Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Không chỉ là nguồn canxi dồi dào, cần thiết để xây dựng hệ xương răng chắc khỏe, sữa tươi còn giúp điều chỉnh sự đông máu và kiểm soát cơ bắp trong các hoạt động co, giãn cơ trên cơ vân và cơ trơn. Nếu được bổ sung canxi đầy đủ khi lớn lên bé có ít nguy cơ bị cao huyết áp, ung thư ruột kết, đột quỵ hay các vấn đề về xương khác.
Sữa tươi cũng là một trong số ít các nguồn cung cấp vitamin D giúp cơ thể hấp thu can-xi một cách dễ dàng. Hơn nữa, thành phần protein trong sữa tươi cần thiết cho sự tăng trưởng cũng như carbohydrate cung cấp cho bé nguồn năng lượng cho cả ngày.
Với những lợi ích tuyệt vời trên, các chuyên gia khuyến khích mẹ nên cho bé 1 tuổi trở lên uống thêm sữa tươi song song với các bữa ăn dặm. Tuy nhiên, mẹ đã biết cách chọn sữa tươi cho bé 1 tuổi?
Hệ tiêu hóa của trẻ dưới 12 tháng tuổi còn khá non nớt nên không thể tiêu hóa được hàm lượng protein cũng như các khoáng chất dồi dào có trong sữa tươi. Nếu cho trẻ sơ sinh uống sữa tươi sớm trong thời gian dài sẽ khiến thận bị tổn thương, rối loạn hệ tiêu hóa…
Trong năm đầu đời nhu cầu về sắt, vitamin C của bé khá cao nhưng sữa tươi lại cung cấp không đủ 2 thành phần này. Theo đó, trẻ sơ sinh dễ đối mặt với nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt.
Trên thị trường hiện nay có nhiều loại sữa tươi khác nhau do đó, trước khi bắt đầu cho bé dùng mẹ cần tìm hiểu kỹ. Các chuyên gia cũng khuyến cáo mẹ nên dựa theo nhu cầu của mỗi bé để lựa chọn loại phù hợp nhất.
1. Sữa tươi nguyên kem
Là sữa có thành phần 100% sữa bò tươi nguyên chất, không thêm hoặc bớt bất kỳ một chất gì do sữa bò tạo ra. Theo đó, sữa nguyên kem có hàm lượng các chất dinh dưỡng như đạm, can-xi, phốt pho rất cao.
Tuy nhiên, cũng vì chứa quá nhiều dưỡng chất nên sữa tươi nguyên kem chỉ thích hợp cho các bé bị còi xương, chậm lớn. Đối với bé thừa cân hay đã đạt được lượng cân nặng tiêu chuẩn, mẹ không nên chọn sữa nguyên kem để hạn chế mức tăng cân vượt tầm kiểm soát. Ngoài ra, sữa nguyên kem cũng không phải lựa chọn của những bé bị dị ứng với thành phần có trong sữa bò.
2. Sữa tươi tách béo
Sữa tươi tách béo hay còn gọi sữa không béo là sữa tươi được áp dụng công nghệ ly tâm tách chất béo có trong sữa. Đây là loại sữa không được khuyến khích dùng cho bé 1 tuổi bởi thời điểm này bé cần nhiều chất béo để giúp não bộ phát triển. Tuy nhiên, với bé đang trong tình trạng thừa cân, béo phì, mẹ có thể cho bé uống sữa tươi tách béo để giảm cân.
3. Sữa tươi ít béo
Giống như sữa tươi tách béo, sữa tươi ít béo cũng giảm bớt hàm lượng chất béo có trong sữa xuống còn từ 1 – 1,8%. Mặc dù lượng chất béo giảm nhưng thành phần các chất dinh dưỡng khác vẫn đảm bảo cho sự phát triển của bé. Nếu muốn con giữ mức cân nặng bình thường mà vẫn cung cấp đủ chất béo mẹ có thể cho bé uống sữa tươi ít béo.
4. Sữa có đường và không có đường
Để phù hợp với nhu cầu và sở thích của người tiêu dùng, các nhà sản xuất có thể thêm đường hoặc không thêm đường vào các loại sữa tươi trên với tỉ lệ thích hợp. Thông thường bé sẽ thích loại có đường hơn bởi nó dễ uống. Tuy nhiên mẹ cần cho bé súc miệng lại sau khi uống để tránh bị sâu răng. Đồng thời, giảm lượng đường đưa vào cơ thể thông qua các nguồn thực phẩm khác để tránh nguy cơ gây bệnh.
Mặc dù khó uống nhưng sữa không đường rất tốt cho bé thừa cân vì sẽ giảm được lượng đường khá lớn mà cơ thể hấp thu.
Lưu ý khi cho bé uống sữa tươi
|
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.