Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Huyền Nguyễn
Tham vấn y khoa: Bác sĩ CKI Nguyễn Đinh Hồng Phúc
Cập nhật 10/06/2022

Tác hại của điện thoại với trẻ em và biện pháp “giải cứu” con khỏi cơn nghiện

TÀI TRỢ BỞI:

Tác hại của điện thoại với trẻ em và biện pháp “giải cứu” con khỏi cơn nghiện
Tác hại của điện thoại với trẻ em là chậm phát triển, tăng nguy cơ mắc các bệnh về mắt, hạn chế phát triển các kỹ năng mềm… Vậy bố mẹ phải làm gì để con hết nghiện điện thoại?

Tác hại của điện thoại với trẻ em không chỉ là sức khỏe mà còn tác động xấu đến tâm lý. Vậy mà nhiều bậc phụ huynh còn chủ quan, phó mặc con với chiếc điện thoại nhiều giờ đồng hồ để rảnh tay làm việc. Thật sự tác hại của điện thoại đối với trẻ em nguy hiểm như thế nào?

Vây các bậc phụ huynh cần đọc ngay bài viết dưới đây để hiểu rõ tác hại của xem điện thoại đối với trẻ em và giải pháp giúp con tránh xa điện thoại, vui chơi lành mạnh.

Tại sao trẻ em dễ bị nghiện điện thoại?

Nguyên nhân trẻ em dễ bị nghiện điện thoại có rất nhiều. Trong đó, một số lý do dưới đây được xem là phổ biến tác động và khiến con trẻ “nghiện” điện thoại và rất khó bỏ.

  • Các bậc làm cha làm mẹ bận rộn nên ít có thời gian quan tâm, chia sẻ với con nên không tạo ra được những sân chơi bổ ích giúp trẻ giải tỏa nội tâm.
  • Thiếu vắng sự chăm sóc của cha hay mẹ như gia đình ly tán và trẻ sẽ tìm đến các thiết bị điện tử để giải tỏa tâm lý và những áp lực của cuộc sống.
  • Cuộc sống tẻ nhạt, thiếu những điều thú vị hay trẻ gặp những khó khăn trong học tập, mối quan hệ với những người xung quanh.
  • Trẻ có tâm lý lo âu, trầm cảm… và tìm cách trốn tránh là làm bạn với điện thoại smartphone.
  • Sự hấp dẫn bởi những chương trình, trò chơi trên điện thoại cũng khiến trẻ mê mẩn và gần như bị nghiện.
  • Điện thoại với nhiều ứng dụng còn giúp trẻ có thể tán gẫu với bạn bè, hẹn hò, bày tỏ những quan điểm hay suy nghĩ cá nhân…
Tác hại của điện thoại với trẻ em
Tác hại của điện thoại đối với trẻ em không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn tâm lý, trí não

6 tác hại của điện thoại đối với trẻ em mà bố mẹ cần biết

Theo các chuyên gia nghiên cứu, có 6 tác hại của điện thoại với trẻ em tác động trực tiếp và gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, tâm lý của con. Vậy cùng tìm hiểu đó là những tác hại nào và ảnh hưởng đến con ra sao?

1. Trẻ chậm phát triển tư duy

Trẻ vốn hoạt bát trong mọi hoạt động và rèn luyện tư duy sáng tạo. Nhưng khi trẻ sử dụng điện thoại sẽ làm chậm sự phát triển của trẻ so với bình thường.

Theo các nghiên cứu, lượng bức xạ không đủ gây tác động trực tiếp ngay lập tức. Tuy nhiên, tác hại của điện thoại với trẻ em là nếu trẻ tiếp xúc thường xuyên với lượng bức xạ này thì sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều đến các giác quan, sự vận động và tư duy.

Tác hại của điện thoại với trẻ em
Sử dụng điện thoại nhiều ảnh hưởng đến khả năng tập trung của trẻ em

2. Tác hại của xem điện thoại nhiều là trẻ mắc các bệnh về mắt

Máy tính hay điện thoại là những thiết bị phát ra bức xạ HEV hay còn gọi nhiều là “ánh sáng xanh”. Chúng gây hại cho mắt với các biểu hiện như nhức mỏi mắt hoặc có dấu hiệu đỏ và đau mắt.

