Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyễn Kiều Vân
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 18/01/2022

Trẻ 2 tuổi bị vàng da: Những điều mẹ biết sẽ giúp con vượt qua căn bệnh nhanh chóng

Trẻ 2 tuổi bị vàng da: Những điều mẹ biết sẽ giúp con vượt qua căn bệnh nhanh chóng
Vàng da là một tình trạng khá phổ biến trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, trẻ 2 tuổi bị vàng da lại là dấu hiệu cảnh bảo nhiều căn bệnh nguy hiểm khác. Vậy những căn bệnh đó là gì? Mẹ làm gì khi con bị vàng da?

Bài viết dưới đây của MarryBaby sẽ giải đáp cho mẹ mọi thắc mắc liên quan đến hiện tượng trẻ 2 tuổi bị vàng da. Đây chắc chắn sẽ là những kiến thức bổ ích cho các bậc cha mẹ có con nhỏ mà mẹ không nên bỏ qua.

Vàng da là gì?

Vàng da là kết quả của tăng sự tích tụ bilirubin trong máu. Bilirubin được tạo ra trong quá trình phân hủy bình thường của các tế bào hồng cầu. Đó là một chất màu vàng cam thường đi qua gan và được đào thải ra khỏi cơ thể.

Khi có lượng bilirubin trong máu cao bất thường sẽ dẫn đến hiện tượng vàng da, đồng thời xuất hiện các dấu hiệu thay đổi màu da và mắt.

Vàng da ở trẻ em và người lớn là bất thường và đồng thời là dấu hiệu của các vấn đề sức khỏe cần được điều trị. Điều quan trọng là phải đến gặp bác sĩ nếu con mẹ có bất kỳ dấu hiệu nào của tình trạng này.

Trẻ 2 tuổi bị vàng da có sao không? Phân loại bệnh ở trẻ

Trẻ 2 tuổi bị vàng da là một dấu hiệu cho thấy bé có khả năng gặp một số bệnh lý nguy hiểm nếu mẹ không kịp thời chữa trị. Có hai loại vàng da chính ở trẻ nhỏ:

1. Vàng da sinh lý

Như đã nói ở trên, vàng da ở trẻ sơ sinh hầu hết là tình trạng vàng da sinh lý sau sinh và không có gì quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, vàng da ở trẻ 2 tuổi trở lên thì phần lớn sẽ thuộc về vàng da bệnh lý. Mẹ cần nắm rõ để sớm phát hiện và điều trị cho con.

>>> Mẹ nên xem thêm: Tất tần tật về bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh

2. Vàng da bệnh lý

  • Các rối loạn khác nhau, chẳng hạn như các bệnh truyền nhiễm, nội tiết (hormone) hoặc di truyền… có thể khiến gan không xử lý được bilirubin như bình thường. Trong những trường hợp đó, vấn đề gây ra vàng da cho trẻ 2 tuổi cần phải được tìm ra và điều trị kịp thời.
  • Vàng da bệnh lý cần được xác định nguyên nhân để tìm cách điều trị. Vàng da bệnh lý có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân như: Bất đồng nhóm máu mẹ con, bệnh lý tan máu, xuất huyết dưới da, chậm đi phân su, nhiễm virus bào thai,…
  • trẻ bị vàng da
    Vàng da bệnh lý ở trẻ cần được xác định nguyên nhân để tìm cách điều trị.

    Dấu hiệu trẻ 2 tuổi bị vàng da

    Các dấu hiệu vàng da rõ ràng nhất là da và lòng trắng của mắt có màu vàng. Vàng da cũng có thể gây ra thay đổi màu sắc của chất lỏng trong cơ thể như: phân nhạt màu và nước tiểu sẫm màu.

    Nếu bệnh vàng da của con bạn liên quan đến một tình trạng bệnh lý nghiêm trọng, chẳng hạn như viêm gan sẽ có thêm các triệu chứng khác, bao gồm:

    • Sốt
    • Đau bụng
    • Buồn nôn
    • Mệt mỏi

    Vậy mẹ làm gì khi trẻ bị vàng da? Các triệu chứng của trẻ 2 tuổi bị vàng da cần được xem xét nghiêm túc, nếu chúng đi kèm với các dấu hiệu khác, mẹ hãy đưa bé đến bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt.

