Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Đỗ Khánh Linh
Tham vấn y khoa: Bác sĩ CKI Nguyễn Đinh Hồng Phúc
Cập nhật 21/06/2023

Trẻ em bị thủng màng nhĩ có lành được không? Điều trị như thế nào?

Trẻ em bị thủng màng nhĩ có lành được không? Điều trị như thế nào?
Thủng màng nhĩ tuy không phải là một vấn đề quá nghiêm trọng, nhưng vẫn cần sự chú ý của cha mẹ để giúp trẻ phục hồi tốt hơn. Đồng thời, cha mẹ cũng cần lưu ý một số cách chăm sóc đôi tai để tránh ảnh hưởng đến sức nghe của trẻ.

Trẻ em bị thủng màng nhĩ có lành được không là thắc mắc của nhiều bậc phụ huynh. Nhưng để trả lời được câu hỏi đó, cha mẹ sẽ cần hiểu thủng màng nhĩ là gì; dấu hiệu nhận biết con bị tình trạng này và một số cách cha mẹ có thể làm để giúp con.

Thủng màng nhĩ ở trẻ em là gì?

Trước khi biết trẻ em bị thủng màng nhĩ có lành được không, cha mẹ hãy hiểu về vấn đề này trước tiên.

Màng nhĩ là lớp màng mỏng phân chia giữa tai ngoài và tai giữa. Màng nhĩ có hình bầu dục, hơi lồi và nằm nghiêng một góc 30 độ so với ống tai. Ở trẻ em; màng nhĩ thường mỏng hơn người lớn nhưng theo thời gian; màng nhĩ sẽ trở nên dày và có độ đàn hồi tốt hơn.

Chức năng của màng nhĩ là tiếp nhận sóng âm thanh từ bên ngoài để tạo nên rung động rồi dẫn truyền nó đến tế bào cảm nhận ở tai trong giúp chúng ta có thể nghe được.

Nguyên nhân gây ra thủng màng nhĩ bao gồm:

  • Sử dụng tăm bông ngoáy tai: Điều này làm tăng nguy cơ nhiễm trùng; hoặc tổn thương ống tai, màng nhĩ.
  • Thay đổi áp suất đột ngột: Ví dụ như đi máy bay, lái xe trên đường núi, lặn biển.
  • Tiếng ồn lớn: Chẳng hạn như tiếng nổ có thể tạo sóng âm thanh đủ mạnh làm tổn thương màng nhĩ.
  • Chấn thương đầu: Trong các trường hợp như tai nạn; bị vật gì đó va vào đầu.
  • Chấn thương trực tiếp với loa tai và ống tai ngoài: Trẻ bị tát mạnh bằng tay; hoặc một vật khác gây áp lực lớn lên tai trẻ.
  • Nhiễm trùng tai: Viêm tai giữa hoặc tai trong có thể gây mủ và chất lỏng tích tụ sau màng nhĩ; làm trẻ bị thủng màng nhĩ.

Do đó, nếu màng nhĩ bị thủng, khả năng rung của màng nhĩ sẽ suy giảm, dẫn đến tình trạng mất thính giác tạm thời. Nếu không được chữa trị, tình trạng này sẽ trở nên nghiêm trọng và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Vậy trẻ em bị thủng màng nhĩ có lành được không, biến chứng có thể gặp là gì? Cha mẹ xem xét một số biểu hiện khi trẻ bị thủng màng nhĩ trước khi tìm đến cách điều trị nhé.

>> Cha mẹ có thể xem thêm Trẻ ra nhiều mồ hôi sau sốt có đáng lo không?

trẻ em bị thủng màng nhĩ có lành được không
Trước khi biết trẻ em bị thủng màng nhĩ có lành được không, cha mẹ cần hiểu về tình trạng này và nhận diện một số dấu hiệu điển hình.

Trẻ em bị thủng màng nhĩ có lành được không?

