Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Hương Lê
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 05/09/2021

Trẻ em bị ra khí hư khi nào là bất thường?

Trẻ em bị ra khí hư khi nào là bất thường?
Trẻ em bị ra khí hư khi nào là hiện tượng sinh lý bình thường và khi nào là bất thường? Đây là điều mẹ cần biết để hướng dẫn cho bé khi con bước vào tuổi dậy thì.
trẻ em bị ra khí hư
Trẻ em bị ra khí hư là một trong những hiện tượng sinh lý bình thường

Các bé gái độ tuổi dậy thì sẽ trải qua nhiều sự thay đổi về sinh lý, cần mẹ bên cạnh hướng dẫn, truyền dạy kinh nghiệm cho con. Một trong số đó là tình trạng ra khi hư. Hiểu rõ trẻ em bị ra khí hư khi nào là bình thường và khi nào là bất thường để có những hướng dẫn đúng đắn cho con, mẹ nhé!

Khí hư hay huyết trắng là dịch tiết âm đạo xuất hiện ở các bé gái khi bước vào độ tuổi dậy cho đến khi mãn kinh. Khí hư đóng vai trò như một chất bôi trơn, giữ ẩm cho môi trường sinh dục và hạn chế sự phát triển của các tác nhân gây bệnh. Tuy nhiên trẻ em bị ra khí hư không phải lúc nào cũng là hiện tượng sinh lý bình thường. Đó có thể là dấu hiệu của bệnh lý.

Trẻ em bị ra khí hư khi nào là bình thường, khi nào là bất thường?

1. Khí hư sinh lý (khí hư bình thường)

Trẻ em bị ra khí hư là tình trạng sinh lý rất bình thường khi bé gái bước vào giai đoạn dậy thì, thường là 10 – 14 tuổi. Khi đó, cơ quan sinh dục dần có sự thay đổi. Cụ thể là buồng trứng dần hoàn thiện và bắt đầu thực hiện chức năng kéo theo sự tăng tiết các nội tiết tố như progesteronestrogen. Sự thay đổi và gia tăng của các hormone này kích thích tử cung tăng tiết dịch. Dịch này gọi là khi hứ hay huyết trắng ở tuổi dậy thì.

Dấu hiệu nhận biết khi hư bình thường (huyết trắng sinh lý): màu trắng trong suốt như lòng trắng trứng, dai dính có thể kéo thành sợi và không có mùi hôi.

Trong một số trường hợp có thể không dai dính mà có hiện tượng khí hư loãng như nước. Nếu trẻ em bị ra khí hư không có mùi tanh hôi hay màu sắc khác lạ, đây vẫn là tình trạng sinh lý bình thường, mẹ hãy nói bé không phải lo lắng.

Khí hư sinh lý (khí hư bình thường)

Những dấu hiệu tiền dậy thì đi kèm: Thông thường khi ra khí hư, trẻ sẽ cũng bắt đầu trải qua nhiều sự thay đổi ở vùng ngực, vùng kín, nách:

  • Ngực bắt đầu phát triển.
  • Xuất hiện lông nhạt màu, mọc thưa thớt tại vùng kín.
  • Nách cũng xuất hiện lông nhạt màu, mọc thưa thớt.
  • Khí hư sinh lý là tình trạng rất bình thường, cho thấy sức khỏe vùng kín tốt. Mẹ cần giải thích cho bé hiểu để tránh tâm lý hoang mang, lo lắng nhé.

    2. Khí hư bệnh lý (khí hư bất thường)

    Khí hư bệnh lý là dấu hiệu “cô bé” có vấn đề. Màu sắc, số lượng, cấu trúc, mùi là những cơ sở giúp nhận biết khí hư bất thường do bệnh lý.

    – Sự thay đổi màu sắc

    Nếu khí hư bình thường có màu trắng trong thì khi trẻ em bị ra khí hư màu trắng sữa hoặc ngả màu xanh lục hoặc vàng, thậm chí có kèm cả máu là dấu hiệu cảnh báo sự bất thường.

    – Dịch tiết nhiều với tần suất và mật độ dày đặc

    Dịch tiết nhiều với tần suất và mật độ dày đặc có thể là khí hư bình thường nhưng vẫn có thể là dấu hiệu cảnh báo một tình trạng bệnh lý. Mẹ không được chủ quan, hãy tiếp tục theo dõi trẻ.

    – Mùi tanh hôi nồng nặc

    Khi trẻ em bị ra khí hư thấy có mùi tanh hoặc mùi hôi nồng nặc từ huyết trắng rất có thể vùng kín đang có vấn đề.

    – Ngứa rát vùng kín

    Trẻ ra nhiều khí hư, khí hư có màu sắc, mùi bất thường kèm ngứa rát vùng kín thì nên cho bé đi khám.

    Cách phòng tránh khí hư bệnh lý cho trẻ

    Khí hư bất thường có thể là dấu hiệu của bệnh lý phụ khoa. Không chỉ người lớn, trẻ em cũng có thể mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa. Nếu không chữa kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Hướng dẫn con chăm sóc và bảo vệ vùng kín đúng cách sẽ giúp bé phòng tránh khí hư bệnh lý.

    – Rửa vùng kín bằng nước sạch

    Hãy vệ sinh vùng kín bằng nước sạch (và lau khô bằng khăn mềm) ít nhất 2 lần mỗi ngày.

