Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Tuy nhiên, nếu mẹ theo dõi trẻ và thấy trẻ 4 tuổi khó ngủ thường xuyên (nhiều hơn 3 lần/tuần) và tình trạng này lặp đi lặp lại trong vài tháng, có thể trẻ đang gặp chứng rối loạn giấc ngủ và cần có hướng xử trí phù hợp.
Có thể thấy, giấc ngủ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của trẻ trong giai đoạn 1-5 tuổi. Việc ngủ đủ giấc sẽ tạo tiền đề cho sự phát triển của trẻ trong những năm đầu đời, giúp con phát triển toàn diện nhất.
Khi trẻ đi ngủ, bộ não của con sẽ bắt đầu quá trình nạp lại năng lượng. Do đó, tình trạng trẻ 4 tuổi khó ngủ kéo dài có thể ảnh hưởng đến não bộ, khiến con có khả năng tập trung và ghi nhớ kém hơn, ảnh hưởng đến kết quả học tập và cuộc sống của con về sau.
Hơn nữa, một giấc ngủ ngon còn giúp cơ thể trẻ có thể cân bằng các hormone tiết ra, hạn chế tình trạng hormone kích thích cảm giác thèm ăn được tiết ra quá mức khiến trẻ thừa cân, béo phì.
Không chỉ vậy, việc ngủ đủ giấc là một cách giúp con phát triển thể chất hiệu quả bởi vào ban đêm, từ 22 giờ đến 2 giờ sáng là thời điểm hormone tăng trưởng tiết ra nhiều nhất. Đi ngủ sớm và ngủ sâu có thể giúp trẻ cao lớn hơn.
Đặc biệt, giấc ngủ còn đóng vai trò hỗ trợ các cơ quan trong cơ thể hoạt động, giúp tăng cường sức đề kháng ở trẻ, hạn chế trẻ mắc các bệnh lý nguy hiểm. Việc trẻ 4 tuổi khó ngủ có thể khiến trẻ yếu ớt, chậm phát triển so với bạn bè đồng trang lứa.
>>> Mẹ có thể quan tâm: Bé khó ngủ thiếu chất gì? Mẹ cần biết để cải thiện giấc ngủ cho bé
Trong những năm đầu đời, trẻ sẽ cần ngủ nhiều hơn người lớn để có thể phát triển tốt nhất và toàn diện nhất. Vậy với trẻ 4 tuổi, cần ngủ bao nhiêu tiếng một ngày?
Theo đó, trẻ sơ sinh (4 đến 12 tháng) cần ngủ 12 đến 16 giờ, trẻ mới biết đi (1 đến 2 tuổi) cần ngủ 11 đến 14 giờ và trẻ em (3 đến 5 tuổi) cần ngủ 10 đến 13 giờ. Thời gian này bao gồm cả giấc ngủ dài vào ban đêm và những giấc ngủ ngắn trong ngày, chẳng hạn như ngủ trưa.
>>> Mẹ có thể đọc thêm: Đầy đủ nhất: Cách chăm sóc giấc ngủ của bé dưới 1 tuổi
Thông thường, chứng rối loạn giấc ngủ và tình trạng khó ngủ về đêm của trẻ có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như do trẻ không quen ngủ xa mẹ, trẻ có sự thay đổi về chỗ ngủ, chế độ dinh dưỡng chưa phù hợp,…
Trong đó, một số nguyên nhân khiến trẻ 4 tuổi khó ngủ thường gặp nhất có thể kể đến như:
Mẹ đừng tưởng rằng trẻ còn nhỏ thì không gặp các vấn đề về tâm lý mẹ nhé! Trẻ vẫn có thể bị căng thẳng do bị bạn bè nghỉ chơi, bị bố mẹ la mắng hoặc phải liên tục ăn những món ăn mà mình không thích,… Và tình trạng căng thẳng này có thể khiến trẻ mất ngủ, ngủ không ngon giấc, khiến trẻ hay tỉnh dậy giữa đêm.
