Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Nội dung được tài trợ
Đây là một bài viết được tài trợ. Để biết thêm thông tin về chính sách Quảng cáo và Tài trợ của chúng tôi, vui lòng tìm hiểu thêm tại trang chính sách của MarryBaby.
Trẻ bị tiêu chảy ở độ tuổi nào cũng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời; hoặc dùng mẹo dân gian không đúng [3], [4]. Vì vậy, mẹ nên chú ý quan sát phân của bé hàng ngày để phát hiện và can thiệp sớm nhé.
Trẻ từ 0 đến 6 tháng tuổi thường có tần suất đi tiêu phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể và cơ địa của trẻ. Thông thường, trẻ sơ sinh có thể đi tiêu từ 2 – 5 lần/ngày. Tuy nhiên, quan trọng nhất là mẹ cần theo dõi và sớm phát hiện các biểu hiện bất thường.
Tiêu chảy ở trẻ thường được xác định khi phân của trẻ chứa nhiều nước hơn so với bình thường. Đây là cách cơ thể tự loại bỏ mầm bệnh, có thể xảy ra kèm theo sốt, buồn nôn và nôn, chuột rút, thậm chí phát ban [7], [8]. Để dễ dàng nhận biết sớm các dấu hiệu bé bị tiêu chảy, mẹ có thể quan sát một số triệu chứng sau [3], [6]:
Ngoài ra, trẻ bị tiêu chảy sẽ kèm theo các dấu hiệu bị mất nước. WHO đưa ra một hệ thống phân loại mức độ mất nước do tiêu chảy, gồm 3 mức [9]:
Có 2 loại: Tiêu chảy cấp và tiêu chảy mãn tính. Chúng khác nhau dựa trên thời gian kéo dài và tính chất của triệu chứng [10].
Việc xác định xem trẻ đang mắc tiêu chảy hay không rất quan trọng đối với sức khỏe của trẻ, vậy nên, mẹ cần thường xuyên theo dõi tình trạng phân của bé để có hướng xử lý kịp thời. Nếu vẫn chưa hiểu rõ màu sắc và kết cấu của phân nói lên điều gì về tình hình sức khỏe của bé, mẹ có thể tìm hiểu thêm thông tin tại đây.
Nếu kết quả phân tích phân của bé nhận được không khả quan, mẹ cũng đừng nên quá lo lắng, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và kiểm tra kỹ hơn về tình trạng sức khỏe của bé.
Trẻ bị tiêu chảy có thể do nhiều nguyên nhân nhưng thường gặp nhất là do đường ruột của bé bị nhiễm trùng virus, vi trùng; hoặc ký sinh trùng. Trong số đó Rotavirus là nguyên nhân hàng đầu gây tiêu chảy nặng ở trẻ nhỏ [13], [14].
Ngoài ra, bé bị tiêu chảy kéo dài có thể do dị ứng với các loại thức ăn lạ; chế độ ăn không phù hợp với lứa tuổi; hoặc do sử dụng thuốc kháng sinh kéo dài. Với trẻ nhỏ, việc sử dụng những thức ăn, nước uống nhiễm khuẩn, không hợp vệ sinh là tác nhân hàng đầu khiến trẻ bị nhiễm khuẩn [13].
Với bé bú mẹ, tình trạng tiêu chảy có khả năng xuất phát từ chế độ ăn uống của mẹ hoặc việc mẹ sử dụng kháng sinh, làm ảnh hưởng đến đường ruột của bé [16], [17]. Với các bé bú sữa ngoài, việc bảo quản sai cách hoặc pha sữa sai tỷ lệ cũng có thể khiến con bị tiêu chảy [17], [18]. Bên cạnh đó, cũng có trường hợp bé bị tiêu chảy do không tiêu hóa được đạm sữa. Hiện một số công thức sữa trên thị trường có quy trình sản xuất qua nhiều lần gia nhiệt nên khiến đạm sữa bị biến tính. Đây là “thủ phạm” khiến con hay bị tiêu chảy do khi đi vào hệ tiêu hóa của bé, đạm biến tính sẽ bị đông vón, làm con khó tiêu và khó hấp thu.
Do đó khi lựa chọn sữa cho bé, mẹ nên chú ý tìm hiểu quy trình sản xuất để đảm bảo trẻ có thể nhận được nguồn đạm sữa chất lượng nhất. Những loại sữa chỉ trải qua 1 lần gia nhiệt thường tốt hơn cho hệ tiêu hóa trẻ vì sẽ giúp hạn chế tình trạng đạm bị biến tính, bảo toàn 90% phân tử đạm mềm nhỏ, tự nhiên để đường ruột dễ dàng hấp thu từ đó giảm thiểu tình trạng tiêu chảy ở trẻ.
Nếu tiêu chảy không được điều trị hoặc điều trị không đúng; trẻ sẽ bị mất nước khiến cơ thể yếu dần, thậm chí có thể dẫn đến tử vong nếu kéo dài [3], [19]. Những biểu hiện cho thấy trẻ bị mất nước nghiêm trọng là [8], [20]:
Một trong những biến chứng nguy hiểm của trẻ mắc tiêu chảy nặng là suy dinh dưỡng. Ngoài ra một số trường hợp tiêu chảy do vi trùng có thể dẫn đến nhiễm trùng; điều trị rất khó khăn và gây tử vong cao [21], [22].
