Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
1/ Chải răng
Bé ở lứa tuổi tập đi thường rất thích quan sát và bắt chước những việc ba mẹ làm mỗi ngày và việc chải răng cũng không ngoại lệ. “Lợi dụng” tính tò mò này của trẻ, các phụ huynh hãy hướng dẫn kĩ càng từng bước một bằng cách “làm mẫu” cho bé, đồng thời giải thích cho con tầm quan trọng của hoạt động này. Hãy biến việc chải răng thành một trò chơi, một niềm thích thú với con, thay vì một việc bắt buộc phải làm. Lưu ý là bố mẹ đừng quá bận tâm đến kỹ năng của bé, vì ở thời điểm này, quan trọng là giúp bé hình thành thói quen vệ sinh răng miệng cũng như tạo cảm giác hứng khởi, thích thú vì bản thân có thể hoàn thành hoạt động đó.
2/ Rửa tay
Rửa tay sạch sẽ là cách tốt nhất để loại trừ vi khuẩn có hại và ngăn ngừa bênh tật cho bé yêu nhà bạn. Do đó, bố mẹ cần sớm hình thành thói quen trẻ tự rửa sạch tay, nhất là giai đoạn ở độ tuổi tập đi. Hãy tạo hứng thú để bé chịu rửa với xà phòng, đồng thời để các vật dụng như xà phòng rửa, khăn lau trong tầm với cũng như kiểm soát thời gian xả sạch lại bằng nước. Hãy hướng dẫn cách chà mặt trước, mặt sau, dưới móng, kẽ móng, kẽ ngón tay trong vòng 20 giây. Để tạo sự hào hứng, vừa rửa mẹ có thể vừa hát cùng bé một bài hát nào đó, chẳng hạn như Happy Birthday. Điều quan trọng là mẹ hãy luôn giữ bình tĩnh và kiên nhẫn khi chỉ dạy bé, ngoài ra, luôn giải thích nhẹ nhàng để bé hiểu: Rửa tay là một hoạt động cần thiết và quan trọng với bất kỳ ai, kể cả những người lớn như bố, mẹ.
3/ Mặc quần áo
Từ 18 – 24 tháng tuổi, các thử nghiệm đã có thấy bé biết đội nón, kéo mở dây kéo, biết cởi áo quần mà không cần trợ giúp. Và vào thời điểm 2 tuổi, trẻ đã sẵn sàng cho việc tự mặc đồ. Mẹ hãy giúp bé thực hiện thành công việc này bằng cách đưa cho bé những chiếc quần, áo dễ mặc, có thể co giãn, rộng rãi với hình thù đẹp mắt phía trước. Hay những chiếc váy có cổ chui thoải mái và các đôi tất với nhiều màu sắc ở những ngón chân và gót. Phụ huynh cũng nên chia nhỏ các bước từ dễ đến khó, ví dụ như mẹ giúp trẻ tròng áo qua đầu và đưa tay vào tay áo để trẻ sẽ kéo áo xuống, sau khi thành thục, mẹ sẽ giúp trẻ tròng áo qua đầu nhưng trẻ sẽ tự đưa tay vào tay áo và kéo áo xuống và cuối cùng trẻ tự mặc áo. Để giúp trẻ hứng thú, bố mẹ cần tạo không khí vui nhộn khi mặc quần áo như khen bé “giỏi”, nghĩ ra một bài hát, chơi “ú òa” khi trẻ chui áo qua đầu, cũng có thể cho trẻ tự lựa chọn loại quần áo mà bé thích… Mẹ hãy kiên nhẫn chờ đợi vì bé cần nhiều thời gian để hoàn tất những công việc này. Đôi khi bé cần sự giúp đỡ của bạn trong việc cài những chiếc khuy khó khăn, nút bấm hay khoá kéo nhưng khi 30 tháng, bé sẽ tự mặc đồ được.
4/ Làm một số công việc nhà
Trẻ có thể được khuyến khích làm việc nhà từ rất sớm, thậm chí từ lúc 18 tháng tuổi trẻ đã có thể tuân theo các chỉ dẫn đơn giản. Ở độ tuổi này, mẹ hãy cho bé làm quen với việc nhà, bắt đầu bằng những việc nhẹ nhàng, đơn giản, phù hợp với lứa tuổi. Tất nhiên, đôi khi mọi việc sẽ không như bố mẹ mong đợi. Mẹ hãy chia nhỏ công việc cần hoàn thành thành những phần nhỏ và chỉ cho bé việc chính xác, cụ thể mà bạn muốn bé thực hiện. Môt số công việc phù hợp với trẻ ở giai đoạn này: Nhặt đồ chơi cho vào thùng, lau sạch đồ chơi bằng khăn nhỏ, để quần áo bẩn vào giỏ, tìm chiếc tất cùng loại, hay làm phụ bếp “nghiệp dư” trộn bột, rửa rau,…
>> Tham khảo thảo luận có liên quan từ cộng đồng:
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.