Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển và duy trì thể chất lẫn tinh thần của con người. Đặc biệt đối với trẻ nhỏ, giấc ngủ giúp bé tăng sinh các tế bào mới để thúc đẩy quá trình phát triển chiều cao và cân nặng. Vậy trẻ 1 tuổi ngủ bao nhiêu tiếng một ngày thì đảm bảo sức khỏe?
Trẻ 1 tuổi ngủ bao nhiêu tiếng một ngày? Hầu hết các bé từ 1-2 tuổi cần ngủ khoảng 10-13 tiếng mỗi ngày, bao gồm 1 hoặc 2 lần ngủ trưa.
Đa số khi bé được 18 tháng tuổi hoặc sớm hơn đều có xu hướng gộp hai giấc ngủ trưa thành một giấc ngủ buổi chiều.
Tùy từng giai đoạn phát triển và nhu cầu ngủ của từng bé mà thời gian ngủ trong 1 ngày của trẻ có thể ít hơn hoặc nhiều hơn so với mức trung bình.
Thời gian ngủ của trẻ có thể bị ảnh hưởng bởi một số tác nhân bên trong cơ thể của bé như mọc răng, chuyển mùa…
Sau đây là một số mức thời gian ngủ trung bình của bé, mẹ có thể tham khảo để biết trẻ 1 tuổi ngủ bao nhiêu tiếng một ngày.
Như vậy, mẹ đã biết trẻ 1 tuổi ngủ bao nhiêu tiếng một ngày rồi đúng không? Theo đó mẹ cũng cần biết tại sao bé phải ngủ nhiều qua những tác dụng của giấc ngủ với bé.
Bé từ 1-2 tuổi cần ngủ nhiều để bảo toàn năng lượng, tăng cường phát triển não bộ cũng như thể chất lẫn tinh thần. Vì vậy trẻ nhỏ luôn cần ngủ nhiều gấp 2-4 lần so với người lớn.
Giấc ngủ sản sinh hormone tăng trưởng góp phần vào sự tăng sinh tế bào của cơ thể và thúc đẩy quá trình trao đổi chất.
Hormone tăng trưởng tham gia vào quá trình xây dựng các mô trong cơ thể như cơ bắp, xương, gân và da. Vì vậy giấc ngủ giúp trẻ nhỏ phát triển chiều cao, cơ bắp săn chắc và vết thương nhanh lành.
Ngoài ra, nếu trẻ thiếu ngủ hoặc giấc ngủ kém chất lượng thì sức khỏe tinh thần có thể giảm sút đáng kể.
Và một trong những biểu hiện dễ nhận biết ở trẻ thiếu ngủ đó là không tập trung, lờ đờ, cáu gắt hoặc kém phát triển hơn so với bạn bè trang lứa.
Thời gian ngủ ngắn hay dài tùy thuộc vào nhu cầu ngủ của trẻ và thay đổi theo từng giai đoạn phát triển.
Nhưng có một số bé ngủ li bì, thậm chí quên cữ bú sữa làm ba mẹ lo lắng đến tình trạng sức khỏe của con.
Trẻ 1 tuổi ngủ bao nhiêu tiếng một ngày là đủ và bao nhiêu tiếng là nhiều? Như mẹ đã biết, trẻ 1 tuổi chỉ nên ngủ từ 10-13 tiếng cả ngày. Song nếu bé ngủ nhiều hơn mức thời gian này thì được xem là ngủ nhiều.
Ngủ ít hay nhiều không quyết định được chất lượng giấc ngủ của trẻ. Giấc ngủ ngon và sâu mới đem lại nhiều lợi ích cho bé.
Thế mới có chuyện một số bé ngủ rất nhiều nhưng không sâu giấc nên lúc nào cũng lờ đờ, buồn ngủ và chậm phát triển.
Do đó, tìm hiểu trẻ 1 tuổi ngủ bao nhiêu tiếng một ngày là chưa đủ. Ba mẹ cần theo dõi các biểu hiện của con để tìm hiểu nguyên nhân cũng như giúp trẻ có giấc ngủ ngon hơn.