Dấu hiệu đầu tiên điển hình của thủng màng nhĩ là đau. Ngoài ra, trẻ có thể trải qua:

  • Cơn đau từ nhẹ đến nặng; có thể trở nên nghiêm trọng trong một thời gian trước khi giảm đau đột ngột.
  • Dịch chảy ra từ tai có thể trong suốt, có mủ hoặc có máu.
  • Khả năng nghe bị giảm sút; hoặc không nghe thấy gì.
  • Ù tai (nghe thấy tiếng chuông, tiếng vo ve trong tai).
  • Chóng mặt hoặc cảm giác căn phòng quay vòng vòng.
  • Cơ mặt yếu (trường hợp hiếm).

Với những biểu hiện này, liệu trẻ em bị thủng màng nhĩ có lành được không? Cha mẹ luôn cần tham khảo ý kiến bác sĩ để có chẩn đoán chính xác về tình trạng thủng màng nhĩ. Cũng như cách điều trị phù hợp cho trẻ.

Hãy đến phòng cấp cứu ngay lập tức nếu con bị:

  • Chảy máu từ tai.
  • Đau đớn tột cùng.
  • Mất hoàn toàn khả năng nghe ở một bên tai.
  • Chóng mặt gây nôn mửa.

>> Cha mẹ có thể xem thêm Trẻ sốt cao 40 độ: Bố mẹ cần làm gì?

Trẻ em bị thủng màng nhĩ có lành được không?

trẻ em bị thủng màng nhĩ có lành được không
Trẻ em bị thủng màng nhĩ có lành được không? Có, tuy nhiên, cần một số điều kiện nhất định trong quá trình chăm sóc tai.

Trẻ em bị thủng màng nhĩ có lành được không? Thông thường, màng nhĩ bị rách sẽ lành lại trong vài tuần. Vì vậy, trẻ bị thủng màng nhĩ sẽ có thể không cần phương pháp can thiệp điều trị y tế.

Thuốc giảm đau không kê đơn có thể giúp xoa dịu triệu chứng thủng màng nhĩ; nhưng cha mẹ luôn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào.

Để giúp ngăn ngừa hoặc điều trị nhiễm trùng; bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh. Trẻ có thể uống thuốc hoặc được sử dụng thuốc nhỏ tai. Nếu màng nhĩ không tự lành trong một vài tuần; bác sĩ chuyên khoa tai – mũi – họng có thể đề nghị vá màng nhĩ.

Nếu các phương pháp vá màng nhĩ không hiệu quả; bác sĩ chuyên khoa tai – mũi – họng có thể đề nghị phẫu thuật tạo hình vành tai. Trong phẫu thuật này, bác sĩ phẫu thuật sẽ dán một miếng nhỏ mô của trẻ bị thủng màng nhĩ; hoặc vật liệu nhân tạo để đóng vết rách màng nhĩ.

Vậy trẻ em bị thủng màng nhĩ có lành được không? Câu trả lời là có, tuy nhiên, cha mẹ vẫn cần theo dõi các triệu chứng của trẻ. Và quan trọng hơn hết là làm việc với bác sĩ chặt chẽ để có biện pháp can thiệp kịp thời cho con.

>> Cha mẹ có thể xem thêm 3 nguyên nhân khiến trẻ cảm lạnh làm mẹ không thể ngờ

Cần làm gì để chăm sóc đôi tai của trẻ

Sau khi biết trẻ em bị thủng màng nhĩ có lành được không rồi; cha mẹ sẽ cần biết cách chăm sóc đôi tai của con. Dưới đây là một vài gợi ý hữu ích:

  • Kết hợp vệ sinh tai cho trẻ trong quá trình tắm bởi lúc này tai bé đã ướt sẵn. Khi vệ sinh, cha mẹ dùng khăn mềm hoặc tăm bông thấm nước ấm; và nhẹ nhàng lau vùng vành tai; tập trung vào những vùng có nếp gấp.
  • Để lấy ráy tai cho trẻ, cha mẹ có thể mua thuốc nhỏ từ hiệu thuốc; nhỏ vài giọt vào tai và đặt trẻ nằm nghiêng để ráy tai chảy ra ngoài.
  • Nếu ráy tai đóng quá cứng, cha mẹ không nên dùng vật cứng để lấy. Hãy làm mềm ráy tai bằng cách nhỏ vài giọt nước muối sinh lý vào tai trẻ; đợi ráy tai mềm ra rồi mới lấy. Trong trường hợp ráy tai nằm quá sâu; cha mẹ hãy đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa.
  • Tránh ngoáy tai cho bé bằng tăm bông vì điều này có thể đẩy ráy tai vào sâu hơn. Ngoài ra, nên tránh dùng các đồ vật như kẹp tóc, những vật sắc nhọn để lấy ráy tai cho bé bởi rất dễ gây trầy xước, nhiễm trùng và gây thủng màn nhĩ ở trẻ em
  • Khi vệ sinh tai cho trẻ, cha mẹ cần tập trung, không vừa làm vừa chơi đùa; không để tự bé cầm tăm bông hay dụng cụ lấy ráy tai. Ngoài ra, cha mẹ chỉ nên lấy phần ráy ướt ở bên ngoài, tuyệt đối không cho dụng cụ vào sâu trong tai của trẻ.

