Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyễn Oanh
Tham vấn y khoa: BS.CKI Lê Hồng Thiện
Cập nhật 2 tuần trước

Trẻ sinh mổ có nguy cơ tiêu hóa kém: Đâu là cách để tăng cường tiêu hóa cho con?

Trẻ sinh mổ có nguy cơ tiêu hóa kém: Đâu là cách để tăng cường tiêu hóa cho con?
Bên trong cơ thể người chứa hàng nghìn tỷ vi khuẩn và “cộng đồng” vi sinh vật này chủ yếu “cư trú” tại đường ruột [1], [2]. Trong đó, các lợi khuẩn đóng vai trò quan trọng không chỉ với sức khỏe đường ruột mà còn thúc đẩy hệ thống miễn dịch khỏe mạnh [1]. Đối với trẻ sơ sinh, hệ miễn dịch của bé vẫn chưa trưởng thành khi chào đời và cũng phụ thuộc nhiều vào quá trình phát triển của hệ vi sinh vật để đảm bảo có đủ lợi khuẩn cần thiết cho chức năng miễn dịch và phát triển tối ưu [2].

Tuy nhiên, hệ vi sinh vật giai đoạn đầu đời sẽ phụ thuộc vào phương thức sinh nở [3]. Nghiên cứu cho thấy các chủng vi khuẩn có trong hệ vi sinh đường ruột ở trẻ sinh mổ sẽ có sự khác biệt so với trẻ sinh thường [2]. Cụ thể, hệ vi sinh đường ruột của trẻ sinh mổ có thể thiếu đi các chủng vi khuẩn có ở đường ruột của trẻ khỏe mạnh, đồng thời tỷ lệ hại khuẩn cũng cao hơn [4], [5]. Khi sự cân bằng bị phá vỡ, các hại khuẩn có thể gây ra các bệnh tiêu hóa [6]. Vậy mẹ nên làm gì để tăng lợi khuẩn cho trẻ sinh mổ tiêu hóa kém?

Trẻ sinh mổ nguy cơ tiêu hóa kém do khác biệt về hệ vi sinh đường ruột so với bé sinh thường

Hệ vi sinh vật đường ruột là quần thể vi sinh vật sống trong hệ tiêu hóa con người, bao gồm cả lợi khuẩn và hại khuẩn. Ước tính có khoảng 100 nghìn tỷ vi sinh vật, bao gồm khoảng 1.000 loài vi khuẩn khác nhau [6]. Để có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh, hệ vi sinh đường ruột phải đạt tỷ lệ cân bằng với khoảng 85% vi khuẩn có lợi và 15% vi khuẩn có hại. Việc được giữ ở mức cân bằng này sẽ [6]:

  • Đảm bảo hoạt động chức năng tiêu hóa và nhu động ruột
  • Tăng cường hệ thống miễn dịch và sức khỏe tổng thể
  • Tổng hợp, sản xuất một số vitamin như vitamin B12 và vitamin K
  • Phá vỡ các hợp chất có hại trong thực phẩm hoặc ngăn thành phần gây bệnh xâm nhập vào cơ thể.

Tuy nhiên, đối với trẻ sơ sinh thì không phải lúc nào sự cân bằng giữa lợi khuẩn và hại khuẩn trong đường ruột cũng được đảm bảo. Khi nghiên cứu về việc phương thức sinh có ảnh hưởng đến sức khỏe của bé không, các báo cáo cho thấy hệ vi sinh vật của trẻ sinh mổ có sự thay đổi và khác biệt so với trẻ sinh thường [4]. Bởi khi sinh thường, em bé được tiếp xúc với các lợi khuẩn có trong âm đạo của mẹ, giúp trẻ có được hệ vi khuẩn tương tự như hệ vi khuẩn của mẹ nhằm phát triển miễn dịch và cân bằng đường ruột [7], [8].

So với sự “giàu có” về lợi khuẩn đường ruột như trẻ sinh thường, hệ vi sinh đường ruột trẻ sinh mổ được xác định là kém đa dạng và “nghèo” hơn và đặc điểm này kéo dài đến khoảng 6 tháng đầu đời [7]. Thêm vào đó, trẻ sinh mổ cũng thiếu đi các chủng vi khuẩn có ở đường ruột của trẻ khỏe mạnh, chẳng hạn như Bacteroides [4]. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy hệ vi sinh đường ruột của bé sinh mổ có tỷ lệ hại khuẩn cao hơn 80% so với bé sinh thường [5]. Điều này làm cho hệ vi sinh đường ruột phát triển theo hướng bất lợi và khiến trẻ sinh mổ có nguy cơ gặp nhiều vấn đề tiêu hóa hơn.