    Nguyên nhân gây bệnh vàng da ở trẻ

    Nguyên nhân gây vàng da ở trẻ 2 tuổi có thể là do những dấu hiệu bệnh về gan như:

    • Viêm gan A thường là kết quả của việc tiêu thụ nước hoặc thực phẩm bị ô nhiễm.
    • Viêm gan B lây truyền qua dịch cơ thể. Người mẹ bị viêm gan B có thể truyền siêu vi khuẩn này sang con khi sinh.
    • Viêm gan C thường lây truyền qua máu hoặc kim tiêm bị ô nhiễm, vì vậy nó có thể ít gây ra bệnh vàng da ở trẻ nhỏ.
    • Viêm gan D thường phát triển ở những người đã có vi rút viêm gan B.
    • Viêm gan E thường được phân lập đối với các khu vực đang phát triển trên thế giới.

    Mẹ cần làm gì khi trẻ 2 tuổi bị vàng da?

    vàng da ở trẻ em
    Khi có dấu hiệu trẻ 2 tuổi bị vàng da, mẹ nên đưa bé đến bệnh viện khám nhé.

    Bên cạnh việc điều trị bệnh vàng da ở trẻ 2 tuổi thì cha mẹ nên kết hợp việc chăm sóc hợp lý để giúp con chiến đấu với căn bệnh tốt hơn. Một số biện pháp khắc phục căn bệnh mẹ có thể áp dụng ngay tại nhà:

    • Mẹ làm gì khi trẻ bị vàng da? Hàng ngày, mẹ cho trẻ uống nhiều nước cũng là cách để giúp đào thải bilirubin tốt nhất. Bên cạnh đó, không quên bổ sung thêm cho con các loại nước trái cây, rau củ nhằm tăng cường chất đề kháng và thải độc.
    • Hạn chế dung nạp protein, thay vào đó tăng cường thực phẩm có lợi cho việc điều trị bệnh vàng da như: cà chua, lúa mạch, hạnh nhân, chanh,…
    • Trẻ nhỏ nên tránh đồ ăn vặt nhiều chất béo và nhiều đường. Ăn nhiều thức ăn béo còn có thể gây ra sỏi mật – một nguyên nhân khác của bệnh vàng da
    • Khi ăn, mẹ nên chia nhỏ và cho con ăn thức ăn mềm, dễ nuốt. Tránh ăn đồ ăn chế biến sẵn hoặc hâm đi hâm lại nhiều lần, đồ uống có ga,…
    • Khi trẻ 2 tuổi bị vàng da, thay vì thường xuyên ôm ấp thì mẹ nên để bé hoạt động nhiều hơn. Khuyến khích con chơi ngoài trời với những bạn khác. Điều này giúp giữ trọng lượng cơ thể khỏe mạnh, đẩy lùi nhiều vấn đề sức khỏe của con trong tương lai.

    Tình trạng trẻ 2 tuổi bị vàng da có thể khiến mẹ lo lắng vì nếu chẳng may con rơi vào trường hợp vàng da bệnh lý thì việc điều trị sẽ mất nhiều thời gian và công sức. Do đó, để ngăn chặn bệnh, trước hết mẹ nên đảm bảo nguồn dinh dưỡng và môi trường sống lành mạnh hàng ngày cho con. Nếu thấy con bị vàng da tốt nhất mẹ nên đưa con tới bệnh viện để được chẩn đoán bệnh mẹ nhé.

    >>> Mẹ có thể xem thêm: Hiểu về sự phát triển của bé 2 tuổi để không sai lầm trong chăm sóc trẻ

    Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Nguồn tham khảo

     

    1. What is Jaundice in Children?

    https://www.nationwidechildrens.org/conditions/jaundice-in-children

    Ngày truy cập: 18/1/2022

    2. Suitable for 1-18 years: Jaundice

    https://raisingchildren.net.au/guides/a-z-health-reference/jaundice

    Ngày truy cập: 18/1/2022

    3. Jaundice

    https://www.childrenshospital.org/conditions-and-treatments/conditions/j/jaundice
    Ngày truy cập: 18/1/2022
    4. Jaundice in Children
    https://parenting.firstcry.com/articles/jaundice-in-children/
    Ngày truy cập: 18/1/2022
    5. Jaundice in infants and children: causes, diagnosis, and management
    https://www.hkmj.org/abstracts/v24n3/285.htm
    Ngày truy cập: 18/1/2022
    x