Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Thanh Thảo
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 18/05/2017

Bé vòng kiềng: Nỗi lo của mẹ

Bé vòng kiềng: Nỗi lo của mẹ
Dù không gây nguy hiểm gì cho bé, đôi chân vòng kiềng vẫn khiến các bà mẹ rầu rĩ. Hiện tượng này liệu có kéo dài mãi mãi? Liệu có biện pháp nào giúp đem lại đôi chân xinh xắn cho con của bạn? Nhiều câu hỏi về vấn đề vòng kiềng ở trẻ nhỏ sẽ được trả lời trong bài viết này

Chân cong vì đâu?

Đây là hậu quả của tư thế thai nhi trong tử cung, khi hai chân bắt chéo nhau. Hình dáng của đôi chân càng trở nên rõ rệt khi bé bắt đầu đứng và tập đi. Bởi bé chưa biết cách giữ thăng bằng thành thạo như người lớn, đầu gối sẽ cong để giúp giảm té ngã. Đều này càng khiến chân bé trông có vẻ cong hơn.

Trong các trường hợp hiếm gặp, thủ phạm tạo ra đôi chân cong là bệnh di truyền, bệnh Blount tác động đến ống quyển, hoặc do thiếu vitamin D.

Trạng thái này kéo dài bao lâu?

Đôi chân sẽ dần dần bớt cong khi bé lớn lên. Mặt khác, việc đi đứng thành thạo cũng khiến dáng bé trở nên ngay ngắn hơn, và mẹ sẽ từ từ mất cảm giác rằng chân con bị cong.

Ở tuổi lên 3, hầu hết các bé đã không còn dấu vết của đôi chân vòng kiềng nữa. Cho đến 7, 8 tuổi, đôi chân đã mang dáng dấp hoàn chỉnh và giữ nguyên cho đến khi trưởng thành.

Chân vòng kiềng
Chân vòng kiềng còn dẫn đến hiện tượng “bàn chân bồ câu”

Khi nào thì biết con bị vòng kiềng?

Mẹ thử đặt bé đứng thẳng, hai bàn chân sát vào nhau sao cho hai mắt cá mặt trong chân tiếp giáp với nhau. Nếu chân bị cong, hai đầu gối không sát vào nhau được.

Khi nào nên đến gặp bác sĩ?

Nếu sau 3 tuổi chân bé vẫn có những biểu hiện vòng kiềng, bạn nên đưa con đi khám. Bé sẽ được xét nghiệm máu để chắc chắn có bị thiếu vitamin D không. Việc chụp X-quang cũng cần thiết để đưa ra kết luận về căn bệnh Blount.

Ngoài ra, những trường hợp cần được xử lý sớm bao gồm: chân cong trầm trọng hơn qua thời gian, hai chân không cân xứng, bé không chịu đi hay tỏ ra đau đớn khi phải bước đi, hai bàn chân bé cũng bị cong với những ngón chân của hai bàn chân hướng vào nhau.

Khi qua khỏi tuổi lên 3, cơ hội can thiệp vào dáng xương chân sẽ rất hạn hẹp. Vòng kiềng có thể dẫn đến các vấn đề về khớp, ảnh hưởng đến đầu gối, hông và các khớp khác.

Con sẽ được đeo nẹp để cố định chân?

Các bác sĩ hiện đại thường không khuyến khích phương pháp này. Nếu bé thiếu vitamin D, bác sĩ sẽ xem xét việc kê đơn. Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ cân nhắc việc tập vật lý trị liệu để đưa chân bé về trạng thái bình thường.

MarryBaby

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x