Nếu cứ để bức xạ này tác động đến mắt của trẻ sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm như suy giảm thị lực, ung thư mắt.

Nhất là khi mắt trẻ con rất yếu mà khi sử dụng điện thoại nhiều và mắt trẻ phải đuổi theo hình ảnh, điểm sáng chuyển động trên màn hình điện thoại. Mắt bé sẽ dần bị khô, đau nhức và thậm chí mờ dần theo thời gian.

Bên cạnh đó, đèn flash của điện thoại cũng khiến giác mạc trẻ tổn thương. Khi bố mẹ chụp ảnh cho trẻ và có sử dụng đèn flash khiến trẻ tăng nguy cơ bị mù hay suy giảm thị lực.

3. Tác hại của điện thoại với trẻ em: Gặp các vấn đề về xương khớp

Bản thân mỗi người khi sử dụng điện thoại đều bị thu hút vào nó. Theo đó, các hoạt động của cơ thể thiếu linh hoạt nhất là vấn đề về xương khớp. Đặc biệt, với trẻ em thường dùng điện thoại mà ngồi sai tư thế nên dễ gặp phải những vấn đề về xương khớp.

Dấu hiệu mà bố mẹ có thể nhận biết đầu tiên khi con chơi điện thoại nhiều là đau cổ. Bởi khi trẻ cúi xuống và nhìn điện thoại trong một thời gian dài sẽ làm tổn thương xương cổ.

Các xương bàn tay hay ngón tay của trẻ cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng vì dùng bàn phím liên tục. Mà với con trẻ thì các khớp xương chưa thật sự chắc chắn. Ảnh hưởng này có thể kéo dài và tác động xấu đến khi trưởng thành.

Nhiều trẻ em chơi điện thoại đã gặp các vấn đề nghiêm trọng về xương khớp

4. Hạn chế phát triển các kỹ năng mềm

Khi tiếp xúc nhiều với điện thoại thông minh trẻ sẽ có xu hướng muốn ở lì trong nhà. Vậy nên các mối quan hệ xã hội của trẻ cũng bị thu hẹp và hạn chế giao tiếp trực tiếp.

Trẻ chủ yếu giao tiếp qua công nghệ và kỹ năng giao tiếp sẽ bị hạn chế đáng kể. Trẻ cũng ít tiếp xúc với người thân, bạn bè… nên kỹ năng giải quyết vấn đề ngày càng giảm.

Không chỉ ảnh hưởng đến kỹ năng mềm mà kết quả học tập của trẻ cũng kém hơn khi sử dụng điện thoại quá nhiều. Bởi trẻ không tập trung nghe bài giảng và kém tự tin khi giao tiếp với bạn bè.

5. Trẻ tiêu cực và dễ bị rơi vào trầm cảm

Tác hại của sóng điện thoại đối với trẻ em không chỉ các bệnh về mắt mà còn gây ảnh hưởng xấu đến hệ thần kinh. Vì bức xạ điện thoại gây căng thẳng thần kinh não và trẻ thường có cảm giác hồi hộp, lo âu. Bên cạnh đó, trẻ ngày càng cô lập với xã hội nên có cảm giác tổn thương.

Theo nhiều nghiên cứu, trẻ chơi nhiều điện thoại là nguyên nhân gây nên bệnh trầm cảm. Việc này được lý giải, trẻ sử dụng điện thoại càng nhiều càng cảm thấy cô đơn và không có hạnh phúc. Một số chương trình trên điện thoại còn có thể gây nên hội chứng bạo lực internet.

Tác hại của điện thoại với trẻ em
Trẻ chơi nhiều điện thoại sẽ dễ bị trầm cảm nên các bậc phụ huynh cần đặc biệt quan tâm tới con

6. Tác hại của điện thoại khiến trẻ rối loạn đồng hồ sinh học

Hiệp hội Tâm lý học Anh có kết luận, trẻ sử dụng điện thoại nhiều sẽ tăng nguy cơ rối loạn giờ giấc. Trẻ quá tập trung vào các chương trình trên điện thoại nên dễ mất ngủ và điều này ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe, tâm lý, trí tuệ.

