Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Bích Trâm
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 18/12/2020

Vì sao bé hay đi nhón gót?

Vì sao bé hay đi nhón gót?
Bạn có để ý rằng bé rất hay đi nhón gót? Tình trạng này có thể là một thói quen tự phát không nguy hiểm, cũng có thể do vấn đề về gân gót chân hoặc nghiêm trọng hơn là những bất thường về thần kinh như bại não.

Dấu hiệu trẻ có vấn đề khi đi nhón gót chân

Hầu hết các bé thỉnh thoảng đi nhón gót khi chơi đùa, ví dụ trong các trò chơi cần di chuyển thật khẽ, bé sẽ vịn vào đồ đạc trong nhà và di chuyển bằng các đầu ngón chân. Một số bé cũng thích đi nhón gót tới lui vì cảm thấy như thế thật khác biệt và thú vị. Nói chung, việc các bé dưới 2 tuổi đi nhón gót chân không phải vấn đề đáng lo ngại và thường sẽ không trở thành thói quen lâu dài.

Tuy nhiên, nếu bé có một vài trong các dấu hiệu dưới đây, ba mẹ nên đưa bé tới bác sĩ để được kiểm tra:

  • Hầu như chỉ đi bằng đầu ngón chân
  • Cơ bắp căng cứng
  • Thiếu sự phối hợp giữa các chi
  • Đi đứng một cách vụng về, thường xuyên vấp ngã hoặc đi lạch bạch
  • Có bất thường trong sự phát triển kỹ năng vận động, ví dụ như bé không thể cài nút áo của mình
  • Đứng không vững khi đi chân trần
  • Mất đi các kỹ năng vận động đã có
Sự phát triển thể chất của trẻ mầm non: Đi nhón gót có thể là dấu hiệu của bại não
Đi nhón gót có thể là biểu hiện của một số vấn đề về thể chất, trong đó có bệnh bại não

Nguyên nhân trẻ có vấn đề khi đi nhón gót chân

Nếu bé con của bạn luôn đi theo kiểu nhón gót, bé có thể gặp vấn đề về thể chất chẳng hạn như bẩm sinh gân achilles, gân ở gót chân hơi ngắn nên cứ chuyển động là nhón gót. Điều này sẽ làm cản trở bé đứng thẳng trên bàn chân và giới hạn mức độ vận động ở mắt cá chân. Bên cạnh đó, việc đi nhón gót có thể là dấu hiệu của chứng rối loạn vận động, một tình trạng của bệnh bại não.

Có nhiều loại bại não và phổ biến nhất là bại não thể co cứng, có nghĩa là các chi bị co cứng, cử động khó khăn. Trẻ em sinh non có nguy cơ bị bại não cao hơn các bé sinh đủ tháng do sinh non có thể bị xuất huyết trong não, gây tổn thương các bộ phận điều khiển hoạt động của não. Đôi khi người mẹ hay thai nhi bị nhiễm trùng trong thời gian người mẹ mang thai cũng làm tổn hại mô não và dẫn đến bại não. Đôi khi trẻ sinh non phát triển một tình trạng gọi là nhuyễn hóa chất trắng quanh não thất gây tổn thương những dây thần kinh điều khiển sự vận động.

Bé đi nhón gót cũng có thể do mắc phải hội chứng liệt nửa người, đây là một dạng của bại não, trong đó các gân Achilles của bé rất căng, gót chân bị kéo lên và các ngón chân hướng xuống. Nếu nguyên nhân làm bé đi nhón gót xuất phát từ những tổn thương não, tình trạng này thường xuất hiện cùng với sự chậm phát triển kỹ năng ngôn ngữ và bệnh tự kỷ. Vì vậy, nếu bé xuất hiện các vấn đề này cùng lúc, bạn nên đưa bé đi khám bác sĩ để kiểm tra.

Nếu bác sĩ xác định bé không bị bại não, tự kỷ và những vấn đề liên quan tới thần kinh khác, đồng thời trương lực cơ và khả năng vận động mắt cá chân của bé tốt, bé có thể được chẩn đoán tình trạng đi nhón gót tự phát. Điều này có nghĩa là không xác định được nguyên nhân và việc bé đi nhón gót chỉ là do thói quen.

Giải pháp điều trị việc bé đi nhón gót chân

Viiệc bé đi nhón gót chânquen. bại não, tự kỷ và những vấn đề liên quan tới thần kinh khác, đồng thời trương lực cơ và khả năng vận động mắt cá chân của bé tốt, bé có thể được chẩn đoán tình trạngp sệc vì v bé đi nhón gót chânquen. bại não, tự kỷ và những vấn đề liên quan tới thần kinh khác, đồng thời trương lực cơ và khả năng vậu khi bé đi nhón gót chân quen.

Nếu bé có vấn đề về thể chất, ví dụ như gân Achilles ngắn, việc điều trị có thể bắt đầu với vật lý trị liệu trong đó bao gồm kéo co giãn. Bác sĩ sẽ cho bé mang một dụng cụ chỉnh hình mắt cá chân, bàn chân, đây là một giá đỡ bằng nhựa với trọng lượng nhẹ ôm theo mặt sau của chân và giữ bàn chân ở một góc 90 độ. Bé sẽ cần mang dụng cụ này cả ngày và đêm cho đến khi hết hẳn tình trạng đi nhón gót. Tất nhiên, bạn có thể tháo nó ra khi tắm bé hoặc khi bé thực hành các bài tập tăng cường. Một số ít trường hợp có thể cần thực hiện phẫu thuật để cải thiện tình hình.

Nếu nguyên nhân sâu xa của tình trạng đi nhón gót là do bệnh bại não hoặc tự kỷ chứ không phải là do vấn đề về thể chất, các liệu pháp điều trị sẽ giúp cải thiện những yếu tố cơ bản. Trong trường hợp đó, bước đầu tiên để xác định hình thức điều trị mà bé cần là đánh giá lại quá trình phát triển của bé.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x