Caffeine từ các loại nước ngọt và nước tăng lực có thể là nguyên nhân khiến trẻ 4 tuổi khó ngủ. Các loại thức uống này sẽ tác động trực tiếp đến hệ thần kinh của trẻ, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của con.
Quá đói hoặc quá no trước khi đi ngủ, phải ngủ trong một không gian chật hẹp, giường ngủ không đủ êm ái,… là những yếu tố có thể ảnh hưởng đến trẻ, khiến con cảm thấy không thoải mái và từ đó dẫn đến khó ngủ.
Ngủ trưa quá nhiều sẽ làm trẻ 4 tuổi khó ngủ về đêm do trẻ không còn cảm thấy buồn ngủ nữa. Tình trạng này kéo dài sẽ làm rối loạn nhịp sinh học của trẻ và khiến trẻ mất ngủ.
Các vấn đề về tâm lý ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng đối với chất lượng giấc ngủ của trẻ em. Trong một vài trường hợp, trẻ 4 tuổi khó ngủ là do vừa trải qua những thay đổi lớn, chẳng hạn như bố mẹ vừa ly hôn hoặc gia đình vừa chuyển nhà đến một địa phương khác, trẻ vừa chuyển trường, trẻ vừa được tập cho ngủ một mình…
Những cơn ác mộng diễn ra thường xuyên sẽ khiến trẻ cảm thấy sợ hãi, ám ảnh với việc đi ngủ. Lúc này, trẻ sẽ bắt đầu phản kháng, cố gắng chống lại cơn buồn ngủ đang ập đến và dẫn đến việc thức khuya, không chịu đi ngủ để không phải gặp ác mộng.
Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ 4 tuổi khó ngủ chính là trẻ có những nỗi sợ đang lấn át trong tâm trí của con. Trẻ sợ phải ngủ một mình vì vừa xem một bộ phim kinh dị, trẻ sợ phải ngủ riêng vì sợ bố mẹ không còn thương mình,… Những nỗi sợ có thể trở thành rào cản tâm lý và ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ mỗi đêm.
Ánh sáng xanh phát ra từ tivi hoặc điện thoại, máy tính bảng cũng là một trong những nguyên nhân gây mất ngủ đối với cả trẻ em và người lớn mà mẹ không nên xem thường.
Chế độ dinh dưỡng kém lành mạnh, không bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cũng có thể khiến trẻ 4 tuổi khó ngủ. Cụ thể:
Trẻ 4 tuổi khó ngủ, mất ngủ có thể do ảnh hưởng từ một số loại thuốc, chẳng hạn như thuốc dùng để điều trị chứng rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) và thuốc chống trầm cảm.
Nếu trẻ 4 tuổi khó ngủ kéo dài, sức khỏe thể chất và tinh thần của con sẽ bị ảnh hưởng. Con không chỉ uể oải, mệt mỏi, kiệt sức, không thể tập trung vào các hoạt động hằng ngày mà còn dễ cảm thấy không vui, thường xuyên quấy khóc.
Do đó, mẹ có thể áp dụng một số bí quyết để giúp trẻ ngủ ngon hơn như:
Trẻ 4 tuổi khó ngủ có thể khiến mẹ lo lắng. Tuy nhiên, tình trạng này hoàn toàn có thể khắc phục được nên hãy từ từ cùng con xây dựng một lối sống lành mạnh và cố gắng để có một giấc ngủ ngon, chất lượng mẹ nhé!
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
1. Important Milestones: Your Child By Four Years
https://www.cdc.gov/ncbddd/actearly/milestones/milestones-4yr.html
Ngày truy cập: 10/12/2021
2. 4-5 years: preschooler development
5. Sleep in Toddlers & Preschoolers
https://my.clevelandclinic.org/health/articles/14302-sleep-in-toddlers–preschoolers