Mẹ không nên tự ý cho trẻ dùng thuốc mà chưa thông qua lời khuyên và hướng dẫn sử dụng từ bác sĩ. Việc cho bé uống thuốc cần nên nghiêm chỉnh thực hiện theo chỉ định từ bác sĩ [24].
Các mẹ có thể cho trẻ uống bổ sung viên kẽm trong khoảng 10-14 ngày để giúp giảm thiểu tình trạng tiêu chảy. Kẽm có tác dụng trong việc hồi phục biểu mô ruột, giúp cơ quan tiêu hóa của trẻ hoạt động tốt; góp phần lập lại quá trình hấp thu bình thường của đường ruột vốn đang bị rối loạn trong thời gian bé bị tiêu chảy. Từ đó, sẽ rút ngắn thời gian trẻ bị tiêu chảy, giảm lượng phân, qua đó bệnh nhanh chóng thuyên giảm [25].
Trẻ bị tiêu chảy nên ăn gì? Mẹ có thể bổ sung các thực phẩm sau cho bé [26]:
Khi bé bị tiêu chảy, mẹ không nên cho con ăn/uống các thực phẩm sau [26]:
Ngay khi trẻ bị tiêu chảy, cần cho trẻ uống bù nước tốt nhất là uống oresol (nhớ pha theo đúng chỉ định trên bao bì [23]. Cách cho trẻ tiêu chảy uống nước: [23]
Nếu bé bú ngoài hay bị tiêu chảy, mẹ nên xem lại cách bảo quản sữa cũng như cách pha sữa cho bé đã đúng hay chưa. Trường hợp nghi ngờ con tiêu chảy là do công thức sữa con đang dùng chứa đạm biến tính, vậy mẹ hãy cân nhắc đổi sữa cho con.
Để tránh tình trạng tiêu chảy tái diễn, mẹ hãy chọn sữa cẩn thận, xem xét kỹ quy trình sản xuất của từng sản phẩm. Ưu tiên hàng đầu là những công thức sữa có quy trình sản xuất chỉ qua 1 lần gia nhiệt để bảo toàn hơn 90% đạm mềm tự nhiên trong sữa, giúp con dễ hấp thu, hạn chế tình trạng rối loạn tiêu hóa dẫn đến tiêu chảy.
Bên cạnh đó, khi bị tiêu chảy, hệ vi sinh đường ruột của con đã trở nên mất cân bằng, hại khuẩn bắt đầu chiếm ưu thế. Lúc này, việc bổ sung lợi khuẩn và cân bằng hệ vi sinh đường ruột cho bé rất quan trọng. Do đó, khi chọn sữa, mẹ nên ưu tiên sản phẩm có thành phần giúp tăng cường và nuôi dưỡng lợi khuẩn cho bé, điển hình là chất xơ prebiotic chất lượng cao để cân bằng lại vi sinh vật đường ruột, qua đó giúp bé hồi phục tốt hơn khi bị tiêu chảy. Ngoài ra, sữa nên có vị thanh nhạt, để bé dễ làm quen, bú khỏe và nhận đầy đủ dưỡng chất.
Để phòng bệnh tiêu chảy, cha mẹ cần quan tâm đến một số vấn đề sau [8], [27]:
Tùy theo sự phát triển của bé và việc bú sữa mẹ hay sữa ngoài mà số lần đi ngoài nhiều ít khác nhau. Trẻ bị tiêu chảy khi đi tiêu trên 3 lần trong 24 giờ và phân tiêu ra phải lỏng (loại phân có “nước nhiều hơn cái” và khác với ngày thường) [28].
Nếu bé đi ngoài nhiều lần trong ngày nhưng mỗi lần là phân tròn, dạng viên nhỏ, cứng thì trẻ bị táo bón. Ngược lại, bé bú mẹ có thể tiêu phân sệt, có lúc tóe nước nhưng 2-4 ngày mới tiêu một lần thì hoàn toàn bình thường [5], [6].
Nếu bé chỉ bị tiêu chảy nhẹ thì mẹ vẫn tiếp tục cho bé uống thuốc theo chỉ định từ bác sĩ kết hợp với chế độ chăm sóc bé bị tiêu chảy kéo dài như ở trên. Tuy nhiên, nếu bé bị tiêu chảy nặng thì mẹ cần hỏi ý kiến bác sĩ về việc cho dùng thuốc kháng sinh và đưa con đến bệnh viện để điều trị [8].
Nếu bé bị tiêu chảy do mọc răng thì mẹ không cần lo lắng, vì tính trạng này sẽ kết thúc sau khi quá trình con mọc răng hoàn thành. Mẹ chỉ cần áp dụng các cách chăm sóc bé mọc răng như cho con bú nhiều hoặc uống nhiều nước hơn [29].