Trẻ không còn thói quen nghỉ ngơi mà thay vào đó là chơi điện thoại. Bức xạ điện thoại sẽ gây nên ức chế hormone melatonin và là lý do khiến trẻ mất ngủ. Cơ thể trẻ không được thư giãn nên dễ mệt mỏi, cáu gắt…

Làm thế nào để giúp trẻ dùng điện thoại một cách hợp lý, hạn chế rủi ro sức khỏe?

Các thiết bị công nghệ như điện thoại thông minh (smartphone), máy tính bảng và máy tính đều có hai mặt lợi và hại. Nếu việc sử dụng những thiết bị này giúp trẻ muốn khám phá, chinh phục hoặc sáng tạo ra sản phẩm gì đó mới mẻ thì đó là điều tích cực.

Tuy nhiên, nếu trẻ bị phụ thuộc vào thiết bị công nghệ theo hướng nghiện game, những ứng dụng giải trí và mạng xã hội thì sẽ dẫn đến nhiều hậu quả không mong muốn.

Đó chính là tác hại của điện thoại đối với trẻ em, trong đó bao gồm các vấn đề sức khỏe, sự phát triển của trẻ bị thụt lùi, trẻ thiếu tự lập cũng như giảm khả năng giao tiếp.

Vậy trong thời đại kỹ thuật số, bạn cần biết gì về nuôi dạy con đúng cách, đảm bảo trẻ phát triển khỏe mạnh? Cùng tìm hiểu những lời khuyên sau đây trước khi cân nhắc cho trẻ dùng điện thoại nhé!

  • Theo Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO), cha mẹ chỉ nên cho con làm quen với thiết bị công nghệ khi trẻ đến tuổi đi học mẫu giáo và không nên sớm hơn. Bạn cũng không nên lạm dụng điện thoại, máy tính bảng, kể cả tivi để dụ trẻ trong mỗi bữa ăn. Điều này vừa không tốt cho sức khỏe vừa hình thành thói quen xấu cho trẻ nhỏ.
  • Hạn chế thời gian cho trẻ nhỏ xem điện thoại, ti vi… bằng cách đảm bảo trẻ dưới 6 tuổi xem không quá một giờ mỗi ngày. Điều này giúp trẻ vẫn được giải trí, làm quen với công nghệ nhưng không bị phụ thuộc một cách tiêu cực gây giảm khả năng giao tiếp, tự kỷ, béo phì, thiếu tập trung, tiếp thu kém… Ngoài ra, bạn có thể cài đặt chế độ máy bay khi cho bé chơi điện thoại để hạn chế tiếp xúc bức xạ.
  • Đối với trẻ nhỏ, ba mẹ nên ở bên cạnh khi con chơi điện thoại để kiểm soát thời gian tốt hơn. Đối với trẻ đi học, bạn nên quan tâm ở mức vừa phải đối với vấn đề con dùng điện thoại. Chẳng hạn như kết bạn với con trên mạng xã hội để theo dõi những gì trẻ xem, quan tâm đến thời lượng trẻ dùng điện thoại để nhắc nhở, can thiệp kịp thời, tránh tình trạng trẻ bỏ bê việc học hoặc không đi ngủ đúng giờ vì nghiện điện thoại.
  • Ngay khi trẻ có nhận thức, bạn nên trao đổi cởi mở, thẳng thắn với con về tác hại của điện thoại với trẻ em ra sao. Đối với trẻ đi học, bạn nên hướng dẫn trẻ làm sao để lướt web, chơi mạng xã hội an toàn thay vì cấm đoán. Ba mẹ cũng nên lắng nghe nhu cầu, thắc mắc của trẻ để giúp đỡ con cũng như định hướng cho con đúng đắn điều gì nên và không nên làm khi dùng điện thoại. Điều này sẽ góp phần giúp trẻ tránh được suy nghĩ, hành vi lệch lạc.
  • Điều quan trọng cuối cùng là chính ba mẹ cần làm gương cho trẻ về việc dùng điện thoại có giờ giấc, hợp lý và có kiểm soát. Đặc biệt là đối với trẻ ở tuổi đi học mẫu giáo trở lên, nếu bạn nhắc nhở, cấm đoán con dùng điện thoại nhưng bản thân lại “dán mắt” vào điện thoại quá nhiều thì việc giáo dục sẽ trở nên vô nghĩa. Mặt khác, nếu có bất cứ thắc mắc nào về vấn đề nuôi dạy con khoa học, đúng cách thì bạn nên hỏi thêm ý kiến của bác sĩ tâm lý hoặc chuyên gia hay tham khảo các trang web uy tín nhé!

