Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Huỳnh Thị Thu Sương
Thông tin kiểm chứng bởi Đỗ Khánh Linh
Cập nhật 19/06/2022

Trẻ bị cảm lạnh phải làm sao? Khi nào đưa trẻ đến bệnh viện

Trẻ bị cảm lạnh phải làm sao? Khi nào đưa trẻ đến bệnh viện
Cảm lạnh là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, nhất là những bé dưới 5 tuổi. Trẻ bị cảm lạnh phải làm sao? Làm thế nào để ngăn ngừa bệnh?

Cảm lạnh là một trong những bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên, do virus gây ra. Bệnh có nhiều triệu chứng khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt của trẻ. Nếu không được chăm sóc đúng cách, cảm lạnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng khó lường. Trẻ bị cảm lạnh phải làm sao? Dấu hiệu trẻ bị cảm lạnh là gì? Mẹ cùng tìm hiểu nhé.

1. Dấu hiệu trẻ bị cảm lạnh

Dấu hiệu trẻ bị cảm lạnh

Cảm lạnh thường xuất hiện nhiều triệu chứng khó chịu như nghẹt mũi, chảy nước mũi, hắt xì

Cảm lạnh là tên gọi của bệnh nhiễm trùng miệng, mũi và họng. Các bác sĩ gọi đây là đường hô hấp trên. Cảm lạnh là do một trong nhiều loại virus khác nhau gây ra. Trẻ sơ sinh có xu hướng bị cảm lạnh, vì hệ miễn dịch của trẻ vẫn đang phát triển và hoàn thiện.

Mẹ cần nhận biết dấu hiệu khi trẻ bị cảm lạnh, từ đó mẹ sẽ biết trẻ bị cảm lạnh phải làm sao. Triệu chứng cảm lạnh thường xuất hiện sau 1 – 2 ngày nhiễm virus. Khi bị cảm lạnh, trẻ thường có một số triệu chứng dưới đây:

  • Người mệt mỏi, lờ đờ, hay quấy khóc, khó chịu.
  • Chảy nước mũi, nghẹt mũi.
  • Ho.
  • Hắt xì.
  • Đau họng.
  • Mắt đỏ.
  • Sốt.
  • Chán ăn.
  • Có thể xuất hiện các hạch bạch huyết sưng lên ở dưới nách, trên cổ hay phía sau đầu.
  • Tiêu chảy hoặc nôn mửa (ít gặp).

Các triệu chứng trên sẽ ảnh hưởng đến sinh hoạt cũng như tâm trạng của trẻ. Ho, đau họng khiến trẻ ăn uống khó khăn hoặc không muốn ăn. Nghẹt mũi khiến bé khó ngủ, dễ thức giấc vào ban đêm. Sau khi biết dấu hiệu, mẹ đọc thêm một số biến chứng của tình trạng này để biết trẻ bị cảm lạnh phải làm sao.

2. Trẻ bị cảm lạnh có để lại biến chứng gì không?

Mẹ thắc mắc “trẻ bị cảm lạnh phải làm sao” cần biết những biến chứng của tình trạng này. Vì nếu không được chăm sóc đúng cách, trẻ bị cảm lạnh có thể dẫn đến một số biến chứng sau:

  • Viêm tai cấp tính: Đây là một biến chứng thường gặp. Khoảng 5-19% trẻ cảm lạnh tiến triển đến viêm tai (theo số liệu từ bệnh viện Nhi đồng thành phố). Như vậy, cảm lạnh chuyển biến nặng có nguy cơ dẫn đến viêm, nhiễm trùng tai.
  • Hen suyễn: Nghẹt mũi, thở khò khè, thậm chí tức ngực là một trong số triệu chứng của cảm lạnh. Đối với những bé có dị ứng hen suyễn, tình trạng này dễ làm khởi phát cơn hen.
  • Viêm xoang: Tình trạng nghẹt mũi không cải thiện sau 10 ngày có thể có dấu hiệu nhiễm trùng xoang.
  • Viêm họng: Tình trạng ho, đau họng kéo dài có khả năng dẫn đến viêm họng. Khi bị viêm, cổ họng bé sẽ sưng đỏ, gây đau đớn.
  • Viêm phổi: Đây là biến chứng nặng của bệnh cảm lạnh. Bé chuyển qua viêm phổi thường kèm các dấu hiệu như sốt cao, đổ mồ hôi, ớn lạnh, người mệt mỏi, hô hấp khó khăn, ngủ li bì khó đánh thức.
  • 3. Trẻ có thể bị cảm lạnh vào thời điểm nào nhiều nhất?