Đến đây thì cha mẹ đã biết trẻ em bị thủng màng nhĩ có lành được không; đồng thời nắm trong tay bí kíp chăm sóc tai cho con cưng của mình rồi. Nội dung tiếp đến, MarryBaby gợi ý thêm cách ngăn ngừa trẻ bị thủng màng nhĩ.

>> Cha mẹ có thể xem thêm Xử trí nhanh khi trẻ bị trúng gió không rõ nguyên nhân

Cách ngăn ngừa thủng màng nhĩ ở trẻ em

cách ngăn ngừa thủng màng nhĩ
Biết cách ngăn ngừa tổn thương tai cũng quan trọng như hiểu trẻ em bị thủng màng nhĩ có lành được không

Ngoài việc biết trẻ em bị thủng màng nhĩ có lành được không; cách ngăn ngừa tình trạng này cũng là vấn đề được nhiều cha mẹ quan tâm.

Cha mẹ khó có thể ngăn ngừa hoàn toàn tình trạng trẻ bị thủng màng nhĩ; điển hình như trường hợp bé bị nhiễm trùng. Nhưng một số điều cha mẹ có thể làm để giúp ngăn ngừa rách màng nhĩ:

  • Gọi cho bác sĩ ngay nếu con có dấu hiệu của nhiễm trùng tai.
  • Tránh chọc vào tai trẻ; ngay cả khi với mục tiêu làm sạch. Nếu có vật gì mắc kẹt trong tai của con; hãy nhờ bác sĩ lấy ra.
  • Tránh đi máy bay nếu con bị cảm lạnh hoặc viêm xoang. Nếu phải bay, hãy cho trẻ nhai kẹo cao su trong quá trình cất cánh và hạ cánh. Trẻ cũng có thể cố gắng cân bằng áp suất trong tai bằng cách ngáp hoặc nuốt.
  • Học lặn trước khi lặn biển. Điều này dạy trẻ cách cân bằng áp suất trong tai. Con không nên lặn biển nếu bị nhiễm trùng tai, viêm xoang hoặc cảm lạnh.

Nhìn chung, trẻ em bị thủng màng nhĩ có lành được không; thì cha mẹ yên tâm là trẻ có thể tự lành được. Tuy nhiên, điều này đòi hỏi cha mẹ biết nhận diện tình trạng trẻ bị thủng màng nhĩ; đồng thời, chú ý đến cách chăm sóc tai cho con; và trao đổi với bác sĩ để theo dõi tình trạng của trẻ thật sát sao.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Eardrum Injuries
https://kidshealth.org/en/parents/eardrums.html
Ngày truy cập: 27.04.2022

2. Perforated Eardrum
https://www.hopkinsallchildrens.org/Patients-Families/Health-Library/HealthDocNew/Perforated-Eardrum
Ngày truy cập: 27.04.2022

3. Ruptured Eardrum
https://www.texaschildrens.org/departments/ear-nose-and-throat-otolaryngology/conditions-we-treat/ruptured-eardrum
Ngày truy cập: 27.04.2022

4. Perforated eardrum
https://www.nhs.uk/conditions/perforated-eardrum/
Ngày truy cập: 27.04.2022

5. Ruptured eardrum (perforated eardrum)
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/ruptured-eardrum/diagnosis-treatment/drc-20351884
Ngày truy cập: 27.04.2022

x