Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Trúc Lê
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 12/09/2014

Bé xem Tivi nhiều buổi tối dễ bị mất ngủ

Bé xem Tivi nhiều buổi tối dễ bị mất ngủ
Chiếc TV là vật dụng hầu như có mặt ở mọi gia đình và gắn liền với những phút giây sinh hoạt chung của cả nhà. Và chiếc TV cũng có ảnh hưởng nhiều mặt đến sự phát triển của trẻ em. Cha mẹ nên cho con xem TV như thế nào là hợp lý?

Thực ra việc trẻ em xem TV không hoàn toàn xấu mà nó cũng có mặt tốt. Đây cũng là hình thức giúp bé giải trí, thư giãn và mặt khác, những chương trình giàu thông tin mang tính giáo dục, các chương trình giới thiệu về thiên nhiên, động vật, lịch sử, khoa học… hoàn toàn bổ ích, có thể giúp trẻ có cơ hội tìm hiểu, học hỏi cũng như mở rộng tầm hiểu biết.

Do đó các bậc phụ huynh thay vì cấm trẻ xem, thì chỉ cần lưu ý, quan tâm đến thời gian xem TV và hướng dẫn giúp trẻ cách xem TV để tránh những ảnh hưởng tiêu cực của TV đến sự phát triển cũng như sức khoẻ của bé.

Nội dung chương trình

Phụ huynh nên quan tâm đến các chương trình mà trẻ xem để có những định hướng phù hợp. Không nên cho trẻ xem các chương trình không phù hợp với lứa tuổi hoặc chứa nhiều cảnh bạo lực, những bộ phim, hài kịch không dành cho độ tuổi của bé.

Nếu thường xuyên xem những hành vi bạo lực thì trẻ cũng có xu hướng bốc đồng, sử dụng bạo lực với bạn bè, anh chị… giống như những hình ảnh thường xuyên nhìn thấy.

Bé xem Tivi nhiều buổi tối dễ bị mất ngủ
Xem TV buổi tối trước khi ngủ làm trẻ có nguy cơ gặp các vấn đề về giấc ngủ.

Thời gian xem

Việc xem TV buổi tối ngay trước khi đi ngủ có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của trẻ (có thể làm trẻ khó ngủ, ngủ mơ nhiều, ác mộng….). Theo các nhà khoa học thì nguyên nhân là do não trẻ hoạt động theo cách: nếu trước khi đi ngủ, các chương trình, các hoạt động, hình ảnh trong ngày sẽ được trẻ hồi tưởng lại, các hoạt động, hình ảnh càng diễn ra sát với thời gian bé ngủ sẽ có tác động mạnh hơn.

Ngoài ra, xem TV ngay sát thời gian ngủ không những không giúp trẻ tạo một bước đệm cần thiết cho não bộ để chuyển dịch sang giấc ngủ mà ngược lại nó còn kích thích não bộ hoạt động, tiếp nhận nhiều hơn tạo cho bé khó đi vào giấc ngủ hoặc ngủ không ngon.

Thời lượng xem

Chỉ nên cho trẻ em xem TV tối đa từ 1 – 2 giờ mỗi ngày. Nhiều bậc phụ huynh nhận thấy khi xem TV trẻ không quấy khóc hay làm phiền thì lấy làm thích thú cho trẻ xem TV thoải mái, hoặc khi trẻ nằng nặc đòi xem TV thì do chiều con nên để trẻ xem TV thoả thích mà không biết rằng, nếu xem nhiều hơn khoảng thời gian này thì theo các nghiên cứu của các nhà khoa học, TV có thể gây ảnh hưởng đến khả năng tập trung cũng như nguy cơ mắc các bệnh về thị lực, thính lực, béo phì, thụ động, lười vận động, không giao tiếp xã hội….

Những lưu ý khác

Tìm xem những chương trình hay, phù hợp, có ý nghĩa giáo dục phù hợp với lứa tuổi của trẻ. Các bậc phụ huynh cũng nên cùng ngồi xem và hướng dẫn, giải đáp những thắc mắc của trẻ, vừa xem vừa chỉ ra những hành động nào tốt, xấu, nên hay không nên… đó cũng là một trong những hình thức giáo dục và kiểm soát được những tác động tiêu cực của TV đối với sự phát triển của trẻ.

Hướng dẫn tư thế, khoảng cách ngồi xem TV để hạn chế ảnh hưởng về thính giác cũng như thị lực. Không nên để trẻ vừa ăn vừa xem TV vì có thể gây rối loạn quá trình tiêu hoá, làm trẻ mất tập trung, ăn uống thụ động (chỉ ăn khi mở TV, tắt TV thì trẻ không chịu ăn).

Chư Kha

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x