Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Cảm xúc là sợi dây vô hình giúp chúng ta nhận biết một đứa trẻ đang vui hay buồn, con có gặp khó khăn gì không? Một đứa trẻ giàu trí tuệ cảm xúc sẽ nhạy cảm với những người xung quanh, có trách nhiệm và thường được nuôi dạy tốt. Đó là những phẩm chất cần thiết cho tất cả chúng ta. Nhưng ở tuổi của mình, bé cần thể hiện được những năng lực cảm xúc nào?
Mẹ có thể làm gì để nuôi dưỡng cảm xúc của trẻ hoặc kết nối cảm xúc với con cái mình? Hãy cùng Marry Baby khám phá ngay sau đây nhé.
Theo chuyên gia tâm lý, “giao tiếp cảm xúc” là quá trình trao đổi thông tin giữa hai bên nhưng phải chỉ đơn thuần về hình thức hay sự kiện xảy ra mà về cảm xúc. Có nghĩa là ngoài trao đổi thông tin cơ bản, hai bên có mong muốn biểu đạt cảm xúc của chính mình, lắng nghe, thấu hiểu cảm xúc của đối phương và sau đó để có phản ứng cảm xúc phù hợp.
Từ khi còn rất nhỏ, trẻ đã có thể đưa ra những tín hiệu giao tiếp với mẹ, điều quan trọng là người mẹ cần nhận ra và đáp lại để tạo sự tương tác với trẻ. Nếu người mẹ không chú ý mà bỏ qua thì dần dần trẻ có xu hướng không muốn giao tiếp với mẹ vì nhiều lần không được đáp trả.
Sau khi sinh con rất nhiều phụ nữ bị rơi vào trạng thái stress, trầm cảm kéo dài do chưa thích nghi ngay được với đứa con từng là một phần cơ thể mình vừa chào đời. Một số người lại cảm thấy áp lực nặng nề vì lần đầu làm mẹ, lo lắng vì con hay đau ốm, con khóc nhiều nên tự trách bản thân không chăm sóc được cho con.
Thời gian này người mẹ không tiếp xúc nhiều với trẻ cho đến khi trở lại trạng thái cân bằng. Người mẹ trầm cảm có thể hồi phục sau vài tháng nhưng phải gánh chịu hậu quả vô cùng to lớn do thời gian trầm cảm để lại. Vì theo nghiên cứu cho thấy, trẻ nhìn những người tươi cười lâu hơn nhìn những người nhăn nhó, khó chịu. Nhưng một thời gian dài người mẹ không chơi đùa, vui cười với trẻ sẽ khiến trẻ không hứng thú khi giao tiếp với mẹ.
Đối với cha mẹ hiện đại thường thuộc khu vực thành phố, gia đình khá giả cha mẹ quan tâm quá mức đến vấn đề thể chất của con mình, bao bọc con quá kỹ khiến trẻ không có điều kiện tiếp xúc với thực tế. Kết quả là đứa trẻ đó không những mắc bệnh béo phì mà còn chẳng hiểu gì về thế giới xung quanh dù có thể học rất giỏi.
Gia đình luôn đáp ứng mọi yêu cầu của trẻ khiến trẻ có tính ngại khó khăn vì từ nhỏ đã quá dễ dàng có đươc thứ mình muốn. Phải để trẻ trải qua khó khăn, ví dụ như cố gắng đi đến chỗ món đồ mình thích để lấy dù rất khó, gặp nhiều thứ không như ý muốn để trẻ học được cách khống chế được cảm xúc của mình.
Ngoài ra, gia đình nên cho trẻ có khoảng không gian riêng để chơi một mình, cha mẹ không tham gia mà nên ở gần đó giúp trẻ vừa thấy yên tâm vừa không bị quấy rầy. Chơi một mình giúp trẻ phát triển tư duy tốt hơn khi luôn có người lớn bên cạnh.
Từ trước đến nay đa số cha mẹ chỉ quan tâm đến việc con mình có ngoan hay không, có khỏe mạnh hay không, học có tốt hay không? Nhưng lại chẳng mấy quan tâm đến khả năng giao tiếp cảm xúc của con như thế nào? Các câu hỏi cha mẹ thường hỏi con chỉ qua loa, thuần túy: Hôm nay con được mấy điểm? Con có ngoan không mà không hề đề cập gì đến suy nghĩ cảm nhận của con ví dụ như: “Con cảm thấy lớp học như thế nào? Ở lớp có gì vui không?”.
Những quan tâm nho nhỏ về tâm tư tình cảm của con sẽ khiến trẻ cảm thấy tin tưởng, mở lòng mình hơn và muốn chia sẻ nhiều hơn với cha mẹ. Nhờ đó kịp thời giải quyết những vướng mắc của trẻ, ngăn nguy cơ trầm cảm ở trẻ.
