Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Thu Hoàng
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 02/11/2020

Một số món cháo giúp bé hồi phục sức khỏe nhanh khi bị tiêu chảy

Một số món cháo giúp bé hồi phục sức khỏe nhanh khi bị tiêu chảy
Mỗi khi bé bị tiêu chảy đều mệt mỏi, chán ăn, bạn muốn con ăn tốt và nhanh hồi phục hơn? MarryBaby mách bạn cách nấu cháo cho bé bị tiêu chảy.
cách nấu cháo cho bé bị tiêu chảy
Cách nấu cháo cho bé bị tiêu chảy

Tiêu chảy là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ do bé sẽ biếng ăn, mệt mỏi. Nghiêm trọng hơn, nếu để tình trạng tiêu chảy kéo dài mà không được điều trị và bổ sung dinh dưỡng đúng cách thì bé có thể bị mất nước và nguy hiểm đến tính mạng.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, khi bé bị tiêu chảy, mẹ nên cho bé ăn những món ăn mềm, nhất là cháo, để hệ tiêu hóa non nớt của bé dễ hấp thu, tốt cho niêm mạc đường tiêu hóa.

Dưới đây là một số cách nấu cháo cho bé bị tiêu chảy đơn giản, dễ làm để các mẹ có thể thay đổi khẩu vị cho bé, cũng như đẩy nhanh quá trình phục hồi của bé.

Các cách nấu cháo cho bé bị tiêu chảy để bé nhanh hồi phục sức khỏe

1. Cách nấu cháo cho bé bị tiêu chảy: Cháo thịt heo bằm gừng

Cách nấu cháo cho bé bị tiêu chảy: Cháo thịt heo bằm gừng
Cách nấu cháo cho bé bị tiêu chảy: Cháo thịt heo bằm gừng

Nguyên liệu

  • 50g gạo tẻ
  • 3 lát gừng tươi
  • 50g thịt nạc heo
  • Mắm, bột nêm

Cách nấu cháo thịt heo bằm gừng

  • Gạo vo sạch, ngâm 30 phút cho nở. Cho gạo vào nồi với 200ml nước nấu lửa nhỏ đến khi chín nhừ. Thịt nạc heo và gừng băm nhỏ, ướp thịt heo với ít nước mắm.
  • Cháo chín, bạn cho gừng và thịt băm vào khuấy đều. Nêm nếm lại rồi tắt bếp. Múc cháo ra bát, cho bé ăn khi cháo còn nóng ấm.

2. Cách nấu cháo cho bé bị tiêu chảy: Cháo bí đỏ, thịt gà

Cách nấu cháo cho bé bị tiêu chảy: Cháo bí đỏ, thịt gà
Cách nấu cháo cho bé bị tiêu chảy: Cháo bí đỏ, thịt gà

Nguyên liệu

  • 50g gạo tẻ
  • 100g bí đỏ
  • 200g thịt nạc gà
  • Mắm, bột nêm

Cách nấu cháo bí đỏ, thịt gà

  • Thịt gà lọc sạch phần da, mỡ, cắt miếng nhỏ, ướp với ít muối.
  • Bí đỏ gọt vỏ, rửa sạch, cắt miếng nhỏ.
  • Gạo tẻ nấu cháo, đến khi cháo chín nhừ thì cho tiếp bí đỏ, thịt gà vào. Nấu thêm đến khi cháo và bí đỏ chín nhừ. Nêm nếm lại rồi tắt bếp. Múc cháo ra bát, cho bé ăn khi cháo còn nóng ấm.

3. Cách nấu cháo cho bé bị tiêu chảy: Cháo rau sam

Cách nấu cháo cho bé bị tiêu chảy: Cháo rau sam

Nguyên liệu

  • 30g gạo
  • 90g rau sam
  • 10g quả hồng xiêm non
  • Gia vị

Cách nấu cháo rau sam

  • Rau sam, quả hồng xiêm non rửa sạch, ngâm xíu muối để loại hết các sâu bệnh. Cho cả hai nguyên liệu vào nồi, đổ 250ml nước đun sôi kỹ rồi lọc qua rây lấy nước, bỏ bã.
  • Cho gạo vào nước rau trên, nấu cháo đến khi chín đều. Khi cháo chín, mẹ có thể cho thêm chút nước mắm vào cho vừa ăn. Mẹ nên cho trẻ ăn 2 lần 1 ngày khi cháo còn nóng.

