Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Huỳnh Quế Trân
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Đào Thị Thu Hương
Cập nhật 13/09/2023

Trẻ 2 tuổi hay cáu gắt ăn vạ do đâu? Cách xử trí thông minh

Trẻ 2 tuổi hay cáu gắt ăn vạ do đâu? Cách xử trí thông minh
Ở giai đoạn khủng hoảng tuổi lên 2, trẻ thường hay ăn vạ, khóc lóc, gào thét và tự làm đau bản thân để vòi vĩnh thứ mình muốn. Khi thấy con cứ khóc thét, cha mẹ không khỏi phiền lòng và không ngừng lo lắng sợ con khóc lâu sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe.

Vậy khi gặp tình huống trẻ hay cáu gắt ăn vạ cha mẹ nên xử trí như thế nào, nhất là trẻ 2 tuổi? Sau đây là phương pháp ngừng cơn cáu gắt ăn vạ hay gặp ở trẻ 2 tuổi.

1. Nguyên nhân khiến trẻ 2 tuổi hay cáu gắt ăn vạ

Tình trạng cáu gắt ăn vạ thường hay xảy ra ở trẻ từ 1-3 tuổi. Biểu hiện trẻ hay cáu gắt xuất hiện dưới đủ mọi hình thái: gào khóc, gồng cứng tay, ưỡn cong người, đá lung tung, giậm chân…

Việc trẻ 2 tuổi hay cáu gắt ăn vạ là do trẻ nhỏ vẫn đang ở giai đoạn đầu phát triển về mặt xã hội, cảm xúc và ngôn ngữ. Các nguyên nhân khiến trẻ 2 tuổi hay cáu gắt ăn vạ có thể là:

  • Đang học quản lý cảm xúc: Ở tuổi này, trẻ đang trải qua sự phát triển cảm xúc mạnh mẽ nhưng chưa biết cách quản lý chúng. Bé có thể dễ dàng cảm thấy thất vọng, bực bội hoặc không kiểm soát được cảm xúc, dẫn đến hành vi cáu gắt và ăn vạ.
  • Sự phát triển ngôn ngữ còn hạn chế: Trẻ 2 tuổi đang phát triển khả năng ngôn ngữ, nhưng còn hạn chế trong việc diễn đạt ý muốn và cảm xúc bằng từ ngữ. Điều này có thể làm cho bé cảm thấy bất mãn và sử dụng các hành vi thay thế như cáu gắt và ăn vạ để thể hiện những gì bé muốn.
  • Sự thay đổi trong môi trường: Chẳng hạn như sự xuất hiện của một thành viên mới hoặc thay đổi trong thói quen hàng ngày, có thể làm cho trẻ cảm thấy bất an và không an toàn. Điều này có thể dẫn đến hành vi cáu gắt và ăn vạ như cách thể hiện sự phản kháng với những thay đổi.
  • Khao khát thể hiện độc lập: Trẻ 2 tuổi thường muốn tự thể hiện và thực hiện sự độc lập. Khi gặp khó khăn hoặc sự hạn chế trong việc tự làm, trẻ có thể trở nên cáu kỉnh và ăn vạ để thể hiện sự không hài lòng.
  • Không biết cách xử lý xung đột: Trẻ 2 tuổi đang học cách tương tác xã hội và xử lý xung đột. Khi gặp tình huống không đồng ý hoặc xảy ra xung đột, trẻ 2 tuổi hay sử dụng hành vi cáu gắt và ăn vạ như cách để tự bảo vệ hoặc thể hiện quyền lợi.
  • Nhận sự chú ý và phản hồi chậm từ người lớn: Trẻ 2 tuổi có thể thấy rằng việc sử dụng hành vi hay cáu gắt và ăn vạ có thể thu hút sự chú ý từ phía người lớn. Điều này có thể khiến bé cảm thấy rằng hành vi này là một cách để nhận được sự quan tâm và tương tác.
  • Thiếu dưỡng chất: Việc thiếu một số các loại vitamin, khoáng chất như vitamin D, canxi, sắt, kẽm,… có thể ảnh hưởng đến cảm xúc, hành vi của trẻ. Một số bé sinh non, có chế độ dinh dưỡng không phù hợp như uống quá nhiều sữa, ăn không đa dạng… là các đối tượng rất dễ thiếu các vi chất.
Nguyên nhân
Trẻ 2 tuổi hay cáu gắt ăn vạ do nhiều nguyên nhân gây ra

2. Trẻ 2 tuổi hay cáu gắt ăn vạ có ảnh hưởng tiêu cực như thế nào?

Thực chất, hành vi cáu gắt và ăn vạ ở trẻ 2 – 3 tuổi không xấu, quan trọng là cha mẹ cần xử lý bình tĩnh và kiễn nhẫn để con học được cách quản lý cảm xúc của mình.

