Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Cúm ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể tiềm ẩn nguy hiểm. Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt là trẻ dưới 2 tuổi có nguy cơ cao gặp các biến chứng do cúm như [2]:
Dù hiếm gặp, bệnh cúm còn có thể dẫn đến tử vong ở trẻ. Đặc biệt, trẻ dưới 6 tháng tuổi còn nguy cơ nhập viện vì nhiễm cúm cao nhất so với trẻ ở các độ tuổi khác [2]. Do đó, mẹ cần cảnh giác phòng ngừa nhiễm cúm cho trẻ nhỏ, đặc biệt là đối với bé sinh mổ. Các nghiên cứu cho thấy bé sinh mổ có nhiều khả năng mắc các bệnh nhiễm trùng hơn so với bé sinh thường, bao gồm cả nhiễm trùng hô hấp [3].
Về con đường lây lan, trẻ có thể nhiễm cúm khi tiếp xúc với người bệnh nhiễm virus trước đó, hít thở không khí có chứa virus hoặc chạm vào bề mặt chứa virus rồi đưa tay lên mũi, miệng, mắt [1]. Trong thời tiết giao mùa, trẻ nhỏ đặc biệt là trẻ sinh mổ có xu hướng dễ mắc cảm cúm hơn là do một số yếu tố sau:
Trẻ dưới 7 tuổi có hệ miễn dịch chưa trưởng thành. Thêm vào đó, đường hô hấp trên của trẻ chưa phát triển hoàn thiện cho đến khi bé đến tuổi đi học khiến bé có nguy cơ nhiễm vi khuẩn, virus gây bệnh thường xuyên hơn [4].
Hơn nữa, các nghiên cứu hiện nay cũng cho thấy hệ miễn dịch có mối liên quan chặt chẽ với các vi khuẩn đường ruột và sự hình thành hệ vi sinh đường ruột của bé sẽ phụ thuộc vào phương thức sinh nở [5]. Vì vậy, so với bé sinh thường, bé sinh mổ có nguy cơ miễn dịch kém hơn và dễ mắc bệnh hơn. Bởi, trẻ không được tiếp xúc với lợi khuẩn có trong âm đạo của mẹ mà thay vào đó là hại khuẩn từ môi trường sẽ chiếm ưu thế hơn trong đường ruột của trẻ [3]. Hệ miễn dịch không vững vàng kết hợp với môi trường kém thuận lợi trong điều kiện thời tiết giao mùa càng khiến trẻ sinh mổ dễ bị mầm bệnh tấn công. Một nghiên cứu khác cũng cho thấy bé sinh mổ có nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp cao hơn 1,3 lần [6].
Một số loại virus gây bệnh đường hô hấp có xu hướng hoạt động, phát triển theo mùa. Theo đó, khi thời tiết thay đổi, chẳng hạn như trời trở lạnh sẽ khiến cho mọi người thường xuyên ở nhà, nơi tiếp xúc gần gũi với người khác và giúp virus lây lan dễ dàng hơn [7]. Đối với trẻ nhỏ, đặc biệt là các bé đã đi nhà trẻ thì có thể phải thích nghi với môi trường mới và những mầm bệnh mà hệ miễn dịch đang phát triển của bé chưa từng “va chạm” trước đó cũng khiến trẻ dễ bị ốm thường xuyên [4].
Hơn nữa, ở nhà trẻ hoặc trường học, đa phần các bé chưa ý thức được việc phải đưa tay che khi ho hoặc hắt hơi khiến virus, vi khuẩn dễ lây lan hơn trong môi trường này. Trẻ nhỏ cũng có xu hướng đưa tay vào miệng nên cũng dễ nhiễm virus, vi khuẩn từ những bề mặt mà bé chạm vào [4].
