Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Trẻ cảm lạnh không phải là điều quá nguy hiểm nếu mẹ biết cách xử lý kịp thời. Do đó, mẹ cùng MarryBaby tìm hiểu nguyên nhân trẻ bị cảm lạnh và cách khắc phục của tình trạng này nhé!
Thông thường, nguyên nhân trẻ dễ bị cảm lạnh vì:
Các loại virus thuộc chủng rhinovirus hoặc enterovirus có thể làm bé bị cảm lạnh. Sau 1-3 ngày nhiễm; bệnh gây ra các triệu chứng nhẹ nhưng làm bé rất khó chịu. Bé có thể mệt mỏi vì sốt nhẹ, viêm họng, sổ mũi, ho, nhức đầu và thậm chí đau nhức cả cơ thể.
Tình trạng này khiến con khó thở và khó chịu trong người. Sau 3-7 ngày, bé mới có thể tự khỏi.
Cơ thể bé yêu đang nhờn rít, ướt rượt vì mồ hôi trộm. Lúc này, nhiều mẹ lại chọn cho con giải pháp là nằm ở nơi lộng gió; trước quạt máy; hoặc để nhiệt độ phòng thấp hơn 26-27 độ C; hay vội vàng đưa con đi tắm. Tuy nhiên, tình trạng thay đổi nhiệt độ đột ngột từ nóng sang lạnh là nguyên nhân khiến trẻ bị cảm lạnh một cách dễ dàng.
Bé cưng bị đổ mồ hôi trộm thường xuyên gắn liền tình trạng ra nhiều mồ hôi gây mất nước. Cơ thể mất nước khiến đường hô hấp bị khô; giảm khả năng bài tiết đàm nhớt để chống chọi với vi khuẩn. Từ đây, bé cũng dễ mắc phải các bệnh viêm đường hô hấp, viêm phổi cảm lạnh.
Trẻ bị sốt cao, đau họng, chảy mũi nước, khó thở nhiều, ngủ li bì, bỏ bú. Nhiều trường hợp trẻ suy hô hấp có thể dẫn đến tím môi và các đầu chi.
Không khí khô – trong nhà hoặc bên ngoài – có thể làm giảm khả năng chống nhiễm vi rút gây cảm lạnh. Vì vậy, khi trẻ ở trong không khí khô và có tiếp xúc với người bị cảm lạnh; khả năng bé bị cảm lạnh rất cao.
Không chỉ biết nguyên nhân khiến trẻ bị cảm lạnh. Mẹ cũng cần biết phòng ngừa tình trạng trẻ cảm lạnh. Mẹ nhớ tham khảo và thực hành ngay các giải pháp sau đây nhé!
Để tránh nguyên nhân trẻ bị cảm lạnh là virus; mẹ nên vệ sinh sạch sẽ, đặc biệt là đôi tay trước khi tiếp xúc, ôm ấp bé, tránh chạm tay lên mặt và miệng con. Ngoài ra, bạn cũng nên vệ sinh môi trường sống sạch sẽ để bảo vệ sức khỏe cho con.
Tuyệt đối không đưa bé tới gần những người đang bị cảm lạnh để tránh nhiễm phải virus gây bệnh.
Mẹ nên vệ sinh khoang miệng cho con bằng nước muối loãng, giúp diệt khuẩn và thông cổ họng cho con. Đồng thời, mẹ cũng cần tránh để nhiệt độ phòng quá lạnh hoặc tắm cho bé quá lâu.
Như vậy, nguyên nhân trẻ bị cảm lạnh thường do bé bị lây từ một người đã bị cảm lạnh trước đó trong khí trời khô hanh; hoặc do tiếp xúc trực tiếp với virus gây cảm lạnh rhinoviruses; hoặc do xử lý tình trạng đổ mồ hôi trộm của trẻ sai cách.
Vinh An
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
1. Colds
https://kidshealth.org/en/parents/cold.html
Ngày truy cập: 26.06.2022
2. Common Cold in Children
https://www.stanfordchildrens.org/en/topic/default?id=upper-respiratory-infection-uri-or-common-cold-90-P02966
Ngày truy cập: 26.06.2022
3. Colds in children
https://caringforkids.cps.ca/handouts/health-conditions-and-treatments/colds_in_children#:~:text=
Ngày truy cập: 26.06.2022
4. Cold
https://www.childrenshospital.org/conditions/cold
Ngày truy cập: 26.06.2022
5. Coughs and colds in children
https://www.healthdirect.gov.au/coughs-and-colds-in-children
Ngày truy cập: 26.06.2022