Đồng thời, trẻ biết làm bạn với cảm xúc có thể tránh những ảnh hưởng tiêu cực như:

  • Hạn chế khả năng tương tác xã hội: Hành vi cáu gắt và ăn vạ có thể làm cho trẻ khó có thể tương tác xã hội một cách tích cực. Người lớn và bạn bè cùng trang lứa có thể cảm thấy khó khăn khi liên tục trải qua hành vi này, trẻ có thể bị cô lập hoặc không được tham gia vào các hoạt động xã hội.
  • Cản trở khả năng hòa nhập: Hành vi hay ăn vạ và cáu gắt có thể làm cho trẻ 2,3 tuổi gặp khó khăn trong việc hòa nhập vào môi trường xã hội, trường học. Điều này có thể gây ra cảm giác không tự tin và cô đơn.
  • Chưa học được khả năng quản lý cảm xúc: Nếu trẻ không học cách quản lý cảm xúc một cách tích cực từ sớm, họ có thể gặp khó khăn trong việc kiểm soát cảm xúc khi lớn lên. Điều này có thể dẫn đến những khó khăn trong việc xây dựng và duy trì các mối quan hệ xã hội và cá nhân.
  • Ảnh hưởng đến quan hệ gia đình: Hành vi cáu gắt và ăn vạ có thể tạo ra môi trường căng thẳng trong gia đình. Người lớn có thể cảm thấy mệt mỏi và không biết cách giải quyết hành vi này, dẫn đến xung đột và rối loạn trong mối quan hệ gia đình.
  • Phản ứng tiêu cực từ người lớn: Một số người lớn có thể phản ứng mạnh mẽ hoặc không kiểm soát được trạng thái cảm xúc của họ khi trẻ thể hiện hành vi cáu gắt và ăn vạ. Điều này có thể dẫn đến môi trường xung đột và không tốt cho quá trình học hỏi và phát triển của trẻ.
  • Hình thành tâm lý tiêu cực: Nếu hành vi cáu gắt và ăn vạ trở thành một thói quen thường xuyên, trẻ có thể hình thành tâm lý tiêu cực về bản thân, cảm thấy bản thân không đủ giá trị hoặc tự ti. Điều này có thể ảnh hưởng đến sự tự tin và tâm trạng của trẻ trong tương lai.
Trẻ 2 tuổi hay cáu gắt ăn vạ
Trẻ 2 tuổi hay cáu gắt ăn vạ nếu không được cha mẹ hỗ trợ sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đến trẻ

3. Làm sao để trẻ 2 tuổi bớt cáu gắt ăn vạ?

Dưới đây là cách xử lý thông minh để dập tắt cơn cáu gắt quạu quọ của trẻ.

3.1 Xác định nguyên nhân khiến trẻ 2 tuổi hay cáu gắt

Để giải quyết bất cứ vấn đề nào cũng cần tìm ra nguyên nhân của vấn đề. Việc giúp bé bình tĩnh khi cáu gắt cũng vậy, cần tìm ra nguyên nhân khiến trẻ khóc.

Trẻ cáu gắt, nổi cơn thịnh nộ có thể vì mệt hoặc đói. Trong trường hợp này, cha mẹ chỉ cần cho bé ăn ngon và đi ngủ là có thể giải quyết vấn đề ăn vạ. Các bé có chế độ dinh dưỡng chưa phù hợp nên đi khám với BS dinh dưỡng để điều chỉnh chế độ ăn, bổ sung các chất nếu cần thiết.

Ngoài ra, trẻ cáu gắt cũng có thể do cảm thấy thất vọng hoặc ghen tị với một đứa trẻ khác. Lúc này cha mẹ hãy dành thời gian quan tâm, an ủi và khuyên bảo bé!

Cha mẹ tham khảo thêm cách xử lý khủng hoảng tuổi lên 2 để giúp con tốt nhất.

3.2 Thấu hiểu cảm xúc bé

Đôi khi biết nguyên nhân khiến trẻ 2 tuổi hay cáu gắt và ăn vạ cũng chưa đủ. Cha mẹ cũng cần thấu hiểu được cảm xúc bé khi bé cáu giận lên như vậy.

Cha mẹ có thể thử đặt mình vào vị trí của bé lúc đó để hiểu lý do tại sao bé lại tức giận. Có như vậy, cha mẹ sẽ cảm thấy bớt căng thẳng hơn và dễ dàng dỗ bé bình tĩnh.

Hãy tìm hiểu thêm tâm lý của bé 2 tuổi để biết cách hỗ trợ con tốt nhất.