Giao tiếp cảm xúc trong các gia đình ở Việt Nam rất hạn chế và hầu như không có. Cha mẹ hay có những biện pháp răn đe trẻ bằng cách không chấp nhận mặt xấu của con mình chẳng hạn như gây áp lực cho trẻ bằng cách ra điều kiện: “Ngoan mới thương”, “Hư là không thương nữa”.
Cha mẹ không hề biết rằng trẻ có nhu cầu: “Được quan tâm tích cực không điều kiện”. Nghĩa là đứa trẻ nào cũng có mặt tốt, mặt xấu và muốn cha mẹ chấp nhận cả hai mặt như sự vốn có của nó. Nhưng không cha mẹ nào chịu chấp nhận những khuyết điểm của con mình, khiến trẻ giấu hết mặt xấu của mình không dám chia sẻ với cha mẹ nữa.
Phải chấp nhận mọi mặt của trẻ dù xấu hay tốt để trẻ có thể chấp nhận chính mình một cách toàn diện, mặt khác có thể tìm cách điều chỉnh những mặt xấu của trẻ giúp trẻ mở lòng hơn với cha mẹ khi cần có sự tư vấn của gia đình.
Trẻ em rất dễ bị mất kiểm soát cảm xúc, cả khi các bé buồn, giận hay vui sướng. Bất kỳ đứa trẻ nào cũng cần được học cách làm chủ cảm xúc. Với khả năng kiểm soát và điều chỉnh bản thân, bé sẽ học được cách đương đầu với những cảm giác tiêu cực và những thay đổi trạng thái từ buồn, vui đến giận hờn, thất vọng mà không bị chìm đắm trong tuyệt vọng. Bé cũng không phản ứng lại những tình huống tiêu cực bằng hành động thái quá.
Chẳng hạn, khi bị bạn giành mất món đồ chơi yêu thích, thay vì khóc lóc, đánh nhau, một đứa trẻ biết tự chủ sẽ đưa ra hành động thích hợp hơn, chẳng hạn như nói chuyện hoặc ngỏ ý cùng chơi món đồ chơi đó. Đương nhiên, việc bộc lộ cảm giác của bản thân không phải là xấu nhưng bất cứ ai trong chúng ta cũng biết rằng việc gì cũng có nơi chỗ và thời điểm của nó.
Những đứa trẻ thiếu tính kiên nhẫn thường hay đòi hỏi và dễ đầu hàng. Dạy cho trẻ tính kiên nhẫn cũng có nghĩa là trì hoãn việc thỏa mãn của bé. Việc này có vẻ khó khăn đối với những bậc phụ huynh bận rộn, song cha mẹ nên cố gắng. Một đứa trẻ biết kiên nhẫn chờ đợi sẽ đạt được thành tựu lớn hơn.
Hãy hình dung một cách đơn giản, muốn hưởng thụ một bông hoa đẹp do tự mình trồng, chúng ta đều phải chờ đợi hạt giống nảy mầm, cây non phát triển, trổ nụ và nở hoa khi đã đủ ngày đủ tháng.
Vẫn biết rằng các con còn nhỏ dại và bạn không thể tránh khỏi suy nghĩ muốn được chở che, bảo bọc cho các bé nhưng tốt nhất là để bé tự dựa vào bản thân. Hãy bắt đầu từ những việc nhỏ như tự xúc cơm chẳng hạn. Rất sớm, bạn sẽ thấy rằng những đứa trẻ biết tự lực cánh sinh xem cuộc sống như một hành trình khám phá vô tận. Cứ để con tự làm mọi thứ bằng chính năng lực của mình, cho bé cơ hội để sai lầm, bởi đó là một phần tất yếu của quá trình học hỏi.
Một đứa trẻ có trách nhiệm chính là đứa trẻ có khả năng tự lực cánh sinh cao nhất. Có trách nhiệm, con sẽ học được bước tiếp theo là chịu trách nhiệm về những điều mình làm. Bé cũng biết cách tìm giải pháp cho những vấn đề do mình tạo ra.
Cách tốt nhất để gieo trồng tinh thần trách nhiệm trong bé là làm gương cho con. Bạn có phải là một ông bố/ bà mẹ có trách nhiệm trong cuộc sống không?
Kỹ năng xây dựng mối quan hệ thân thiết là một “vũ khí” tối quan trọng để thu được những thành tựu lớn trong cuộc sống. Chúng ta học được cách kết bạn, nhưng ít người trong chúng ta nghĩ về việc làm thế nào để củng cố và duy trì một mối quan hệ tốt đẹp. Bạn có thể dạy con về những giá trị không thể thiếu trong một mối quan hệ như tình bạn: sự trung thành, niềm tin và chữ tín. Rồi bạn sẽ vui mừng vì con có được những người bạn từ thuở ấu thơ sẽ cùng gắn bó với bé đến suốt cuộc đời.