    Không lạm dụng dung dịch vệ sinh

    Mẹ nên cẩn thận khi chọn dung dịch vệ sinh vùng kín cho trẻ. Hãy chọn sản phẩm có độ pH trùng với môi trường âm đạo. Hơn nữa, nhắc con tránh lạm dụng việc dùng dung dịch vệ sinh vì có thể gây khô và khiến hệ vi khuẩn âm đạo bị mất cân bằng. Từ đó ảnh hưởng xấu đến sức khỏe “cô bé”.

    – Rửa vùng kín từ trước ra sau

    Dạy bé không rửa vùng kín từ sau ra trước (tức từ hậu môn ra trước âm đạo). Cách rửa này vô tình mang vi khuẩn, chất bẩn gây viêm nhiễm “cô bé”. Rửa vùng kín từ trước ra sau mới là quy trình đúng.

    – Không nên sử dụng vòi xịt rửa vùng kín

    Trẻ em bị ra khí hư do viêm phụ khoa càng không nên dùng vòi xịt để rửa vùng kín. Vì sức nước mạnh từ vòi xịt dễ gây tổn thương và khiến “cô bé” bị viêm nhiễm.

    – Không nhịn tiểu

    Thói quen nhịn tiểu có thể khiến vùng kín dễ bị viêm nhiễm. Bởi vì nhịn tiểu gây tăng áp lực vùng chậu. Ngoài ra, nước tiểu có thể bị rò rỉ khi chịu áp lực cao khiến đũng quần con bị ẩm ướt, bốc mùi, tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn phát triển.

    – Nên thay băng vệ sinh 4 giờ/lần

    Mỗi khi đến ngày đèn đỏ, mẹ nhắc con nên thường xuyên thay băng vệ sinh, ít nhất 4 giờ/lần. Nếu không, sẽ tạo điều kiện để vi khuẩn phát triển gây viêm nhiễm.

    – Chọn quần đúng kích cỡ, tránh bó sát

    Việc lựa chọn quần lót cũng quan trọng không kém để bảo vệ sức khỏe cho “cô bé”. Nên chọn quần có chất liệu thoáng khí, thấm hút tốt, không chật.

    – Quần con cần được giặt sạch và phơi khô trước khi dùng

    Phơi quần con trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời

    Quần con sau khi giặt sạch nên phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời. Nhiệt độ cao từ ánh nắng mặt trời có thể tiêu diệt vi khuẩn, nấm mốc.

    – Khám phụ khoa

    Không chỉ người lớn, trẻ em cũng cần khám phụ khoa, nhất là khi phát hiện có dấu hiệu khí hư ra bất thường.

    Bổ sung thực phẩm giàu vitamin C

    Bổ sung thực phẩm giàu vitamin C giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng. Đồng thời, vitamin C cũng hỗ trợ tăng cường quá trình chống oxy hóa. Từ đó giúp ngăn ngừa viêm nhiễm, phòng tránh tình trạng trẻ em bị ra khí hư bệnh lý.

    Những lưu ý khi cho bé đi khám phụ khoa

    – Bé gái thường e ngại khi phải đi khám phụ khoa. Vì vậy, mẹ cần làm công tác tư tưởng cho con, chỉ ra những hậu quả nếu con không chữa bệnh vùng kín. Đồng thời, nên đề nghị bác sĩ nữ khám cho bé để con bớt lo ngại.

    – Mẹ nên ở bên cạnh khi trẻ được khám. Cung cấp cho bác sĩ những thông tin chính xác, cần thiết về tình trạng của con.

    – Nên cho con khám khi không có kinh hoặc sạch kinh ít nhất 3 ngày.

    – Con còn nhỏ, chưa qua quan hệ, vì vậy không thăm khám bằng kỹ thuật siêu âm đầu dò hoặc khám sâu.

    – Các loại thực phẩm chiên rán, nhiều dầu mỡ, thực phẩm chứa nhiều đường có thể gây tăng tiết dịch âm đạo, trẻ em bị ra khí hư nhiều, ảnh hưởng kết quả khám. Vì vậy, trẻ không nên ăn trước đó nếu có kế hoạch đi khám.

    Trẻ em bị ra khí hư có thể là bình thường hoặc bất thường. Những dấu hiệu về màu sắc, mật độ tiết dịch, mùi… sẽ giúp nhận biết tình trạng sức khỏe của trẻ. Nếu có dấu hiệu lạ, hãy đưa trẻ đi khám để được chẩn đoán và có phương pháp điều trị kịp thời.

    Hương Lê

    Nguồn

    1. Vaginal Discharge

    https://www.health.harvard.edu/a_to_z/vaginal-discharge-a-to-z

    Ngày truy cập: 31/8/2021.

    2. Vaginal Discharge, Itching or Irritation

    https://www.health.harvard.edu/decision_guide/vaginal-discharge-itching-or-irritation

    Ngày truy cập: 31/8/202.

    3. Understanding Anxiety in Children and Teens

    https://childmind.org/our-impact/childrens-mental-health-report/2018report/

    Ngày truy cập: 31/8/2021.

    4. Vaginitis in Teens

    https://www.stanfordchildrens.org/en/topic/default?id=vaginitis-in-teens-90-P01659

    Ngày truy cập: 31/8/2021.

    5. Trichomoniasis (Trich) in Teens

    https://www.stanfordchildrens.org/en/topic/default?id=trichomoniasis-trich-in-teens-160-53

    Ngày truy cập: 31/8/2021.

    Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    x