Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Cụm từ khủng hoảng tuổi lên 2 được dùng để chỉ những thay đổi xảy ra trong giai đoạn từ 18 tháng đến 3 tuổi. Tâm trạng lúc nắng lúc mưa, hành động của bé đôi khi “bạo lực” như đấm đá, cắn, cấu, la hét, ăn vạ. Đây là những chuyện thường ngày; vậy cách xử lý khủng hoảng tuổi lên 2 là gì?
Trong bài viết, MarryBaby mách mẹ một vài mẹo để cùng con vượt qua giai đoạn thay đổi cảm xúc mãnh liệt này nhé.
Để xử lý khủng hoảng tuổi lên 2 đúng cách, mẹ cần nhất quán với các quy tắc của mình; bé cần hiểu giới hạn trong việc đỏi hỏi, đáp ứng nhu cầu hay thực hiện hành động nào đó.
Nếu nhận được những phản ứng, thông tin trái ngược từ mẹ; bé sẽ bị bối rối và không biết phải phản ứng như thế nào. Vì vậy, mẹ hãy đảm bảo rằng tất cả mọi người đều áp dụng chung quy tắc khi dạy bé.
Trẻ mới biết đi rất nhanh chóng tiếp nhận và phản ứng lại cảm xúc của mẹ; nếu mẹ căng thẳng, thất vọng; tình hình có thể dễ dàng leo thang. Khi trẻ có dấu hiệu khủng hoảng tuổi lên 2, mẹ hãy xử lý bằng cách:
Nói “không” thật không dễ dàng; nhưng biết khi nào cần nói “không” lại là cách xử lý khủng hoảng tuổi lên 2 hữu hiệu. Hãy chọn những tình huống để nói “không” để giúp con học được điều gì là ổn và không ổn.
Mẹ có thể nói chuyện với chồng hoặc bạn bè và đặt ra một số quy tắc cơ bản đơn giản mà tất cả mọi người có thể tuân theo.
Nếu bé có cơn giận dữ, mẹ hãy nghĩ xem điều gì có thể đã khiến điều này xảy ra. Khi nguyên nhân tương tự xuất hiện, hãy đánh lạc hướng hoặc đưa bé ra khỏi nguyên nhân đó để tránh lặp lại phản ứng về mặt cảm xúc.
Sau một cơn giận dữ, hoặc một số hành vi tồi tệ của bé, cách xử lý là hãy giải thích cho con chuyện gì đã xảy ra và tại sao bé lên 2 tuổi cảm thấy khủng hoảng.
Hãy nói ngắn gọn và đơn giản bằng ngôn ngữ mà bé có thể hiểu. Tương tự, mẹ có thể giúp bé tìm hiểu về những điều tích cực bằng cách khen ngợi khi bé đã làm điều gì đó tốt.
Đôi khi, mẹ có thể tặng bé một phần thưởng nhỏ; chẳng hạn như nhãn dán hoặc cây bút chì mới. Ngoài ra, mẹ cũng cần dành nhiều sự chú ý cho bé khi bé có hành vi tốt.
>> Xem thêm: Dạy bé 2 tuổi học những gì? Cách nuôi dạy bé thông minh
Nếu trẻ mới biết đi lặp đi lặp lại cùng một hành vi không mong muốn, một thời gian ‘nghỉ chơi’ ngắn có thể hữu ích. Mẹ có thể cần ở lại với bé để ngăn bé đi lang thang; cùng với một lời giải thích đơn giản về lý do tại sao bé ở trong tình trạng ‘nghỉ chơi’.
Đây có thể là một cách xử lý khủng hoảng tuổi lên 2 tuyệt vời để dạy cho trẻ bài học tại sao những gì bé đã làm là hành vi không thể chấp nhận được.
Chế độ ăn uống của trẻ lên 2 tuổi có thể đóng vai trò lớn trong hành vi của bé suốt cả ngày. Ăn quá nhiều đường có thể dẫn đến năng lượng tăng vọt, sau đó là mức thấp đột ngột – cả hai điều này đều không phải là công thức giúp bạn bình tĩnh!
Mẹ hãy khuyến khích con ăn 3 bữa cân đối, xen kẽ với các bữa ăn nhẹ lành mạnh, sẽ giúp giữ mức năng lượng và tâm trạng của trẻ ở mức ổn định.
Với những cách xử lý khủng hoảng tuổi lên 2; mẹ không thể mong đợi sự biến đổi tích cực chỉ sau một đêm; nhưng việc kiên nhẫn duy trì các nguyên tắc sẽ giúp bé biết đâu là ranh giới cần thiết để phát triển những thói quen tốt.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
1. Coping with the terrible twos
https://www.cgbabyclub.co.uk/toddler/development/terrible-twos.html#:~:text=
Ngày truy cập: 21.04.2023
2. Tips to Help You Survive Your Toddler’s ‘Terrible Twos’
https://health.clevelandclinic.org/tips-help-you-survive-your-toddlers-terrible-twos/
Ngày truy cập: 21.04.2023
3. Toddler tantrums: the facts and how to cope
https://www.nct.org.uk/baby-toddler/toddler-tantrums-and-tricky-behaviour/toddler-tantrums-facts-and-how-cope
Ngày truy cập: 21.04.2023
4. I’ve heard a lot about the terrible twos. Why are 2-year-olds so difficult?
https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/infant-and-toddler-health/expert-answers/terrible-twos/faq-20058314
Ngày truy cập: 21.04.2023
5. Temper Tantrums
https://kidshealth.org/en/parents/tantrums.html
Ngày truy cập: 21.04.2023