Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Chính vì thế, cha mẹ nên biết trẻ bị đau mắt đỏ (viêm kết mạc) là gì, biểu hiện của đau mắt đỏ ra sao. Trẻ bị đau mắt đỏ thì cha mẹ phải làm sao?
Đau mắt đỏ (viêm kết mạc) có tên y khoa là Pink Eye (Conjunctivitis). Trẻ bị đau mắt đỏ sẽ có dấu hiệu đặc trưng như kết mạc mắt có màu đỏ, hồng, khó chịu, khô rát ở mắt.
Bệnh đau mắt đỏ lây qua đường nào? Viêm kết mạc có thể lây lan nhanh và dễ khi:
Các trẻ nhỏ khi bị đau mắt đỏ sẽ có các triệu chứng, dấu hiệu như sau:
>> Cha mẹ có thể tham khảo: Bé 2-3 tuổi mắt bị đổ ghèn: Mẹ phải xử sao?
Có 4 nguyên nhân chính khiến trẻ bị đau mắt đỏ:
Ngoài ra, có một số nguyên nhân ít phổ biến hơn gây viêm kết mạc đó là: bệnh viêm khớp phản ứng; chứng đỏ mặt (rosacea); hoặc bị viêm mi, viêm bờ mi.
Một Đánh giá khối hệ thống của Bác sĩ Amir A. Azari và Amir Arabi vào năm 2020 cho thấy; nhiễm virus là nguyên nhân phổ biến gây đau mắt đỏ (viêm kết mạc) ở trẻ.
Bất kỳ trẻ nào cũng đều có khả năng mắc phải bệnh đau mắt đỏ, nhưng nguy cơ tăng cao nếu trẻ có các yếu tố sau đây:
Bệnh đau mắt đỏ thường được chẩn đoán thông qua kiểm tra lâm sàng, đánh giá triệu chứng và lịch sử bệnh của trẻ. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể yêu cầu thực hiện các xét nghiệm liên quan, như xét nghiệm nước mắt, để xác định nguyên nhân gây ra bệnh.
Nếu trẻ bị viêm kết mạc do nhiễm vi khuẩn, virus thì có thể lây lan cho những người xung quanh nếu họ tiếp xúc với nước mắt, ghèn của trẻ.
Vậy loại viêm kết mạc nào không gây lây lan? Chỉ khi trẻ bị đau mắt đỏ do dị ứng phấn hoa, cỏ hoặc bị kích ứng do khói bụi, ô nhiễm môi trường thì mới không lây nhiễm cho người khác.
>> Cha mẹ có thể tham khảo: Mắt bé bị đổ ghèn xanh là do đâu? Cách chữa trị ra sao?
Hầu hết các trường hợp viêm kết mạc do virus là bệnh nhẹ. Nên viêm kết mạc do virus thường sẽ khỏi sau 7 đến 14 ngày mà không cần điều trị và không có bất kỳ hậu quả lâu dài nào. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, viêm kết mạc do virus có thể mất từ 2 đến 3 tuần hoặc hơn để khỏi hẳn.
Viêm kết mạc do vi khuẩn nhẹ có thể thuyên giảm mà không cần điều trị kháng sinh và không gây ra bất kỳ biến chứng nào. Viêm kết mạc thường phục hồi từ sau 2 đến 5 ngày mà không cần điều trị nhưng có thể mất 2 tuần để biến mất hoàn toàn.
Trẻ bị đau mắt đỏ nên làm gì? Tùy vào nguyên nhân gây bệnh sẽ có cách chữa trị khác nhau:
Bên cạnh đó cha mẹ cũng nên vệ sinh mắt thường xuyên cho bé để loại sạch vi khuẩn, virus và nhỏ mắt bằng nước muối sinh lý cho bé 3-5 lần/ngày. Đồng thời tăng cường sức đề kháng cho mắt bé, biết nên cho bé ăn thực phẩm gì và kiêng gì.
>> Cha mẹ có thể tham khảo: Mắt trẻ sơ sinh bị ghèn phải làm sao để khắc phục?
Khi trẻ bị đau mắt đỏ, mẹ bổ sung cho bé các loại thực phẩm có chứa các chất sau:
Trẻ bị đau mắt đỏ kiêng ăn gì? Cha mẹ không nên cho bé ăn các thực phẩm sau để không làm mắt bé nóng và gây khó chịu hơn: Thực phẩm cay, nóng; nhiều dầu mỡ, thực phẩm có mùi tanh, rau muống.
Hãy đưa trẻ đến bệnh viện nếu trẻ có các dấu hiệu và triệu chứng sau:
Bệnh đau mắt đỏ ở trẻ thường tự khỏi sau khoảng 7 ngày với sự chăm sóc và điều trị thích hợp. Tuy nhiên, đôi khi, trẻ có thể phát triển những biến chứng nhẹ như nhiễm trùng kết mạc.
Trong một số trường hợp, bệnh có thể gây ra các biến chứng nặng như viêm kết mạc, loét kết mạc, hoặc tạo sẹo ở kết mạc. Đau mắt đỏ cũng có thể khiến trẻ nhiễm trùng đường mắt khi trẻ tự dụi mắt và đưa vi khuẩn từ tay vào mắt. Nếu trẻ có hệ miễn dịch yếu, nguy cơ mắc các biến chứng nặng sẽ cao hơn.
Nếu triệu chứng kéo dài hơn 10 ngày, bố mẹ nên đưa trẻ đến bác sĩ để được kiểm tra lại.
Bệnh đau mắt đỏ tuy lành tính nhưng sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình học tập và sinh hoạt của bé. Ngoài ra nếu bệnh lâu không khỏi có thể gây biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến thị lực. Vì thế việc phòng ngừa đau mắt đỏ là vô cùng quan trọng.
Nếu cho rằng trẻ nhà mình bị đau mắt đỏ, hãy thực hiện các biện pháp phòng ngừa này ngay cả trước khi bác sĩ nhi khoa hoặc bác sĩ nhãn khoa nhi khoa chẩn đoán bé mắc bệnh:
Một số trẻ sơ sinh bị đau mắt đỏ do lây bệnh chlamydia, bệnh lậu từ mẹ lúc sinh bé. Để ngăn chạn việc này xảy ra, mẹ cần biết cách phòng chống bệnh lây nhiễm đường tinh dục gồm:
Trên đây là toàn bộ thông tin về đau mắt đỏ ở trẻ em. Hy vọng qua bài viết này, khi trẻ bị đau mắt đỏ hay còn gọi là viêm kết mạc, cha mẹ đã biết được dựa vào các nguyên nhân, dấu hiệu gây bệnh mà tìm ra cách chữa trị phù hợp cho bé.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
1. Pinkeye (Conjunctivitis)
https://kidshealth.org/en/parents/conjunctivitis.html
Ngày truy cập: 18/10/2022
2. Pink Eye and Your Child: Symptoms, Treatment & Prevention
https://www.chla.org/blog/rn-remedies/pink-eye-and-your-child-symptoms-treatment-prevention
Ngày truy cập: 18/10/2022
3. Pink eye: How long is it contagious?
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/pink-eye/expert-answers/pink-eye/faq-20057932
Ngày truy cập: 18/10/2022
4. Pinkeye
https://kidshealth.org/en/kids/conjunctivitis.html
Ngày truy cập: 18/10/2022
5. Pink Eye (Conjunctivitis)
https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/8614-pink-eye
Ngày truy cập: 18/10/2022