Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyễn Thụy Ngọc Quỳnh
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 28/03/2022

Bổ sung sắt cho trẻ thiếu máu với hướng dẫn chi tiết và cụ thể

Bổ sung sắt cho trẻ thiếu máu với hướng dẫn chi tiết và cụ thể
Sắt là một khoáng chất có trong thực phẩm và là dưỡng chất quan trọng giúp sản sinh ra tế bào hồng cầu mang oxy từ phổi đến cơ thể.

Nếu thiếu sắt, cơ thể có thể tạo ra ít hồng cầu hơn, khiến các mô và cơ thể không nhận được lượng oxy cần thiết. Trẻ nhỏ nếu thiếu sắt sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển và sinh hoạt hàng ngày. MarryBaby sẽ hướng dẫn các mẹ chi tiết cách bổ sung sắt cho trẻ thiếu máu trong bài viết dưới đây. Hãy cùng tham khảo nhé!

Nguyên nhân trẻ em thiếu sắt

Trước khi biết về cách bổ sung sắt cho trẻ thiếu máu, chúng ta cần tìm hiểu về nguyên nhân gây ra vấn đề này. Từ đó, các mẹ sẽ có tìm được cách bổ sung sắt cho trẻ hợp lý nhất. Dưới đây là nguyên nhân gây thiếu máu ở trẻ nhỏ theo lưu ý của Viện Y tế quốc gia Hoa Kỳ (NIH).

  • Chế độ ăn uống không có đủ chất sắt là nguyên nhân phổ biến nhất gây thiếu máu ở trẻ em.
  • Trẻ mới biết đi uống quá nhiều sữa bò cũng có thể bị thiếu máu nếu không được bổ sung các thực phẩm giàu sắt khác.
  • Cơ thể trẻ không có khả năng hấp thụ sắt tốt mặc dù đã ăn uống đủ chất sắt.
  • Mất máu do chu kỳ kinh nguyệt hoặc chảy máu trong đường tiêu hóa.
  • Thiếu sắt ở trẻ em cũng có thể liên quan đến ngộ độc chì.

Dấu hiệu nhận biết trẻ em thiếu máu

Cũng theo NIH, dấu hiệu nhận biết trẻ em thiếu máu như sau:

  • Cáu gắt
  • Khó thở
  • Biếng ăn
  • Mệt mỏi
  • Bị đau lưỡi
  • Đau đầu hoặc chóng mặt
  • Lòng trắng của mắt nhuốm màu xanh lam hoặc rất nhạt
  • Móng tay dễ gãy
  • Da nhợt nhạt

Cách bổ sung sắt cho trẻ thiếu máu

1. Liều lượng bổ sung sắt cho trẻ thiếu máu theo lứa tuổi

thực phẩm bổ máu cho trẻ em
Trẻ thiếu sắt nên ăn gì và bổ sung như thế nào?

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), với bé dưới 3 tháng thường không cần bổ sung sắt vì trẻ khi mới sinh đã có sẵn chất sắt dự trữ trong cơ thể. Nhưng theo thời gian, trẻ cần được bổ sung thêm chất sắt để thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển toàn diện. Việc bổ sung sắt cho trẻ thiếu máu và trẻ em khác ở mỗi lứa tuổi khác nhau như sau:

  • Trẻ 9 tháng khoảng 11 mg/ngày
  • Trẻ 1-3 tuổi cần bổ sung khoảng 7 mg/ngày
  • Trẻ 5 tuổi dưới 10 mg/ngày
  • Trẻ từ 9-13 tuổi cần bổ sung sắt khoảng 8 mg/ngày
  • Trẻ từ 14-18 tuổi khoảng 15 mg/ngày (nữ); hoặc 11 mg/ngày (nam)

2. Bổ sung sắt cho trẻ thiếu máu trong bao lâu?

Cũng theo WHO, phụ huynh nên bổ sung sắt cho trẻ thiếu máu liên tục trong 3 tháng và sau đó nghỉ 3 tháng; rồi tiếp tục bổ sung theo liệu trình này trong cả năm. Với trẻ từ 2 – 5 tuổi nên bổ sung sắt cho trẻ thiếu máu theo dạng thuốc nhỏ giọt hoặc siro; còn trẻ từ 5 tuổi trở lên thì uống viên nén.

