Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Trẻ bị viêm lợi do nhiều nguyên nhân khác nhau tùy mức độ nặng nhẹ. Mẹ hiểu rõ về bệnh sẽ chăm sóc và có cách chữa viêm lợi ở trẻ em 2 tuổi tốt hơn.
Viêm lợi ở trẻ em phổ biến nhất vẫn là do sự tích tụ của các mảng bám trên răng. Các mảng bám này có chứa các vi khuẩn có thể sản sinh độc tố, gây kích ứng và làm hỏng nướu răng.
Bên cạnh mảng bám, các nguyên nhân phổ biến gây viêm lợi cho trẻ 2 tuổi còn là vì:
Ở mức độ nặng hơn, viêm lợi ở trẻ em 2 tuổi có thể là do tác dụng phụ của những loại thuốc mà con đang sử dụng như thuốc ức chế miễn dịch, thuốc huyết áp, thuốc chống động kinh,… Những thành phần có trong những loại thuốc này có thể làm giảm tiết nước bọt khiến các mảng bám quanh răng không được làm sạch và làm vi khuẩn gia tăng gây ra bệnh viêm lợi ở trẻ.
Ngoài ra, bệnh giảm bạch cầu trung tính cũng là nguyên nhân chính gây ra bệnh viêm lợi ở trẻ em 2 tuổi. Lúc này, lợi của bé sẽ bị viêm và thương tổn một cách nhanh chóng. Vì đây là mức độ nặng nhất nên bố mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ tới gặp bác sĩ nha khoa để được can thiệp chữa trị kịp thời.
Tùy vào nguyên nhân và đặc điểm mỗi đứa trẻ mà sẽ có các triệu chứng khác nhau, nhưng nhìn chung trẻ sẽ có các biểu hiện sau:
Các giai đoạn phát triển viêm lợi ở trẻ em 2 tuổi:
Đối với những trường hợp viêm lợi không quá nghiêm trọng, mẹ có thể áp dụng cách giảm triệu chứng bệnh cho con ngay tại nhà vừa đơn giản vừa dễ làm. Một số cách chữa viêm lợi cho trẻ đơn giản mà mẹ có thể áp dụng:
Bé bị viêm lợi càng đáng báo động hơn khi bé không ý thức được tầm quan trọng của việc giữ vệ sinh răng miệng. Vì thế, mẹ cần tạo cho trẻ thói quen chải răng và súc miệng cho con từ nhỏ. Đánh răng cho trẻ sau bữa ăn và trước khi đi ngủ để loại bỏ hết các mảng bám và vi khuẩn.
Nếu nướu răng của bé bị sưng đau, mẹ không nên chải răng tại vị trí đó. Thay vào đó có thể sử dụng miếng rơ lưỡi để chà quanh chân răng và mảng bám. Trung bình thời gian đánh răng súc miệng từ 2 – 3 phút cho mỗi lần.
Muối là thành phần có tính sát khuẩn cao nên có thể giúp chữa lành tổn thương do viêm lợi gây ra ở giai đoạn đầu. Ngoài ra đây cũng là một nguyên liệu lành tính đối với trẻ nhỏ.
Nước muối có tác dụng làm dịu, giảm tình trạng nhiễm khuẩn và loại bỏ các thức ăn thừa, mẹ cho trẻ súc miệng 2 lần/ngày. Trong trường hợp con yêu không biết cách súc miệng, mẹ có thể sử dụng băng gạc thấm nước muối và vệ sinh cho con.
Tinh dầu sả có tác dụng trong việc trị viêm lợi ở trẻ em 2 tuổi vì khả năng chống viêm và kháng khuẩn hiệu quả. Tuy nhiên tinh dầu thường cay, nóng nên mẹ cần phải pha loãng trước khi cho bé sử dụng để tránh những kích ứng xảy ra.
Cách thực hiện:
Trong dân gian sử dụng nước lá ổi để giảm chứng viêm lợi và viêm nha chu ở trẻ em. Ngoài ra dùng bã lá ổi đắp lên răng lợi cũng là giảm đau răng an toàn.
Cách thực hiện:
Song song với việc áp dụng những cách chữa trị viêm lợi ở trẻ em 2 tuổi, mẹ cũng cần phòng tránh bệnh tái phát. Viêm lợi có thể xảy ra nhiều lần trong thời gian ngắn khi răng miệng của bé không được vệ sinh đúng cách.
Hy vọng những thông tin cơ bản trên đây sẽ giúp các bậc phụ huynh hiểu hơn về tình trạng viêm lợi ở trẻ em 2 tuổi. Từ đó, bố mẹ biết cách phòng ngừa cũng như xử trí nhanh chóng khi con gặp phải những triệu chứng của bệnh.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
1. Viêm lợi ở trẻ em có nguyên nhân do đâu?
Ngày truy cập: 1/1/2022
3. Periodontal Disease in Children
https://www.urmc.rochester.edu/encyclopedia/content.aspx?contenttypeid=90&contentid=p01865
Ngày truy cập: 1/1/2022
4. Gingivitis and gum disease
https://raisingchildren.net.au/guides/a-z-health-reference/gingivitis-gum-disease