Trứng gà rất giàu chất béo khiến bé khó tiêu lúc bị tiêu chảy, vì vậy mẹ không nên cho con ăn nhé. Lý do là khi bé bị tiêu chảy, dịch tiêu hóa tiết ra ít làm giảm hoạt tính men tiêu hóa. Vì vậy việc chuyển hóa chất béo và đường bị rối loạn. Điều này khiến chức năng tái hấp thu nước và dinh dưỡng của ruột non kém. Từ đó dẫn đến việc dinh dưỡng sẽ bị thải ra ngoài qua đường tiêu hóa. Vì thế nếu mẹ cho con ăn trứng gà lúc này sẽ càng khiến con đi ngoài nhiều hơn.
Qua bài viết trên, hy vọng mẹ đã có thể cập nhật nhiều thông tin hữu ích về việc phòng ngừa tiêu chảy cho bé yêu. Chúc mẹ chăm bé khỏe và tận hưởng hành trình làm mẹ thật suôn sẻ!
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
1. Bacterial Diarrhea
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK551643/ Ngày truy cập: 12/09/2024
2. Acute, infectious diarrhea among children in developing countries
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7172419/ Ngày truy cập: 12/09/2024
3. Diarrhoea
https://www.betterhealth.vic.gov.au/health/conditionsandtreatments/diarrhoea Ngày truy cập: 12/09/2024
4. Diarrhea
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/diarrhea/diagnosis-treatment/drc-20352246 Ngày truy cập: 12/09/2024
5. Understanding your baby’s poo
https://cambspborochildrenshealth.nhs.uk/peeing-pooing-and-toileting/understanding-your-babys-poo/ Ngày truy cập: 12/09/2024
6. Diarrhea (0-12 Months)
https://www.seattlechildrens.org/conditions/a-z/diarrhea-0-12-months/ Ngày truy cập: 12/09/2024
7. Diarrhea
https://www.mountsinai.org/health-library/condition/diarrhea Ngày truy cập: 12/09/2024
8. Diarrhea in Children
https://www.hopkinsmedicine.org/health/conditions-and-diseases/diarrhea-in-children/ Ngày truy cập: 12/09/2024
9. Manual for the Health Care of Children in Humanitarian Emergencies. Diarrhoea and dehydration. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK143745/ Ngày truy cập: 12/09/2024
10. Diarrhea
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK448082/ Ngày truy cập: 12/09/2024
11. Chronic Diarrhea
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK544337/ Ngày truy cập: 12/09/2024
12. Chronic Diarrhea
https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/24311-chronic-diarrhea Ngày truy cập: 12/09/2024
13. Diarrhoea in children
https://www.healthdirect.gov.au/diarrhoea-in-children Ngày truy cập: 12/09/2024
14. Diarrhea Caused by Rotavirus in Children Less than 5 Years of Age in Hanoi, Vietnam
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC535229/ Ngày truy cập: 12/09/2024
15. Food poisoning
https://raisingchildren.net.au/guides/a-z-health-reference/food-poisoning Ngày truy cập: 12/09/2024
16. Effect of maternal antibiotics on breast feeding infants
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC1742963/pdf/v080p00196.pdf Ngày truy cập: 12/09/2024
17. Bottle-Feeding (Formula) Questions
https://www.seattlechildrens.org/conditions/a-z/bottle-feeding-formula-questions/ Ngày truy cập: 12/09/2024
18. Diarrhea in babies and children
https://www.babycenter.com/health/conditions/diarrhea-in-babies-and-children_82 Ngày truy cập: 12/09/2024
19. Pediatric Dehydration
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK436022/ Ngày truy cập: 12/09/2024
20. Dehydration
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK436022/
Ngày truy cập: 12/09/2024
21. Diarrhea is a Major killer of Children with Severe Acute Malnutrition Admitted to Inpatient Set-up in Lusaka, Zambia
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3214843/ Ngày truy cập: 12/09/2024
22. Bacteremia
https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/25151-bacteremia Ngày truy cập: 12/09/2024
23. Oral rehydration of malnourished children with diarrhoea and dehydration: A systematic review
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5657219/ Ngày truy cập: 12/09/2024
24. Diarrhea
https://www.nationwidechildrens.org/conditions/diarrhea Ngày truy cập: 12/09/2024
25. Role of zinc in pediatric diarrhea
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3113371/ Ngày truy cập: 12/09/2024
26. Diarrhea in infants
https://medlineplus.gov/ency/article/002118.htm Ngày truy cập: 12/09/2024
27. Vaccines for the prevention of diarrhea due to cholera, shigella, ETEC and rotavirus https://bmcpublichealth.biomedcentral.com/articles/10.1186/1471-2458-13-S3-S11 Ngày truy cập: 12/09/2024
28. Symptoms & Causes of Chronic Diarrhea in Children
https://www.niddk.nih.gov/health-information/digestive-diseases/chronic-diarrhea-children/symptoms-causes Ngày truy cập: 12/09/2024
27. Is teething associated with diarrhea?
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC1071026/ Ngày truy cập: 12/09/2024
28. When your child has diarrhea
https://medlineplus.gov/ency/patientinstructions/000693.htm Ngày truy cập: 12/09/2024