3.3 Làm trẻ xao nhãng

Nếu cha mẹ thấy bé đang bắt đầu nổi cơn thịnh nộ, hãy tìm thứ gì đó để đánh lạc hướng bé ngay lập tức. Đó có thể là bất cứ đồ vật nào đấy xung quanh nhà hoặc ngoài cửa sổ.

Ví dụ: Mẹ có thể nói: “Nhìn kìa! Coi con mèo đang làm gì kìa con”. Hãy tỏ ra ngạc nhiên và thích thú nhất có thể.

3.4 Không được nhượng bộ

Việc nhượng bộ sẽ không giúp ích trong việc khiến trẻ ngừng ăn vạ mà còn khiến bé đòi hỏi nhiều hơn.

Nếu trẻ 2 tuổi hay cáu gắt ăn vạ và vòi vĩnh cha mẹ đồ chơi, đồ ăn; cha mẹ đồng ý mua cho trẻ những món ấy thì lần sau khi muốn có được thứ gì, trẻ sẽ lại ăn vạ tiếp.

Thay vì nhượng bộ, cha mẹ nên trao đổi và giải thích về yêu cầu của con để bé hiểu lý do vì sao cha mẹ từ chối.

3.5 Sử dụng kỷ luật lành mạnh

Thay vì sử dụng những hình phạt nghiêm trọng khiến trẻ sợ hãi, cha mẹ nên áp dụng những cách kỷ luật lành mạnh và tích cực hơn để nâng cao nhận thức của trẻ.

Kỷ luật lành mạnh chính là nếu trẻ cư xử tốt thì trẻ có thể nhận được lời khen ngợi, nhưng nếu hành xử không đúng mực thì sẽ bị phạt. Ví dụ: Nếu trẻ làm được việc tốt như giúp mẹ lau nhà thì sẽ được thưởng gấu bông; nếu trẻ làm đổ nước ra bàn thì sẽ phải tự lau thấm nước,…

Dần dần trẻ sẽ nhận ra, nếu mình làm việc gì đó có ích sẽ được công nhận và trẻ sẽ luôn luôn muốn làm nhiều việc tốt hơn. Còn làm điều sai trái nhất định sẽ bị trừng phạt nên sẽ không bao giờ làm.

Sử dụng kỷ luật lành mạnh với trẻ 2 tuổi
Sử dụng kỷ luật lành mạnh với trẻ 2 tuổi hay ăn vạ cáu gắt

3.6 Thống nhất về cách dạy con và đặt ra các quy tắc chung

Yếu tố quan trọng nhất trong việc dạy con đó là tính thống nhất và đồng thuận giữa cha mẹ.

Nếu chỉ có một trong hai người cứng rắn và người còn lại luôn cố gắng dỗ dành và chiều theo ý trẻ thì sẽ gây ra ảnh hưởng không tốt:

  • Cảm xúc của bé dễ xáo trộn, không ổn định.
  • Trẻ bị hoang mang, phân vân và lẫn lộn về quy tắc sống.
  • Trẻ sẽ biết chọn ai về phe với mình mỗi khi ăn vạ để có lợi thế và đạt được điều mình muốn.

Chính vì vậy, cha mẹ cần phải nhất quán trong việc xử lý cũng như đưa ra hình thức phạt hợp lý với trẻ mỗi khi trẻ khóc ăn vạ. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng cần kiên nhẫn dạy con kiểm soát cảm xúc cá nhân, và giúp trẻ nhận ra rằng việc ăn vạ sẽ chẳng có ích lợi gì cho trẻ cả.

Hy vọng qua bài viết này cha mẹ đã biết nguyên nhân trẻ 2,3 tuổi hay ăn vạ là gì cũng như biết cách xử trí hợp lý khi trẻ 2-3 tuổi hay ăn vạ cáu gắt nhé!

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Temper tantrums in toddlers: How to keep the peace – Mayo Clinic
https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/infant-and-toddler-health/in-depth/tantrum/art-20047845
Ngày truy cập: 29/08/2023

2. Temper Tantrums (for Parents) – Nemours KidsHealth
https://kidshealth.org/en/parents/tantrums.html
Ngày truy cập: 29/08/2023

3. Temper tantrums – NHS
https://www.nhs.uk/conditions/baby/babys-development/behaviour/temper-tantrums/
Ngày truy cập: 29/08/2023

4. When to Worry about Toddler Temper Tantrums
https://www.hopkinsallchildrens.org/ACH-News/General-News/When-to-Worry-about-Toddler-Temper-Tantrums
Ngày truy cập: 29/08/2023

5. Toddler tantrums: the facts and how to cope | Baby & toddler articles & support | NCT
https://www.nct.org.uk/baby-toddler/toddler-tantrums-and-tricky-behaviour/toddler-tantrums-facts-and-how-cope
Ngày truy cập: 29/08/2023

x