Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Đổ mồ hôi là hiện tượng sinh lý rất thường gặp ở trẻ. Tuy nhiên, trẻ ra nhiều mồ hôi sau sốt cao lại làm cho các mẹ lo lắng. Vậy nguyên nhân nào gây ra tình trạng này và mẹ cần phải làm gì để chăm sóc con?
Sốt là trường hợp nhiệt độ cơ thể bình thường tăng lên. Bạn thường bị sốt khi nhiệt độ cơ thể cao trên 100,4°F (38°C), thân nhiệt từ 103°F (39°C) được xem là sốt cao. Trẻ em được cho là bị sốt khi có nhiệt độ cơ thể ở mức:
Đổ mồ hôi là cách làm mát khi nhiệt độ cơ thể tăng lên, do đó nhiều người cho rằng toát mồ hôi khi bị sốt sẽ tốt hơn. Vì vậy, nhiều người thường mặc thêm quần áo, quấn chăn, xông hơi hoặc vận động thể chất để cơ thể toát mồ hôi. Nhưng hiện nay chưa có bằng nghiên cứu nào cho thấy việc đổ mồ hôi sẽ giúp bạn hết sốt cao.
Sốt là triệu chứng của rất nhiều bệnh lý, là phản ứng miễn dịch tự nhiên của cơ thể để chống lại sự nhiễm trùng bằng cách kích thích cơ chế phòng vệ tự nhiên. Bên cạnh bị sốt, bé còn ớn lạnh, đổ mồ hôi. Đó là lúc cơ thể trẻ đang điều chỉnh và cân bằng lại nhiệt độ.
Thân nhiệt tăng cao khiến trẻ cảm thấy nóng và khó chịu. Khi đó, trẻ ra nhiều mồ hôi sau sốt để giải nhiệt, nghĩa là cơn sốt đang thuyên giảm và trẻ đang hồi phục.
Phần lớn các cơn sốt xảy ra ở trẻ là do các bệnh lý nhiễm siêu vi hoặc nhiễm trùng. Lúc này sốt kích thích các cơ chế bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân bệnh lý trên; từ đó làm tăng thân nhiệt ở trẻ. Để cơ thể giảm thân nhiệt hiệu quả, các tuyến mồ hôi thoát nước ra bên ngoài khiến trẻ ra nhiều mồ hôi hơn.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, trẻ ra quá nhiều mồ hôi nhưng vẫn sốt thì đây có thể là dấu hiệu trẻ đang gặp một số bệnh lý nghiêm trọng, cha mẹ nên lưu ý theo dõi sát trẻ để có hướng xử trí kịp thời.
Ngoài ra, có những lý do khác không liên quan đến bệnh lý khiến trẻ ra nhiều mồ hôi sau sốt. Cha mẹ hãy xem xét các yếu tố sau khi thấy bé ra mồ hôi nhiều:
Trẻ ra nhiều mồ hôi sau sốt chỉ làm giảm thân nhiệt của cơ thể, giúp trẻ bớt nóng, giảm khó chịu và mệt mỏi chứ không giúp trẻ hoàn toàn đỡ sốt. Vì thế, ngoài việc thường xuyên theo dõi thân nhiệt của trẻ, mẹ cần thực hiện một số biện pháp sau để trẻ nhanh phục hồi.
Trẻ bị sốt sẽ rất mệt, do đó mẹ hãy cho trẻ nghỉ ngơi nhiều hơn. Tuy nhiên, trẻ bị ốm vẫn có thể vận động nhẹ nên mẹ không cần ép buộc trẻ phải nằm im trong phòng. Sau 1 ngày trẻ hạ sốt, trẻ ra nhiều mồ hôi sau sốt, mẹ có thể cho con tham gia các hoạt động vui chơi khác bình thường.
Sau đây là một số cách để bố mẹ chăm sóc khi trẻ bị sốt:
Mẹ chỉ cho trẻ mặc một lớp quần áo mỏng, trắng để cơ thể tỏa nhiệt làm giảm sốt. Nếu mẹ làm đúng cách sẽ thấy trẻ ra nhiều mồ hôi sau sốt và con yêu nhanh hồi phục.
Thuốc được chọn là acetaminophen (paracetamol) vì đây là thuốc hiệu quả nhanh, thường có tác dụng sau 30 phút uống và kéo dài từ 4 – 6 giờ, ít tác dụng phụ. Cần cho trẻ uống đúng liều 10 – 15mg/kg/lần, ngày uống 4 lần nếu trẻ còn sốt.
Trong khi chờ tác dụng của thuốc hạ sốt hoặc trẻ đang co giật. Lau mát giúp trẻ ra nhiều mồ hôi sau sốt và giúp hạ sốt thường áp dụng cho trẻ từ 6 tháng – 5 tuổi, không áp dụng cho trẻ sơ sinh vì dễ gây mất nhiệt, hạ thân nhiệt.
Khi sốt cao hay khi trẻ ra nhiều mồ hôi sau sốt có thể gây mất nước, làm rối loạn điện giải cơ thể. Do đó nên cho bé dưới 6 tháng bú sữa mẹ và cho trẻ từ giai đoạn ăn dặm trở lên uống nhiều nước đun sôi hoặc bù nước điện giải bằng cách uống Oresol theo chỉ định từ bác sĩ.
Cha mẹ lưu ý một số phương pháp CẦN TRÁNH khi chăm sóc trẻ sơ sinh bị sốt nhé:
>>> Mẹ có thể tìm hiểu thêm: Bé bị sốt nhưng vẫn chơi bình thường, cha mẹ xử lý kịp thời nhé!
Ba mẹ có thể tự theo dõi và chăm sóc trẻ ra nhiều mồ hôi sau sốt tại nhà nếu nhận thấy cơ thể bé sau đó hạ sốt và có dấu hiệu hồi phục. Nếu bé có các biểu hiện sau đây, ba mẹ cần đưa trẻ tới ngay các bệnh viện gần nhất để bác sĩ khám và theo dõi:
Trẻ ra nhiều mồ hôi sau sốt là tín hiệu đáng mừng nếu con hạ thân nhiệt và giảm sốt. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, trẻ ra nhiều mồ hôi sau sốt nhưng rồi sốt tái đi tái lại nhiều lần hoặc không có dấu hiệu hồi phục, mẹ cần đưa bé đến bệnh viện ngay. Mẹ cũng đừng quên những lưu ý khi chăm sóc trẻ bị sốt để luôn xử trí đúng hướng giúp con mau khỏi bệnh.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
1. Fevers
https://kidshealth.org/CookChildrens/en/parents/fever.html
Ngày truy cập: 03.11.2022
2. Fever in children
https://www.rch.org.au/kidsinfo/fact_sheets/Fever_in_children/
Ngày truy cập: 03.11.2022
3. 11 Causes Of Baby Sweating In Sleep And When To Consult A Doctor
https://www.momjunction.com/articles/baby-sweating-while-sleeping_00347673/
Ngày truy cập: 03.11.2022
4. Fever
https://raisingchildren.net.au/babies/health-daily-care/health-concerns/fever
Ngày truy cập: 03.11.2022
5. Symptoms of serious illness in babies and children
https://www.healthdirect.gov.au/symptoms-of-serious-illness-in-babies-and-children
Ngày truy cập: 03.11.2022