Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Hương Lê
Tham vấn y khoa: Bác sĩ CKI Nguyễn Đinh Hồng Phúc
Cập nhật 30/07/2023

Trẻ nuốt kẹo cao su có sao không và hướng xử trí

Trẻ nuốt kẹo cao su có sao không và hướng xử trí
Bé nuốt kẹo cao su có sao không? Do kẹo cao su có thể dính chặt mọi thứ nên nhiều bố mẹ đã rất hốt hoảng khi trẻ nuốt kẹo cao su.

Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) định nghĩa kẹo cao su là “thực phẩm không có giá trị dinh dưỡng”; cùng với soda và một số loại kẹo khác. Điều này có nghĩa kẹo cao su không hề được khuyến khích cho trẻ ăn. Vậy nhưng không ít bố mẹ vẫn mua cho con khi bé đòi dẫn đến việc bé nuốt bã kẹo. Nếu mẹ hỏi trẻ nuốt kẹo cao su có sao không; hãy đọc bài viết sau từ MarryBaby nhé!

1. Trẻ nuốt kẹo cao su có sao không? Liệu trẻ có bị tắc ruột

nuốt kẹo cao su có sao không
Trẻ nuốt kẹo cao su có sao không chắc chắn là điều nhiều phụ huynh thắc mắc.

Nhờ sức mạnh của axit và enzyme trong dạ dày mà kẹo cao su sẽ được xử lý như các loại thực phẩm khác trong hệ tiêu hóa. Song do làm từ nhựa, cao su, sáp nên các thành phần hóa chất của kẹo cao su không thể hòa tan hoàn toàn để hấp thụ vào ruột non; ngoại trừ chất tạo ngọt và hương liệu có trong kẹo.

Những chất không hòa tan sẽ được đào thải ra ngoài trong vòng 40 giờ đồng hồ cùng với các chất không tiêu của thực phẩm khác.

Vậy trẻ nuốt kẹo cao su có sao không? Theo chuyên gia y tế, việc trẻ vô tình nuốt phải một miếng kẹo cao su sẽ không sao vì trước sau gì nó cũng sẽ bị đào thải ra ngoài cơ thể. Nhưng nuốt một lượng lớn bã kẹo có thể gây nghẽn đường ruột; nhất là khi người ăn kẹo mắc bệnh táo bón.

Vì vậy, trẻ dưới 3-5 tuổi được cảnh báo không nên ăn kẹo cao su vì bé chưa ý thức và kiểm soát được việc nhai cũng như nuốt. Hơn nữa, bên cạnh nguy cơ tắc ruột, trẻ nhỏ có thể bị ngạt đường thở khi nuốt bã kẹo.

Mẹ nào có con nhỏ mà thắc mắc trẻ 2-3 tuổi nuốt kẹo cao su có sao không thì lưu ý thông tin này để không cho trẻ nhai sing gum nhé.

>> Mẹ xem thêm: Khi trẻ bị trúng thực nên làm gì trước hết?

2. Cách xử trí khi trẻ nuốt kẹo cao su

Sau khi đã biết bé nuốt kẹo cao su có sao không; mẹ cần học cách xử lý tình huống nếu chẳng may trẻ nuốt phải kẹo cao su.

  • Khi trẻ nuốt phải kẹo cao su, mẹ nên tăng cường cho bé ăn các thực phẩm nhuận tràng như rau xanh, đu đủ, chuối, khoai lang cũng như uống nhiều nước để bã kẹo nhanh chóng được thải ra ngoài cơ thể.
  • Trong trường hợp bé bị đầy bụng, đau bụng, không xì hơi được; thậm chí nôn ói thì mẹ nên cho bé đi gặp bác sĩ ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời tình trạng bất ổn của cơ thể.

3. Tại sao không nên cho bé ăn kẹo cao su?

tại sao không nên cho bé ăn sing gum

Kẹo cao su chẳng những nghèo nàn về dinh dưỡng; tăng nguy cơ tắc ruột, nghẹt thở khi trẻ nuốt phải kẹo cao su; và còn gây ra nhiều tác hại cho sức khỏe.

  • Nguy cơ gây ung thư: Sau khi đã biết trẻ nuốt kẹo cao su có sao không, mẹ sẽ còn lo lắng hơn khi biết kẹo cao su chứa một số thành phần gây tranh cãi. Những chất này nếu dùng thường xuyên có thể tăng nguy cơ gây ung thư (butylated hydroxytoluene, aspartame); hoặc tổn thương hệ thần kinh (titanium dioxide).
  • Phá hỏng men răng, gây sâu răng: Nhai kẹo thường xuyên sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển mạnh; phá hỏng men răng. Khi lớp men bảo vệ bên ngoài bị xói mòn; răng rất dễ bị sâu, hư do bị khuẩn gây sâu răng tấn công.
  • Đầy hơi, đau dạ dày, biếng ăn: Việc nhai kẹo cao su có thể gây đầy hơi. Do khi nhai, nước bọt tiết ra nhiều khiến một lượng lớn không khí vào bụng. Mặt khác, nhai kẹo cao su có thể tạo cảm giác no giả dẫn đến chán ăn. Nước bọt ra nhiều mà không có thức ăn sẽ làm dạ dày dư thừa axit gây viêm loét, đau dạ dày. Nếu mẹ quan tâm đến việc nuốt kẹo cao su có sao không; thì tác hại này của kẹo cao su cũng rất cần mẹ lưu tâm.
  • Rối loạn khớp xương hàm: Thói quen nhai kẹo cao su có thể làm các khớp lệch khỏi vị trí; gây rối loạn khớp thái dương do xương hàm hoạt động quá tải. Điều này cũng dẫn đến việc đau đầu, cổ, khó khăn khi vận động.
  • Tiêu chảy, béo phì: Chất tạo ngọt cũng như một số thành phần khác trong kẹo có thể gây ra nhiều phản ứng phụ không mong muốn; điển hình là tiêu chảy, biếng ăn và béo phì không kiểm soát.

Hy vọng những thông tin liên quan đến câu hỏi trẻ nuốt kẹo cao su có sao không sẽ cung cấp cho mẹ các kiến thức cần thiết để chăm bé tốt hơn.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Swallowing gum: Is it harmful?
https://www.mayoclinic.org/digestive-system/expert-answers/faq-20058446#:~:text=
Ngày truy cập: 06/09/2022

2. What Happens to Swallowed Gum?
https://kidshealth.org/en/kids/swallowed-gum.html
Ngày truy cập: 06/09/2022

3. What Happens if You Swallow Gum?
https://health.clevelandclinic.org/what-happens-when-you-swallow-gum/
Ngày truy cập: 06/09/2022

4. What Happens to Swallowed Gum?
https://www.connecticutchildrens.org/health-library/en/kids/swallowed-gum/
Ngày truy cập: 06/09/2022

5. The Secret Science of GUM
https://www.acs.org/content/acs/en/education/whatischemistry/adventures-in-chemistry/secret-science-stuff/gum.html
Ngày truy cập: 06/09/2022

x