4. Cách nấu cháo cho bé bị tiêu chảy: Cháo gừng

củ gừng

Nguyên liệu

  • 50g gạo tẻ
  • 50g gừng tươi

Cách nấu cháo gừng

  • Gừng rửa sạch, thái nhỏ hoặc xay nhuyễn.
  • Cho gừng đã chuẩn bị và gạo vào nồi, thêm nước vào nấu chín thành cháo. Mẹ nên cho bé ăn khi cháo còn nóng. Gừng có tác dụng làm ấm bụng, trị tiêu chảy nên sẽ giúp trẻ giảm tình trạng tiêu chảy nhanh chóng.

Lưu ý khi nấu cháo cho bé bị tiêu chảy

  • Mẹ cần rửa tay sạch bằng xà phòng trước khi chế biến thức ăn cho trẻ. Các dụng cụ cho trẻ ăn như bát, đũa, cốc, muôi, thìa cần được nhúng vào nước sôi trước bữa ăn.
  • Cần khuyến khích trẻ ăn càng nhiều càng tốt nhưng không được bắt ép nếu trẻ không muốn. Thay vào đó, mẹ có thể chia nhỏ các bữa ăn thành nhiều lần trong ngày. Thay đổi món liên tục để trẻ không bị chán ăn. Mẹ nên cho trẻ ăn cháo ngay sau khi nấu để đảm bảo vệ sinh, giảm nguy cơ bội nhiễm.
  • Đây là một cách bù nước cho trẻ ngoài biện pháp uống nước nên mẹ lưu ý nấu cháo loãng hơn bình thường một chút.
  • Sau khi trẻ hết tiêu chảy, cho trẻ ăn bình thường trở lại. Điều này sẽ giúp cơ thể bé tránh tình trạng suy dinh dưỡng và phục hồi nhanh hơn.

Những quan niệm sai lầm của mẹ khi bé bị tiêu chảy

Nhiều mẹ không cho bé đang bị tiêu chảy bú vì nghĩ rằng bụng của bé đang yếu. Thậm chí, nhiều bà mẹ chỉ dám ăn cơm với muối để tiết “sữa lành” cho con bú. Đây đều là những quan niệm sai lầm, ảnh hưởng đến việc tiết sữa của mẹ. Trong khi thực tế, khi bé bị tiêu chảy, cơ thể sẽ mất nhiều nước. Để bù nước nhanh thì phải cho bé bú nhiều hơn. Chưa kể, lượng kháng thể có trong sữa mẹ sẽ giúp bé lành bệnh nhanh hơn.

Kiêng sữa chua: Một số mẹ ngại cho con ăn sữa chua khi bé bị tiêu chảy vì nghĩ rằng vị chua sẽ làm bệnh tiêu chảy của bé nặng hơn. Tuy nhiên, mẹ không biết rằng chính những lợi khuẩn có trong sữa chua sẽ giúp bé nhanh khỏi bệnh hơn. Ngoài ra, sữa chua còn giúp kích thích quá trình lên men, chuyển phần lớn đường lactose trong sữa sang một dạng dễ hấp thu hơn.

sữa chua trái cây

Kiêng thực phẩm tanh: Các loại thực phẩm tanh như cá, tôm, cua chứa nhiều chất dinh dưỡng như vitamin A, kẽm, protein, lipid, giúp tái tạo niêm mạc đường tiêu hóa và tăng cường dinh dưỡng cho trẻ. Loại bỏ những thực phẩm này khỏi khẩu phần ăn của bé thì mẹ đã vô tình cắt bớt những dinh dưỡng tốt cho con.

Những thực phẩm không nên dùng khi trẻ bị tiêu chảy

  • Không nên cho trẻ sử dụng các loại thực phẩm chứa nhiều đường như bánh, kẹo, nước giải khát, thực phẩm nhiều chất xơ khi đang bị tiêu chảy.
  • Không cho trẻ ăn rau sống, tiết canh, gỏi cá, nem chạo, nem chua, mắm tôm, mắm tép… chưa nấu chín và không uống nước lã.

TÚ QUYÊN

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x