Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Tuy vậy, việc đảm bảo chất lượng giấc ngủ cho con yêu vẫn còn là nỗi ám ảnh của rất nhiều bà mẹ. Vậy mẹ đã biết cách làm cho bé dễ ngủ chưa? MarryBaby mời mẹ tham khảo bài viết dưới đây nhé.
Trước khi tìm hiểu về các cách làm cho bé dễ ngủ, mẹ sẽ cần hiểu rõ tầm quan trọng của giấc ngủ đối với sự phát triển của bé tập đi và mẫu giáo.
Đối với trẻ 1 – 5 tuổi, giấc ngủ cũng có tầm quan trọng như thức ăn và nước uống hàng ngày. Giấc ngủ ảnh hưởng đến cơ thể bé và tạo tiền đề cho sự phát triển liên tục của con trong suốt thời thơ ấu và thanh thiếu niên.Việc ngủ đủ giấc sẽ giúp con phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn trí tuệ bởi vì:
Và để áp dụng cách làm cho bé dễ ngủ hiệu quả, mẹ nên nhớ thời gian ngủ của bé để có sự sắp xếp thời gian biểu khoa học.
>>> Mẹ có thể xem thêm: Bé khó ngủ thiếu chất gì? Mẹ cần biết để cải thiện giấc ngủ cho bé
Nhu cầu giấc ngủ của bé là khác nhau theo từng độ tuổi. Tuy nhiên, một số hướng dẫn hợp lý dựa trên cơ sở khoa học có thể giúp mẹ xác định xem con của mình có đang ngủ đủ giờ hay không.
Mẹ cần đảm bảo thời gian ngủ của bé ở giai đoạn này là từ 11 đến 14 giờ mỗi ngày. Bé sẽ ngủ trưa ít hơn so với giai đoạn sơ sinh và thường chiếm khoảng 1-2 giờ ngủ trưa hàng ngày.
Mẹ đảm bảo mỗi ngày con yêu ngủ từ 10 – 13 giờ. Ở giai đoạn này, buổi tối bé thường bắt đầu ngủ từ khoảng 7 – 9 giờ tối và dậy khoảng từ 6 – 8 giờ sáng. Từ 3 tuổi trở đi, hầu hết các bé vẫn còn ngủ trưa, tuy nhiên khi được 5 tuổi thời gian ngủ trưa ngắn sẽ tốt cho bé.
Tuy nhiên, bên cạnh đảm bảo giờ ngủ trong một ngày, mẹ cũng cần phân bổ thời gian hợp lý giữa các giấc ngủ, tránh tình trạng bé ngủ trưa quá nhiều gây ảnh hưởng đến giấc ngủ tối.
Một trong những cách làm cho bé dễ ngủ vào buổi tối là đảm bảo con không ngủ trưa quá nhiều. Thời gian ngủ trưa của bé chỉ nên kéo dài từ 30 phút đến 1 tiếng đối với bé dưới 3 tuổi và từ 15 đến 30 phút đối với bé từ 3 tuổi trở lên.
Nếu ngủ quá nhiều vào buổi sáng và trưa, bé sẽ bị rối loạn giấc ngủ vào ban đêm do thừa số lượng giờ ngủ. Cơ thể bé sẽ tỉnh táo lâu hơn sau giấc ngủ trưa và khó chìm vào giấc ngủ đêm. Nếu tình trạng kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển cơ thể và gây rối loạn nhịp sinh hoạt hằng ngày của bé lẫn những người trong gia đình.
Đối với những trẻ từ 3 tuổi trở lên, khi bé ngủ đêm không được tốt thì mẹ nên hạn chế, thậm chí cắt bỏ giấc ngủ trưa. Vì trong giai đoạn này, giấc ngủ ban đêm mới thực sự là giấc ngủ có giá trị và cần đủ chất lượng cũng như thời lượng để bảo vệ sức khỏe.
Khi chưa tìm ra cách làm cho bé dễ ngủ, nhiều mẹ để cho bé ngủ mà không theo giờ giấc cố định, đặc biệt là thức khuya. Mặc dù là biết điều đó là không nên nhưng có thể mẹ chưa biết hết những tác hại mà thức khuya đem đến cho con đấy nhé.
Trong giai đoạn thứ 4 của giấc ngủ, tức là khoảng thời gian từ 10 giờ tối đến 12 giờ 30 giờ sáng, hóc môn tăng trưởng chiều cao của bé sản sinh ở mức đỉnh điểm, có thể chiếm tới 20% – 40% tổng lượng hóc môn được sản sinh trong 1 ngày. Nếu bé thức khuya thì lượng hóc môn sẽ không được sản sinh nhiều, từ đó khiến bé không phát triển được nhiều.