Mất cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột ở trẻ sinh mổ – Các vấn đề tiêu hóa nào có thể xảy ra?

bệnh tiêu hóa

Trẻ sinh mổ có nhiều nguy cơ mắc hầu hết các bệnh nhiễm trùng, bao gồm cả nhiễm trùng tiêu hóa [7], rối loạn chức năng tiêu hóa [13]. Trong đó, một số vấn đề điển hình là:

  • Viêm dạ dày ruột [9]: Bệnh do virus gây ra khiến trẻ đau bụng, có thể gây tiêu chảy và nôn mửa [10]
  • Tiêu chảy [11]: Tình trạng mà trẻ đi tiêu thường xuyên, có thể trên 3 lần/ ngày với phân lỏng hơn so với bình thường[12].
  • Táo bón [13]: Tình trạng này khiến trẻ đi tiêu ít hơn, phân chuyển từ mềm lỏng sang dạng viên sỏi cứng, khô. Trẻ phải rặn nhiều hơn khi đi tiêu, có thể bị sưng cứng bụng. [14].
  • Trào ngược dạ dày thực quản [13]: Đây là hiện tượng thức ăn từ dạ dày trào ngược trở lại dạ dày khiến trẻ nôn trớ, ọc sữa, có thể kèm theo cáu kỉnh chán ăn [15]

Cách giúp bé sơ sinh tiêu hóa tốt: Làm sao để tăng lợi khuẩn, giảm lượng hại khuẩn?

Mặc dù hệ vi sinh đường ruột của bé sinh mổ có tỷ lệ hại khuẩn cao hơn 80% bé sinh thường nhưng mẹ cũng đừng quá lo [5]. Bởi nếu chăm sóc bé đúng cách thì mẹ vẫn có thể “đảo ngược” tình thế bất lợi, giúp tăng lợi khuẩn, giảm hại khuẩn cho đường ruột của bé:

Nuôi con bằng sữa mẹ

Sữa mẹ là “nguồn dinh dưỡng vàng” giúp trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ tăng trưởng, phát triển tối ưu trong giai đoạn đầu đời. Đối với nhu cầu tăng lợi khuẩn cho trẻ sinh mổ, sữa mẹ không chỉ chứa các vi sinh vật có lợi mà còn cung cấp cho con dưỡng chất định hình hệ vi sinh đường ruột, điển hình như HMOs (Human milk oligosaccharides) [16]. Cụ thể:

  • Về lợi khuẩn: Sữa mẹ chứa nhiều chủng vi khuẩn như Corynebacteria, vi khuẩn lactic acid, Propionibacteria, Bifidobacteria [16]. Trong đó, Bifidobacteria là nhóm lợi khuẩn quan trọng đối với hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh, giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột và giảm nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng [17]. Do đó, nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong ít nhất 6 tháng đầu đời có thể giúp hệ vi sinh vật đường ruột của trẻ sinh mổ biến chuyển theo hướng giống với trẻ sinh thường [4].
  • HMOs (Human milk oligosaccharides): Đại dưỡng chất nhiều thứ 3 trong sữa mẹ chỉ sau lactose và chất béo. Đây là dưỡng chất rất quan trọng đối với sức khỏe của hệ tiêu hóa, không chỉ là “thức ăn” giúp nuôi dưỡng lợi khuẩn mà còn giúp cải thiện chức năng hàng rào ruột, điều chỉnh phản ứng của tế bào ruột, giảm nguy cơ mắc bệnh viêm ruột [18]. Đặc biệt, 2’- FL HMO là dưỡng chất được chứng minh lâm sàng giúp giảm đáng kể nguy cơ nhiễm trùng hô hấp ở trẻ [19], ngăn ngừa mầm bệnh [20]. Sự kết hợp của 2’-FL HMO và 3-FL HMO còn giúp giảm đáng kể sự bám dính của mầm bệnh, hỗ trợ hàng rào bảo vệ và nhu động ruột. [21], [22]
  • Nucleotides: Dưỡng chất được chứng minh giúp tăng cường miễn dịch, giúp giảm tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy và hỗ trợ tăng sản xuất kháng thể sau 6 tháng tiêm vaccine (HIB) [23], [24], [25].

Mặc dù sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng hỗ trợ bé tăng lợi khuẩn tối ưu nhưng nếu gặp khó khăn khi nuôi con bằng sữa mẹ thì các mẹ cũng đừng quá lo. Trong trường hợp này, mẹ có thể nhờ đến sự hỗ trợ từ các nhân viên y tế để tìm được giải pháp dinh dưỡng phù hợp cho bé.