Mẹ nên chú ý một số điều dưới đây để bé ngủ ngon:
Không chỉ phải quan tâm đến giấc ngủ của bé mà mẹ cũng nên để ý cách giúp bé ngủ khoa học.
Bé khó ngủ vào ban đêm, ngủ ít và hay thức giấc sẽ ảnh hưởng nhiều đến giai đoạn tăng trưởng của con.
Tùy từng trường hợp, mẹ có thể áp dụng một số cách sau để bé 1 tuổi ngủ đủ giấc và khoa học hơn.
– Kết hợp tắm nước ấm và massage cho bé để lưu thông khí huyết.
– Ba mẹ không nên ôm con quá nhiều, đặc biệt là lúc ngủ. Vì như vậy bé sẽ hình thành thói quen lệ thuộc giấc ngủ vào ba mẹ, không tự ngủ và hay giật mình tỉnh giấc.
– Nếu trẻ khó ngủ vào ban đêm, ba mẹ nên giúp bé hạn chế ngủ ngày và xây dựng thói quen sinh hoạt đều đặn hơn.
Ví dụ cho bé tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên để phân biệt ngày và đêm như phơi nắng hấp thụ vitamin D. Đồng thời, mẹ nên cố gắng kéo dài khoảng thời gian thức dậy giữa những cữ ngủ ban ngày của con bằng cách trò chuyện hoặc chơi đồ chơi.
– Giấc ngủ của bé có khoa học không cũng quyết định trẻ 1 tuổi ngủ bao nhiêu tiếng một ngày.
Mẹ nên tập cho bé thói quen đi ngủ trước 9 giờ tối. Vì hormone tăng trưởng sẽ tiết ra nhiều nhất vào ban đêm, khoảng 23 giờ đến 1 giờ sáng hôm sau.
– Nếu bé khó ngủ do mọc răng, nóng trong người hoặc thời tiết chuyển mùa thì ba mẹ có thể cho con uống một số thực phẩm giải nhiệt và giúp ngủ ngon như nước hạt sen. Trong trường hợp tình trạng này không cải thiện thì nên đưa bé đến bác sĩ nhi khoa kiểm tra.
>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Trẻ ăn hạt sen có tốt không? Cách làm sữa hạt sen ngon cho bé
– Đọc truyện cho bé nghe trước khi ngủ cũng là một cách giúp bé ngủ ngon hơn. Nhưng bạn nên chọn sách có nội dung êm dịu phù hợp với trẻ để bé không gặp những cơn ác mộng gây mất ngủ.
Ngoài ra những đồ vật thân thuộc hay ở cạnh bé khi ngủ như thú bông thì phải có hình dạng dễ thương, tránh làm bé sợ.
– Ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử và âm thanh ồn ào xung quanh cũng là một nguyên nhân khiến trẻ khó đi vào giấc ngủ. Vì vậy để bé tròn giấc ngủ đêm, ba mẹ không nên để bé tiếp xúc nhiều với ánh sáng màn hình trước khi ngủ khoảng 1 tiếng.
Trẻ 1 tuổi ngủ bao nhiêu tiếng một ngày phụ thuộc rất nhiều yếu tố khác nhau nhưng vẫn phải đảm bảo chất lượng giấc ngủ. Giấc ngủ không sâu sẽ khiến bé dễ mệt mỏi, lờ đờ, kém tập trung. Ba mẹ nên chú ý đến các biểu hiện của con để kịp thời tìm ra nguyên nhân và cách khắc phục nhé.
Ngọc Trân
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
https://kidshealth.org/en/parents/sleep12yr.html#
https://www.webmd.com/parenting/guide/sleep-children#1
https://www.parents.com/toddlers-preschoolers/sleep/issues/1-year-olds-sleep/
https://www.sleepfoundation.org/children-and-sleep/how-much-sleep-do-kids-need
https://www.fatherly.com/health-science/1-year-old-baby-sleep-what-parents-can-expect/