Khi áp dụng đúng cách làm cho bé dễ ngủ, não của con được vận hành thoải mái, dễ chịu dẫn đến trí nhớ tốt, khả năng học tập sẽ tăng lên. Ngược lại, máu và dưỡng khí không đủ để nuôi dưỡng não dẫn đến thiếu khả năng tập trung, trí nhớ tự nhiên sẽ không tốt và khả năng học tập giảm sút.
Khi bé ngủ muộn, các cơ quan bên trong cơ thể sẽ không có đủ thời gian để thực hiện phục hồi và sửa chữa những tổn thương. Các cơ quan mệt mỏi sẽ ảnh hưởng đến sức đề kháng của con, khiến con hay bị ốm vặt.
Do đó, việc kiểm soát thời gian ngủ của bé là rất quan trọng. Để làm được điều này, mẹ cần giúp con hình thành một nếp sinh hoạt cố định và hợp lý. Những thói quen tốt trước khi đi ngủ cũng là cách làm cho bé dễ ngủ hơn.
>>> Mẹ có thể xem thêm: Ngăn không cho con làm “cú đêm”
Việc chọn khung giờ cố định để đi ngủ giúp cài đặt đồng hồ sinh học trong tiềm thức của bé. Con dễ dàng đi vào giấc ngủ mà không cảm thấy khó chịu khi phải đi ngủ sớm hay bị thiếu ngủ do ngủ muộn.
Là một trong những cách giúp bé thư giãn đầu óc trước khi đi vào giấc ngủ, việc này còn khiến tình cảm của trẻ với bố mẹ trở nên khăng khít hơn.
Ánh sáng xanh phát ra từ màn hình điện thoại hay các thiết bị điện tử gây ức chế hóc môn melatonin, một loại chất gây cảm giác buồn ngủ.
2 giờ đồng hồ là khoảng cách ít nhất giữa giấc ngủ và bữa ăn của bé. Đặc biệt ban đêm hệ tiêu hoá bé cần nghỉ ngơi , quá trình trao đổi chất trong cơ thể cũng bắt đầu chậm lại. Do đó, mẹ không nên cho con ngủ ngay sau khi ăn để không làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của con.
Ở tuổi tập đi, bé đang tìm cách để khẳng định quyền kiểm soát một số hoạt động của mình. Nên mẹ hãy cho con được lựa chọn các hoạt động trước giờ ngủ. Bí quyết ở đây là để giới hạn các lựa chọn. “Con muốn mặc pijama hay cái áo này?”, hay “Con muốn đi ngủ liền chưa, hay 10 phút nữa?”. Bé sẽ rất vui vì mình chính là người đưa ra quyết định và sẵn sàng leo lên giường ngủ với một tâm lý thoải mái.
Hãy nói với con về những thói quen trước giờ đi ngủ như ăn nhẹ, uống sữa, đánh răng, rửa sạch tay chân và lên giường, đọc truyện rồi đắp chăn và nhắm mắt ngủ. Thời gian thức dậy, giờ ăn, giờ ngủ trưa và giờ chơi giống nhau giúp con có một giờ đi ngủ suôn sẻ.
Ở độ tuổi này, bạn nên bắt đầu tập cho con ngủ một mình hoặc sắp xếp cho con một góc riêng tư trong cùng phòng với bố mẹ nếu bạn muốn. Hãy đặt bé vào giường khi bé vẫn còn thức. Điều này sẽ giúp bé học cách tự đi vào giấc ngủ.
Qua bài viết trên, mẹ có thể hiểu giấc ngủ tác động đến con như thế nào rồi phải không? MarryBaby hy vọng những cách làm cho bé dễ ngủ ở trên sẽ giúp mẹ tập cho con thói quen đi ngủ đủ giấc và đúng giờ để bé yêu luôn khỏe mạnh nhé.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
1.Healthy sleep habits
Ngày truy cập: 3/12/2021
2. The 4 B’s of Bedtime
https://www.healthychildren.org/English/healthy-living/sleep/Pages/The-4-Bs-of-Bedtime.aspx
Ngày truy cập: 3/12/2021
3. Toddler Bedtime Trouble: Tips for Parents
Ngày truy cập: 3/12/2021
4. How much sleep do children need?
Ngày truy cập: 3/12/2021
5. How much sleep do babies and kids need?
https://www.sleepfoundation.org/children-and-sleep/how-much-sleep-do-kids-need
Ngày truy cập: 3/12/2021