Hỏi-đáp: Tác hại của điện thoại với trẻ và việc trẻ nghiện điện thoại

Độc giả Hải Anh Nguyễn hỏi: Em chào bác sĩ. Bé nhà em hiện tại gần 3 tuổi và bé bị nghiện điện thoại, đặc biệt là Youtube. Bé phải xem thì mới chịu ăn, và nếu cất điện thoại thì bé sẽ quấy khóc và không chịu ăn. Bác sĩ có thể cho em xin biện pháp và những tác hại của điện thoại đối với trẻ em được không a?

BS CKI Nguyễn Đinh Hồng Phúc trả lời: Đầu tiên chúng ta cần phải tìm hiểu nguyên nhân vì sao trẻ nghiện điện thoại. Tất nhiên nguyên nhân hàng đầu sẽ là việc ba mẹ quá bận rộn, không có thời gian bên cạnh trẻ khiến việc trẻ gắn bó với smartphone trở thành người bạn bất đắc dĩ.

Ngoài ra ngày nay với việc xã hội phát triển, xung quanh ai ai cũng xài smartphone, ipad, thì việc trẻ tò mò, mong muốn sử dụng thiết bị điện tử là tất yếu. Ban đầu chỉ là khám phá, lâu dần sẽ nghiện. Hoặc người thân ở xa mong muốn liên lạc qua điện thoại làm trẻ tiếp xúc nhiều hơn.

Có lẽ cha làm mẹ đã thấy và hiểu thêm về tác hại của điện thoại với trẻ em. Nó không chỉ nên các tác động về sức khỏe, trí tuệ… tạm thời mà còn ảnh hưởng mãi về sau. Do đó, các bậc phụ huynh cần phải quan tâm và dành nhiều thời gian hơn cho con để con tránh xa được điện thoại hay các thiết bị điện tử thông minh khác.

Tác hại của điện thoại đối với trẻ em là như thế nào?

Tác hại của điện thoại với trẻ em

Trẻ tiếp xúc với smartphone thời gian dài sẽ dẫn đến việc lười vận động cơ thể, chỉ thích nằm dài một chỗ và dán mắt vào màn hình bé xíu. Tiếp theo dễ nhận thấy, mắt sẽ là cơ quan tiếp theo bị ảnh hưởng với việc thị lực giảm dần và tần suất cận thị loạn thị ngày càng tăng. Cuối cùng, do ù lì chậm vận động, không tương tác thế giới xung quanh , trí tuệ của trẻ sẽ kém phát triển. Kết quả: ảnh hưởng đến IQ, EQ, các tật như rối loạn tăng động kém chú ý, tự kỷ, suy giảm khả năng học tập ngày càng phổ biến.

Theo các khuyến cáo hiện nay, trẻ từ 0 đến 3 tuổi không tiếp xúc với các thiết bị điện tử quá sớm. Trong 3 năm đầu đời, trí não của trẻ phát triển rất nhanh, và việc học hỏi tiếp thu các kiến thức mới lạ, hình thành các thói quen vô cùng quan trọng.

Trẻ dưới 5 tuổi không nên tiếp xúc với các thiết bị điện tử hơn 1 giờ mỗi ngày. Tuy nhiên sẽ có nhu cầu chơi nhiều hơn thời gian quy định ngày càng nhiều. Và để giảm tác hại của điện thoại với trẻ em, ba mẹ cần tăng cường sự quan sát đến các con.

