Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Em bé tập đi của mẹ bỗng dưng vấp té và đứng dậy với một chiếc môi lấm tấm máu. Đâu là những việc mẹ cần làm trước nhất để xử lý tình huống bất ngờ này?
Với trẻ hơn 1 tuổi, lúc bắt đầu học đi, khám phá mọi thứ xung quanh gặp tai nạn gây chấn thương răng sữa nhất. Chấn thương răng sữa hay xảy ra ở nhà hoặc ở nhà trẻ, trường học. Khi trẻ đi, chạy, nô đùa có thể xảy ra các va đập hoặc ngã làm răng bị chấn thương.
Chảy máu là điều hiển nhiên sau khi xuất hiện những vết thương ở miệng và mặt vì các vết cắt mô mềm. Đây là ý kiến của bác sĩ Rashid Tahir, một nha sĩ chuyên khoa nhi khoa tại The Kids Dentist, Singapore.
Nhưng sau khi máu trộn lẫn với nước bọt, nhìn giống như có nhiều máu hơn, trông vết thương có vẻ tệ hại hơn rất nhiều. Rất hiếm những trường hợp hiếm hoi khiến vết thương sâu và cần mũi khâu.
Trong việc nuôi dạy con đang tuổi nghịch “như quỷ sứ” bỗng dưng té và bị thương này, cách tốt nhất là phải trông chừng. Nếu bé chảy máu nên sử dụng khăn sạch, nhúng nước ấm, vắt khô và để vào vết thương liên tục 10 phút. Đừng thực hiện thêm biện pháp cầm máu nào khác trong khoảng thời gian này. Kiểm tra lại sau 10 phút.
Lưu ý không sử dụng khăn giấy vì có thể sẽ bị dính lại vết thương. Trường hợp máu chảy trở lại khó vệ sinh hơn. Không dùng nước lạnh rửa sạch máu vì điều tồi tệ nhất có thể xảy ra là ngăn chặn máu đông lại.
Để ngăn chặn máu chảy trong khoang miệng thì không nên sử dụng một miếng gạc lạnh vì nó quá cồng kềnh và không phù hợp với khoang miệng. Sử dụng đá viên lạnh cũng không giúp được gì nhiều vì nước đá tan có thể làm chậm đông máu.
Bất kỳ chấn thương miệng và mặt nào cũng nên được nha sĩ khám.
Dưới đây là ba loại chấn thương răng ở trẻ có thể đã xảy ra nếu chảy máu nhiều và không thể cầm được:
Gãy xương và răng
Những vết nứt như vậy có thể làm lộ các dây thần kinh và làm cho răng bị lung lay và đau đớn khi nhai. Tồi tệ hơn, phần trên của răng có thể bị loại bỏ và gây nghẹt thở cho trẻ em dưới ba tuổi. Có thể cần chụp X quang để xác định chính xác vấn đề.
Răng bị lung lay
Hầu hết các chấn thương miệng có thể làm cho răng trở nên lung lay hoặc, trong trường hợp nghiêm trọng, rơi ra ngoài. Trong trường hợp này bé cũng có thể bị nghẹt thở
Tổn thương mô mềm
Trẻ có thể bị đau do bầm tím nhẹ đến các vết rách ở các mô mềm, như môi hoặc nướu răng. Chấn thương răng có thể gây nhiễm trùng hoặc gây nguy hiểm cho sức khỏe của bé. Tai nạn này thậm chí có thể làm xáo trộn sự phát triển của răng khi hình thành cơ bản và bác sĩ sẽ yêu cầu theo dõi lâu dài để kiểm tra những chiếc răng đó.
Đây là trường hợp nghiêm trọng có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Các bác sĩ có thể đưa ra các phương án sau:
Xử trí lún răng sữa
Căn cứ vào vị trí di lệch của chóp răng so với mầm răng sữa. Trường hợp chân răng trượt về phía tiền đình, xa mầm răng vĩnh viễn, bảo tồn răng, theo dõi 1-6 tháng, nếu không mọc được, phải nhổ răng.
Trường hợp chân răng trượt về phía khẩu cái, khoảng cách giữa chân răng và mầm răng vĩnh viễn hẹp, cần nhổ răng nhẹ nhàng, tránh sang chấn mầm răng bên dưới.
Xử trí lung lay răng sữa
Cố định răng. Nếu răng lung lay quá nhiều hoặc sắp đến tuổi thay thì có thể nhổ bỏ. Theo dõi tình trạng tủy răng, điều trị tủy nếu cần thiết.
Răng sữa rơi ra ngoài
Khác với răng vĩnh viễn rơi ra ngoài, không có chỉ định cấy ghép lại răng cho răng sữa.
Các loại chấn thương răng sữa khi bé tập đi ít hoặc nhiều đều gây chảy máu, vì thế bố mẹ cần biết cách sơ cứu tại chỗ. Nhớ quan sát các triệu chứng trẻ bị đau, sưng tấy răng miệng, sốt, nhiễm trùng để có biện pháp xử lý phù hợp. An toàn nhất là sau khi sơ cứu hãy đưa trẻ đến nha sĩ để kiểm tra.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.