    Mẹ thắc mắc trẻ bị cảm lạnh phải làm sao và bệnh cảm lạnh thường xuất hiện khi nào? Sau đây sẽ là giải đáp cho mẹ!

    Thống kê từ bệnh viện Nhi đồng thành phố, trẻ em dưới 6 tuổi trung bình cảm lạnh từ 6-8 lần trong năm. Các triệu chứng bệnh sẽ kéo dài khoảng 14 ngày.

    Những trẻ đi nhà trẻ thường có tần suất cảm lạnh nhiều hơn trẻ chăm sóc tại nhà. Nguyên nhân là khi đi học, trẻ tiếp xúc nhiều môi trường hơn, gặp nhiều người nên dễ lây virus. Tuy nhiên, những trẻ này khi học tiểu học lại ít cảm lạnh. Lý do là trẻ đã có hệ miễn dịch tốt.

    Cảm lạnh có thể xuất hiện vào bất cứ thời điểm nào trong năm. Trong đó, mùa thu và mùa đông thường có tỷ lệ người mắc bệnh cao hơn mùa hè.

    >> Mẹ có thể xem thêm: Trẻ ra nhiều mồ hôi sau sốt có đáng lo không?

    4. Trẻ bị cảm lạnh phải làm sao?

    Trẻ bị cảm lạnh phải làm sao?

    Trẻ bị cảm lạnh phải làm sao? Uống nhiều nước giúp loãng dịch nhầy, giảm ho và hạ sốt cho trẻ

    Thông thường, tình trạng cảm lạnh của bé sẽ tự biến mất trong vòng 10 – 14 ngày. Trẻ em bị cảm lạnh phải làm sao? Cách chăm sóc trẻ bị cảm lạnh mục đích để giảm bớt sự khó chịu cho con.

    • Trẻ bị cảm lạnh phải làm sao? Mẹ nên cho trẻ nghỉ ngơi nhiều, có thể ngủ nhiều hơn bình thường.
    • Cho trẻ uống nhiều nước ấm. Uống đủ nước sẽ giúp trẻ không bị mất nước và hạ sốt.
    • Nếu bé có nhiều nước mũi gây khó thở, mẹ hãy hướng dẫn con hỉ mũi. Trường hợp bé còn quá nhỏ, mẹ có thể giúp bé làm sạch mũi bằng dụng cụ. Mẹ có thể nhỏ nước muối sinh lý để làm loãng chất nhầy, sau đó hút mũi. Để đảm bảo an toàn, mẹ nên tham khảo bác sĩ để có cách làm sạch mũi đúng và không gây tổn thương cho bé.
    • Trẻ bị cảm lạnh phải làm sao? Cho bé hít thở hơi nước ấm sẽ giúp đường thở thông thoáng và giảm ho.
    • Giữ ấm ngực, lưng và lòng bàn chân cho trẻ. Mẹ có thể xoa một chút dầu em bé vào các khu vực này để làm ấm.
    • Dùng paracetamol hoặc ibuprofen có thể giúp làm giảm cơn sốt. Tuy nhiên, trước khi dùng bất cứ loại thuốc nào cho trẻ, mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ.
    • Khuyến khích cho trẻ hít thở nhiều hơn. Nếu trẻ bú sữa công thức hoặc ăn dặm, hãy cho bé uống nhiều nước. Điều này sẽ giúp cơ thể bé giữ được nước
    • Dầu gió có thể giúp bé thở dễ dàng hơn. Các mẹ có thể mua nó từ các hiệu thuốc rồi bôi vào ngực và lưng trẻ. Tuyệt đối không bôi vào lỗ mũi của trẻ vì nó có thể làm hạn chế hơi thở của trẻ.
    • Trẻ bị cảm lạnh phải thở làm sao? Thở bằng hơi nước có thể giúp thông thoáng đường dẫn khí bị chặn và làm giảm ho. Hãy thử cho bé ngồi trong phòng tắm một vài phút với vòi sen đang xả nước nóng. Đừng đặt bé quá gần nước nóng, vì bé có thể bị chảy nước mắt, sau đó lau khô và thay đồ cho bé.

    >> Mẹ có thể xem thêm: Tham khảo top 5 siro trị sổ mũi nghẹt mũi cho bé cực an toàn và hiệu quả hiện nay

    5. Trẻ bị cảm lạnh phải có dấu hiệu làm sao mới đưa đi gặp bác sĩ?

    Nếu trẻ dưới 3 tháng tuổi, mẹ hãy đưa con đến bác sĩ ngay khi xuất hiện những triệu chứng cảm lạnh đầu tiên.