Vậy biện pháp nào để khắc phục tình trạng trẻ nghiện điện thoại?

Tác hại của điện thoại với trẻ em

Đầu tiên, tất nhiên phải có thời gian nhất định trong ngày. Con chỉ được chơi chừng đó thời gian thôi, không được hơn. Ba mẹ phải kiên quyết, tuyệt đối không cho trẻ chơi thêm khi trẻ có nhu cầu.

Tiếp theo, cần kiểm tra thiết bị sau khi trẻ chơi xong; có các app game online nào gây nghiện hay bạo lực hay không? Ba mẹ cần gỡ bỏ, và nói cho con hiểu rằng, con không nên chơi những trò chơi này.

Ba mẹ cũng nên giới hạn các chương trình trên điện thoại để trẻ sử dụng.

Tuy nhiên các cách trên, chỉ mang tính chất tạm thời. Nhiều ba mẹ không có kiên nhẫn sẽ bỏ lơi cho bé. Vì vậy quan trọng ba mẹ phải trò chuyện , có thời gian chơi với con nhiều hơn. Tạo môi trường cho trẻ hoạt động thể chất cho trẻ để trẻ được “bận rộn”. Hoặc đơn giản có thể cho trẻ tham gia vào công việc sinh hoạt hằng ngày như phụ giúp ba mẹ dọn dẹp nhà cửa, chăm sóc vườn cây trong nhà.

Một vài sai lầm ba mẹ có thể mắc phải khi cai nghiện thiết bị như la mắng trẻ; tạo cho con cảm giác sợ sệt và xa lánh ba mẹ. Hay nhiều ba mẹ dùng đến bạo lực như đánh đòn trẻ trong khi việc nghiện smartphone; ban đầu là bắt nguồn từ người lớn chứ không phải trẻ. Điều này là không nên.

Trên đây là vài chia sẻ về những tác hại của điện thoại đối với trẻ. Và vài lưu ý giúp bạn hạn chế để trẻ nghiện điện thoại. Hy vọng có thể giúp ích được cho bạn.

Bạn có thể xem thêm trọn vẹn phần chia sẻ của BS.CKI Nguyễn Đinh Hồng Phúc trong buổi livestream tại link này nhé.

Xem thêm:

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

Harmful Effect of Mobile Phones on Children’s Health

https://unb.com.bd/category/Lifestyle/harmful-effects-of-mobile-phones-on-childrens-health/76431

Ngày truy cập: 24/02/2022

Effects of Mobile Phones on Children’s and Adolescents’ Health: A Commentary

https://www.researchgate.net/publication/316974592_Effects_of_Mobile_Phones_on_Children’s_and_Adolescents’_Health_A_Commentary

Ngày truy cập: 24/02/2022

Effects of Mobile Phones on Children’s and Adolescents’ Health: A Commentary

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/28504422/

Ngày truy cập: 24/02/2022

Children and Cell Phones: Weighing the Risks and Benefits

https://www.nationwidechildrens.org/family-resources-education/700childrens/2018/10/children-and-cell-phones

Ngày truy cập: 24/02/2022

Examining the Effect of Smartphones on Child Development

https://www.cune.edu/academics/resource-articles/examining-effect-smartphones-child-development

Ngày truy cập: 24/02/2022

Cell Phone Radiation & Children’s Health: What Parents Need to Know

https://www.healthychildren.org/English/safety-prevention/all-around/Pages/Cell-Phone-Radiation-Childrens-Health.aspx

Ngày truy cập: 24/02/2022

Children and Cell Phones: Is Phone Radiation Risky for Kids?

https://www.center4research.org/children-cell-phones-phone-radiation-risky-kids/

Ngày truy cập: 24/02/2022

How Do Cell Phones Affect a Child’s Brain?

https://www.medicinenet.com/how_do_cell_phones_affect_a_childs_brain/article.htm

Ngày truy cập: 24/02/2022

x