việc nhận biết các dấu hiệu trầm cảm ở tuổi dậy thì là rất cần thiết để có cách can thiệp kịp thời.
Các dấu hiệu trầm cảm ở tuổi dậy thì có thể bao gồm những thay đổi về thái độ và cách ứng xử; gây ra nhiều vấn đề rắc rối hoặc phiền muộn ở nhà, trường học cùng các hoạt động xã hội.
Giai đoạn trẻ dậy thì chính là lúc trẻ nhận thức được “cái tôi”; và muốn khẳng định cá tính, suy nghĩ của bản thân. Vì vậy, biểu hiện trầm cảm ở trẻ dậy thì tương đối phức tạp; nên việc điều trị gặp nhiều khó khăn.
Để nhận biết thanh thiếu niên của mình có bị trầm cảm hay không; cha mẹ nên theo dõi những dấu hiệu trầm cảm ở trẻ em độ tuổi dậy thì với sự thay đổi cảm xúc và hành vi (theo Mayo Clinic).
Trẻ bị trầm cảm ở tuổi dậy thì có thể xuất hiện các dấu hiệu về cảm xúc:
Bên cạnh cảm xúc thất thường; cha mẹ cũng nên theo dõi cả những triệu chứng trầm cảm tuổi dậy thì với những thay đổi về hành vi của trẻ:
Do có sự thay đổi hormone mạnh mẽ; trẻ dậy thì thường nhạy cảm hơn với lời nói của người khác; cùng những sự kiện, tình huống xảy ra trong cuộc sống. Do đó, nhà trường cùng gia đình cần quan tâm đặc biệt đến trẻ ở độ tuổi dậy thì; nhất là những trẻ bị ảnh hưởng tâm lý.
Theo Mayo Clinic, sau đây là một số yếu tố liên quan đến nguy cơ tăng trầm cảm ở tuổi dậy thì:
Nhiều yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm ở tuổi dậy thì bao gồm:
Các vấn đề với gia đình hoặc người khác cũng có thể làm tăng nguy cơ trầm cảm của ở trẻ dậy thì, chẳng hạn như:
Khi nhận thấy dấu hiệu trầm cảm ở tuổi dậy thì. Cha mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ tâm thần hoặc chuyên gia tâm lý để được thăm khám; và đánh giá.
Bác sĩ tâm thần sau khi khám và chẩn đoán tình trạng bệnh cho trẻ sẽ hướng dẫn; và tư vấn về phương pháp điều trị trầm cảm ở tuổi dậy thì. Nếu trẻ bị trầm cảm ở tuổi dậy thì mức độ nhẹ sẽ áp dụng trị liệu tâm lý; và các biện pháp tự cải thiện.
Những trẻ có bệnh nghiêm trọng bắt buộc phải kết hợp sử dụng thuốc để kiểm soát triệu chứng và ngăn ngừa tái phát.
Với trẻ có tình trạng bệnh trầm cảm nặng hơn; trẻ phải cần đến sự can thiệp của thuốc chống trầm cảm. Thuốc có tác dụng hỗ trợ các triệu chứng trầm cảm ở tuổi dậy thì được thuyên giảm đáng kể.
Nhưng phần lớn các loại thuốc điều trị trầm cảm cho trẻ đều gây một số tác dụng phụ như buồn nôn, chóng mặt, mệt mỏi, thay đổi giấc ngủ,…
Do đó, gia đình cần cẩn thận cho trẻ uống thuốc và tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ. Cha mẹ tuyệt đối không được tự ý cho trẻ dùng thuốc hay tăng giảm liều dùng một cách tùy ý.
Nhiều phụ huynh sau khi biết trẻ bị trầm cảm ở tuổi dậy thì đã tìm đến phương pháp trị liệu tâm lý. Vì đây là biện pháp được đánh giá cao về độ an toàn và hiệu quả.
Khi đó, các chuyên gia tâm lý sử dụng những kỹ thuật chuyên môn để trò chuyện, giao tiếp với trẻ. Theo đó, họ sẽ biết được yếu tố ảnh hưởng triệu chứng trầm cảm của trẻ ở tuổi dậy thì; và dần cải thiện các triệu chứng trầm cảm một cách tự nhiên.
Trầm cảm ở tuổi dậy thì là một bệnh lý ngày càng phổ biến khiến nhiều phụ huynh lo sợ. Bởi nếu bệnh không được phát hiện sớm và can thiệp kịp thời thì rất khó chữa khỏi hoàn toàn.
Thấy dấu hiệu trầm cảm của trẻ ở tuổi dậy thì, bố mẹ có thể áp dụng cách hỗ trợ điều trị trầm cảm ở tuổi dậy thì ngay tại nhà. Những cách này cũng có thể mang lại cải thiện rõ rệt. Còn với những trẻ bệnh biểu hiện nặng hơn áp dụng cách này cũng góp phần giảm nhẹ triệu chứng và nâng đỡ tinh thần cho trẻ.
Bố mẹ cần quan tâm con hơn nữa, nhất là ở lứa tuổi “nổi loạn” dậy thì để con được học tập phát triển tâm lý bình thường.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
1. Teen depression
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/teen-depression/symptoms-causes/syc-20350985
Ngày truy cập: 05/08/2022
2. Teen Depression
https://www.helpguide.org/articles/depression/parents-guide-to-teen-depression.htm
Ngày truy cập: 05/08/2022
3. Troubling Trend: Depression Rates Rising in Teens
https://www.nimh.nih.gov/health/publications/teen-depression
Ngày truy cập: 05/08/2022
4. Parent’s Guide to Teen Depression
https://www.helpguide.org/articles/depression/parents-guide-to-teen-depression.htm
Ngày truy cập: 05/08/2022
5. Teen Depression: More Than Just Moodiness
https://www.nimh.nih.gov/health/publications/teen-depression
Ngày truy cập: 05/08/2022