Chúng ta nên bắt đầu bổ sung sắt cho trẻ sớm để tránh thiếu máu. Cụ thể là:

  • Trẻ sinh đủ tháng: Bắt đầu bổ sung sắt khi trẻ được 4 tháng tuổi. Nếu mẹ cho con bú và bé cũng uống thêm sữa tăng cường chất sắt thì không cần dùng thực phẩm bổ sung.
  • Trẻ sinh non: Bắt đầu bổ sung sắt khi trẻ được 2 tuần tuổi cho đến giai đoạn ăn dặm lúc 1 tuổi. Nếu bé được bú sữa mẹ và uống thêm sữa tăng cường chất sắt thì không cần dùng thêm thực phẩm bổ sung.

Trẻ thiếu sắt nên ăn gì?

thực phẩm bổ máu cho trẻ em
Mẹ nên bổ sung thực phẩm bổ máu cho trẻ em để tránh thiếu máu.

Nemours Kidshealth cho biết, sắt là một chất quan trọng trong chế độ ăn uống. Chúng ta có thể bổ sung sắt cho trẻ thiếu máu và các trẻ khác qua thực phẩm. Mẹ nên ưu tiên lựa chọn thực phẩm bổ máu cho trẻ em như ngũ cốc; thịt đỏ, thịt gà, cá, đậu; bánh mì và rau màu xanh đậm.

Ba mẹ nên lưu ý, lượng sắt từ động vật được cơ thể hấp thụ dễ dàng hơn sắt từ nguồn thực vật. Tuy nhiên, chúng ta nên cân bằng giữa hai loại thực phẩm này. Bên cạnh đó, phụ huynh không nên lạm dụng cho trẻ từ 1-5 tuổi uống quá 710ml sữa mỗi ngày để tránh nguy cơ thiếu sắt. Và ba mẹ cũng nên cho trẻ ăn ngũ cốc tăng cường chất sắt cho đến khi được 18–24 tháng tuổi.

Ngoài ra, vitamin C cũng là chất giúp hỗ trợ cơ thể hấp thụ sắt qua đường ăn uống. Vì thế, ba mẹ bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C để cải thiện khả năng hấp thụ sắt của trẻ. Những thực phẩm giàu C như trái cây họ cam quýt, dưa đỏ, dâu tây, ớt chuông, cà chua và rau xanh đậm.

Những lưu ý khi bổ sung sắt cho trẻ thiếu máu

Viện dinh dưỡng Quốc gia Hà Nội đưa ra một số lưu ý cho phụ huynh khi bổ sung sắt cho trẻ thiếu máu như sau:

  • Các mẹ phải có chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất từ khi có thai và cho con bú.
  • Mẹ nên uống bổ sung viên sắt khi biết mình có thai cho đến 1 tháng sau sinh.
  • Các mẹ bỉm nên nuôi con bằng sữa mẹ; cho ăn bổ sung theo đúng tháng tuổi; và chọn các loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, nhất là thực phẩm giàu sắt.
  • Vệ sinh ăn uống để tránh các bệnh giun sán và tiêu chảy.
  • Đừng quên cho trẻ tẩy giun theo định kỳ 6 tháng/lần khi trẻ được 2 tuổi trở lên theo chỉ định của bác sĩ.

>> Mẹ có thể xem thêm dấu hiệu ung thư máu ở trẻ em – Tuyệt đối không được bỏ qua!

Thiếu sắt là nguyên nhân gây ra nhiều chứng bệnh nguy hiểm cho trẻ em; nhất là các bệnh về tim mạch và hô hấp. Vì thế, ba mẹ nên theo dõi và bổ sung sắt cho trẻ để không ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ. Hy vọng thông tin bổ sung sắt cho trẻ thiếu máu sẽ giúp ích cho các phụ huynh. Chúc các bé luôn khỏe mạnh nhé.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Anemia caused by low iron – children

https://medlineplus.gov/ency/article/007134.htm

Truy cập ngày 22/03/2022

2. Iron

https://kidshealth.org/en/parents/iron.html

Truy cập ngày 22/03/2022

3. Iron deficiency in children: Prevention tips for parents

https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/childrens-health/in-depth/iron-deficiency/art-20045634

Truy cập ngày 22/03/2022

4. Guidelines for iron supplements for children

http://apps.who.int/iris/bitstream/handle/10665/44648/9789241502009_eng.pdf?sequence=1

Truy cập ngày 22/03/2022

5. Chế độ ăn cho trẻ bị thiếu máu

http://viendinhduong.vn/vi/dinh-duong-tre-em/che-do-an-cho-tre-bi-thieu-mau.html

Truy cập ngày 22/03/2022

x