    Với những trẻ lớn hơn, mẹ theo dõi kỹ chuyển biến của bệnh. Trẻ bị cảm lạnh phải có dấu hiệu làm sao mới đưa đi bác sĩ? Mẹ hãy cho bé đến bệnh viện ngay khi thấy những biểu hiện sau:

    • Bỏ ăn uống trong thời gian dài (vài ngày đến 1 tuần).
    • Tình trạng cảm lạnh không cải thiện sau 5 ngày.
    • Khó thở hoặc thở nhanh.
    • Sốt cao từ 38.5 độ C và sốt liên tục trên 3 ngày.
    • Nghẹt mũi ngày càng nặng, không cải thiện sau 10 ngày.
    • Mắt đỏ hoặc vàng hơn.
    • Đau tai, tai chảy dịch, ù tai (triệu chứng viêm tai)
    • Bé ho dai dẳng nhiều ngày không dứt, ho ra nhiều đàm xanh, vàng.
    • Người lừ đừ, ngủ li bì khó đánh thức.
    • Trẻ quấy khóc, người đau đớn bất thường.

    >> Mẹ có thể xem thêm: Trẻ bị ho sổ mũi kéo dài do đâu? Cách xử trí thông minh dành cho mẹ!

    Khi nào đưa trẻ đi gặp bác sĩ?

    Mẹ cần đưa trẻ đến bác sĩ khi con sốt cao trong nhiều ngày, ngủ li bì

    6. Mẹ nên làm gì để phòng ngừa cảm lạnh cho trẻ?

    Để không phải hoang mang trẻ bị cảm lạnh phải làm sao, mẹ có thể chủ động phòng ngừa bệnh cho bé bằng một số cách dưới đây.

    • Nuôi con bằng sữa mẹ là một trong những cách tốt để tạo đề kháng cho các bé sơ sinh.
    • Với trẻ lớn, mẹ xây dựng chế độ ăn uống đủ dưỡng chất để đảm bảo sức khỏe và hệ miễn dịch tốt cho bé.
    • Khuyến khích bé chạy nhảy, vận động cơ thể nhiều hơn.
    • Ngủ đủ giấc và uống nhiều nước.
    • Vệ sinh cơ thể sạch sẽ hàng ngày để ngăn ngừa nhiễm virus.
    • Hướng dẫn hoặc giúp trẻ rửa tay bằng xà phòng, nhất là sau khi tiếp xúc với nguy cơ lây bệnh.
    • Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với người bệnh.
    • Hạn chế cho trẻ đến khu vực có người đang hút thuốc lá.
    • Dạy trẻ che tay khi ho, hắt hơi.
    • Nhắc trẻ không chạm tay vào mắt, mũi, miệng. Với những trẻ nhỏ hơn, mẹ để ý quan sát khi trẻ chơi.
    • Giữ vệ sinh nơi ở, nhà cửa nên thông thoáng, sạch sẽ.

    >> Mẹ có thể xem thêm: Trẻ bị trúng gió nôn nhiều phải làm sao?

    Cảm lạnh tuy ít gây nguy hiểm nhưng đem đến nhiều triệu chứng khó chịu cho bé. Đây là bệnh có thể tự chăm sóc tại nhà. Vì vậy, mẹ cần bình tĩnh theo dõi, chăm sóc đúng cách để giúp trẻ mau khỏi bệnh. Hy vọng bài viết đã giúp mẹ nhận biết dấu hiệu trẻ bị cảm lạnh; đồng thời, mẹ cũng đã biết trẻ bị cảm lạnh phải làm sao rồi.

    Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Nguồn tham khảo

    1. Common Cold in Children
    https://www.stanfordchildrens.org/en/topic/default?id=common-cold-in-children-90-P02966
    Ngày truy cập: 01/06/2022

    2. Common cold in babies
    http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/common-cold-in-babies/home/ovc-20204277
    Ngày truy cập: 01/06/2022

    3. Cảm lạnh thông thường (Common cold)
    https://bvndtp.org.vn/cam-lanh-thong-thuong-common-cold/
    Ngày truy cập: 01/06/2022

    4. Colds, coughs and ear infections in children
    https://www.nhs.uk/conditions/baby/health/colds-coughs-and-ear-infections-in-children/
    Ngày truy cập: 01/06/2022

    5. Colds
    https://kidshealth.org/en/parents/cold.html
    Ngày truy cập: 01/06/2022

    x