Bé sinh mổ có nguy cơ miễn dịch kém, dễ mắc nhiễm trùng đường hô hấp hơn bé sinh thường nhưng nếu chăm sóc đúng cách, mẹ vẫn có thể xoay chuyển tình thế để con có hệ miễn dịch vững chắc và ít bị bệnh khi thời tiết thay đổi. Trong đó, những giải pháp giúp con tăng cường miễn dịch tự nhiên luôn là những cách khoa học, dễ áp dụng và đem đến hiệu quả như:
Theo khuyến cáo, mẹ nên ưu tiên nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời, có thể kéo dài đến 24 tháng hoặc lâu hơn nếu phù hợp với mong muốn của mẹ và bé [8]. Đối với bé sinh mổ, sữa mẹ không chỉ giàu dinh dưỡng giúp bé phát triển mà còn chứa những thành phần giúp con xây dựng hệ miễn dịch vững vàng từ bên trong như:
Trường hợp không đủ điều kiện cho bé bú, mẹ có thể tham khảo ý kiến nhân viên y tế việc chọn giải pháp dinh dưỡng phù hợp cho bé sinh mổ. Mẹ nên ưu tiên nguồn dinh dưỡng với đầy đầy đủ những dưỡng chất nói trên để xây dựng và củng cố hệ miễn dịch cho bé thêm vững vàng.
Ngoài chăm sóc dinh dưỡng, mẹ nên cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên tiêm vaccine cúm hàng năm để con được bảo vệ tốt nhất. Bên cạnh đó, nếu đang nuôi con nhỏ, mẹ cũng nên chủ động tiêm phòng cúm và đảm bảo các thành viên khác trong gia đình cũng được chủng ngừa. Điều này nhằm giúp ba mẹ hạn chế nhiễm cúm và giảm nguy cơ lây lan cho con [2].
Trong sinh hoạt hàng ngày cũng có nhiều cách giúp bé nâng cao hệ miễn dịch tự nhiên và luôn được bảo vệ tốt nhất. Vì vậy, mẹ cần lưu ý:
Cúm khi giao mùa tuy không phải lúc nào cũng nguy hiểm nhưng vẫn luôn tiềm ẩn rủi ro với trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt là trẻ dưới 6 tháng và bé sinh mổ. Do đó, mẹ cần chú ý bổ sung các thành phần dinh dưỡng giúp con nâng cao miễn dịch, cho trẻ được tiêm phòng cúm theo khuyến cáo để bảo vệ con tốt nhất, mẹ nhé!
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
1. Influenza (flu) and your baby
https://www.marchofdimes.org/find-support/topics/parenthood/influenza-flu-and-your-baby Truy cập ngày 22/08/2024
2. Protect Against Flu: Caregivers of Infants and Young Children
https://www.cdc.gov/flu/highrisk/infantcare.htm Truy cập ngày 22/08/2024
3. C-Section Birth Associated with Numerous Health Conditions
https://www.center4research.org/c-section-birth-health-risks/ Truy cập ngày 22/08/2024
4. Why is my child always sick? A pediatrician answers your questions
https://health.choc.org/why-is-my-child-always-sick-a-pediatrician-answers-your-questions/ Truy cập ngày 22/08/2024
5. Cesarean versus Vaginal Delivery: Long term infant outcomes and the Hygiene Hypothesis
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3110651/ Truy cập ngày 22/08/2024
6. Pediatrics Consequences of Caesarean Section-A Systematic Review and Meta-Analysis
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/33142727/ Truy cập ngày 22/08/2024
7. The constant cold: Why kids are always sick and what to do about it
https://mcpress.mayoclinic.org/parenting/the-constant-cold-why-kids-are-always-sick-and-what-to-do-about-it/ Truy cập ngày 22/08/2024
8. Breastfeeding vs. Formula Feeding
https://kidshealth.org/en/parents/breast-bottle-feeding.html Truy cập ngày 22/08/2024
9. Human Milk Oligosaccharides: Health Benefits, Potential Applications in Infant Formulas, and Pharmacology
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7019891/ Truy cập ngày 22/08/2024
10. Reverri et al (2018)
11. McJarrow et al (2021)
12. Weichert et al (2013)
13. Merolla et al (2000)
14. Yau et al (2003)
15. Pickering et al (1998)
16. Lactobacilli and Bifidobacteria in Human Breast Milk: Influence of Antibiotherapy and Other Host and Clinical Factors
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4086764/ Truy cập ngày 22/08/2024
17. Comparison of probiotic lactobacilli and bifidobacteria effects, immune responses and rotavirus vaccines and infection in different host species
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4818210/
18. Physical activity and exercise for children
https://www.pregnancybirthbaby.org.au/physical-activity-and-exercise-for-children Truy cập ngày 22/08/2024
19. Boosting your child’s immune system
https://www.health.harvard.edu/blog/boosting-your-childs-immune-system-202110122614 Truy cập ngày 22/08/2024