♦ Bước 1: Hãy xem những lúc con xúc động là cơ hội để làm thân và dạy dỗ con
Khả năng bạn vỗ về, an ủi và làm dịu một đứa trẻ đang xúc động mạnh có thể thấy chúng ta đang làm vai trò bố mẹ một cách tốt nhất. Những xúc cảm tiêu cực chỉ có thể tan biến đi khi trẻ con có thể được trò chuyện về những xúc cảm của chúng. Do vậy, điều cần thiết là bạn phải sớm nhận ra những xúc cảm của trẻ khi chúng đang còn ở cường độ thấp trước khi trẻ lâm vào khủng hoảng quá căng thẳng.
♦ Bước 2: Lắng nghe bằng cả trái tim và cho con cái thấy “cái lý” của những xúc cảm của chúng
Hãy xây dựng một mối thâm tình và dạy cho con cái mình một kỹ năng giải quyết vấn đề, sử dụng trí tưởng tượng để nhìn vấn đề từ góc nhìn của đứa trẻ. Để bắt đài những cảm xúc của con cái, bạn phải để ý thể hiện qua điệu bộ, cử chỉ, nét mặt, tức ngôn ngữ bằng tay chân của chúng.
Hãy ngồi vào vị trí của con cái, đặt mình đúng tầm mức của chúng, hít một hơi thở thật sâu, thở đều, thư giãn và tập trung. Thái độ chú ý lắng nghe của bạn sẽ giúp đứa trẻ biết rằng bạn đang nghiêm túc, quan tâm đến vấn đề của chúng.
♦ Bước 3: Giúp con cái gọi tên những xúc cảm của mình
Một bước dễ làm và rất quan trọng tiếp theo là giúp con trẻ gọi tên những xúc cảm của chúng. Dùng ngôn từ để gọi tên những xúc cảm có thể giúp cho đứa trẻ “chuyển thể” những xúc cảm còn đang rất mơ hồ, không rõ hình dạng trong trí óc trẻ như giận dữ, buồn bã, cô đơn, tủi thân, sợ hãi, ghen tức.
Ví dụ nếu bố mẹ thấy con nước mắt lưng tròng hãy nhỏ nhẹ hỏi: “Con thấy rất buồn phải không nào?”. Nghe vậy, không chỉ đứa trẻ cảm thấy mình được cảm thông, và đứa trẻ có được một từ ngữ để diễn đạt tâm trạng của mình.
♦ Bước 4: Đặt ra giới hạn trong khi giúp con giải quyết vấn đề
◊ Đặt ra giới hạn: Đối với con trẻ, giải quyết vấn đề thường bắt đầu với việc bố mẹ đặt ra những giới hạn đối với những cử chỉ không thích hợp. Ví dụ, đứa trẻ tức giận, thất vọng chuyện gì đó, thế là đập vỡ đồ chơi, hoặc đánh bạn. Trước tình huống này bố mẹ hãy giúp đỡ trẻ xác định, gọi tên xúc cảm đó, có thể hướng dẫn trẻ nghĩ ra cách thức thích hợp để xử lý với những xúc cảm tiêu cực ấy.
◊ Xác định mục tiêu: Để xác định mục tiêu cho việc giải việc giải quyết vấn đề, hãy hỏi xem con bạn muốn gì. Thông thường, câu trả lời rất đơn giản: Đứa trẻ muốn sửa lại con diều, giải bài toán hóc búa. Những trường hợp khác có thể phải cần hai bên nói chuyện thì mới rõ vấn đề là gì. Ví dụ, con bạn không nhận được vai thích hợp trong vở kịch sắp diễn ra ở trường, con vật của con bạn mới chết hay đứa bạn thân nhất vừa theo bố mẹ rời nhà đi chỗ khác. Trong những trường hợp thế này, mục tiêu của đứa trẻ chỉ đơn giản là sự chấp nhận mất mát hoặc tìm kiếm ở bố mẹ một sự an ủi, thông cảm
◊ Nghĩ đến những giải pháp có thể áp dụng: Hãy cùng ngồi lại với con bạn để tìm những phương cách giải quyết vấn đề. Những ý kiến của bố mẹ có thể rất cần thiết, được con trẻ đánh giá cao, đặt biệt với những đứa trẻ con bé khó có thể tự mình nghĩ ra cách giải quyết nào đó.
◊ Đánh giá những giải pháp được đề nghị dựa trên những giá trị của gia đình: Đây là lúc điểm lại những ý tưởng mà bố mẹ và con đã nghĩ ra, quyết định xem nên triển khai áp dụng và loại bỏ những giải pháp nào. Hãy khuyến khích con bạn xem xét từng giải pháp riêng biệt, đặt ra những câu hỏi sau đây:
Cảm xúc rất quan trọng trong hình trình phát triển nhân cách và xây dựng cuộc sống hạnh phúc cho trẻ. Vì vậy cha mẹ nên quan tâm tới cảm xúc của con, kết nối cảm xúc với con và bồi dưỡng cảm xúc cho con để bé yêu hạnh phúc hơn mỗi ngày nhé.
Marry Baby
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.