Bổ sung lợi khuẩn thông qua thực phẩm

Đối với trẻ đến tuổi ăn dặm hoặc trẻ lớn hơn, mẹ không chỉ có thể giúp con tăng lợi khuẩn qua nguồn sữa mà còn qua các loại thực phẩm giàu chất xơ như rau, củ, quả, ngũ cốc nguyên hạt… Bởi lợi khuẩn thường “ăn” chất xơ có trong chế độ ăn uống của bé để phát triển. [1]

Bên cạnh các thực phẩm nên bổ sung cho con, mẹ cần lưu ý thêm là nên hạn chế đồ ăn vặt chứa nhiều đường, thực phẩm chế biến sẵn (khoai tây chiên, thức ăn nhanh…) trong chế độ ăn của con để đảm bảo lợi khuẩn trong đường ruột “làm việc” hiệu quả hơn.

Tránh lạm dụng kháng sinh

Thuốc kháng sinh có tác dụng điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn nhưng khi dùng không chỉ tiêu diệt hại khuẩn mà còn diệt luôn cả lợi khuẩn. Từ đó, kháng sinh cũng có thể phá vỡ cân bằng hệ vi sinh đường ruột dẫn đến các vấn đề tiêu hóa như đầy hơi, đi tiêu phân lỏng… Vì vậy, mẹ chỉ nên cho trẻ dùng kháng sinh khi thật sự cần thiết [1].

Khi các ca sinh mổ đang có xu hướng tăng lên hiện nay, việc chăm sóc đường ruột cho trẻ nhỏ bằng cách tăng lợi khuẩn giảm hại khuẩn cũng ngày càng được quan tâm hơn. Điểm “mấu chốt” trong vấn đề này là mẹ cần chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ sinh mổ đúng cách. Trong giai đoạn đầu đời của bé yêu, nếu gặp khó khăn khi cho con bú thì mẹ đừng ngần ngại nhờ sự hỗ trợ của nhân viên y tế nhé!

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. 5 tips for building better gut health in kids https://www.chrichmond.org/blog/5-tips-for-building-better-gut-health-in-kids Truy cập ngày 27/08/2024

2. Temporal development of the infant gut microbiome https://royalsocietypublishing.org/doi/10.1098/rsob.190128 Truy cập ngày 27/08/2024

3. Delivery Mode Affects Stability of Early Infant Gut Microbiota https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7762768/

4. A pediatrician’s perspective on c-section births and the gut microbiome https://isappscience.org/a-pediatricians-perspective-on-c-section-births-and-the-gut-microbiome/ Truy cập ngày 27/08/2024

5. Korpela K et al (2018)

6. Get To Know Your Gut Microbiota https://nutriweb.org.my/probiotics/3-1.html Truy cập ngày 27/08/2024

7. Factors Affecting Gastrointestinal Microbiome Development in Neonates https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5872692/ Truy cập ngày 27/08/2024

8. C-Section Birth Associated with Numerous Health Conditions https://www.center4research.org/c-section-birth-health-risks/ Truy cập ngày 27/08/2024

9. Caesarean section increases the risk of hospital care in childhood for asthma and gastroenteritis https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/12801309/ Truy cập ngày 27/08/2024

10. Caring for your child with gastroenteritis https://www.oxfordhealth.nhs.uk/publication/caring-for-your-child-with-gastroenteritis/ Truy cập ngày 27/08/2024

11. Caesarean section and gastrointestinal symptoms, atopic dermatitis, and sensitisation during the first year of life https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/15499049/ Truy cập ngày 27/08/2024

12. Diarrhoea in babies and children https://www.pregnancybirthbaby.org.au/diarrhoea-in-babies-and-children Truy cập ngày 27/08/2024

13. Association between cesarean section and constipation in infants: the Japan Environment and Children’s Study (JECS) https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6291958/ Truy cập ngày 27/08/2024

14. What Is Constipation in Infants? https://www.nationwidechildrens.org/conditions/constipation-infant Truy cập ngày 27/08/2024

15. Acid Reflux (GER & GERD) in Infants https://www.niddk.nih.gov/health-information/digestive-diseases/acid-reflux-ger-gerd-infants Truy cập ngày 27/08/2024

16. Lactobacillus Bacteria in Breast Milk https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7764098/ Truy cập ngày 27/08/2024

17. Isolation of Bifidobacteria from Breast Milk and Assessment of the Bifidobacterial Population by PCR-Denaturing Gradient Gel Electrophoresis and Quantitative Real-Time PCR https://journals.asm.org/doi/10.1128/AEM.02063-08 Truy cập ngày 27/08/2024

18. Human milk oligosaccharides: Shaping the infant gut microbiota and supporting health https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC 7332462/  

19. Reverri et al (2018)

20. Rousseaux et al (2021)

21. McJarrow et al (2021)

22. Weichert et al (2013)

23. Merolla et al (2000)

24. Yau et al (2003)

25. Pickering et al (1998)

x