Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Hương Lê
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật Tuần trước

Thực đơn cho bé 19 tháng tuổi “chuẩn” chuyên gia

Thực đơn cho bé 19 tháng tuổi “chuẩn” chuyên gia
19 tháng tuổi là thời điểm bé có thể bắt đầu tập ăn cơm. Thực đơn cho bé 19 tháng tuổi cần bổ sung đầy đủ 4 nhóm dưỡng chất chính. Dưới đây là cách xây dựng thực đơn theo khuyến cáo của chuyên gia, mẹ có thể tham khảo.

Theo chuyên gia, nhiều bé ở tháng tuổi này thường biếng ăn và lười ăn do mẹ chưa biết cách xây dựng thực đơn phù hợp cho con. Thực đơn cho bé 19 tháng tuổi có những khác biệt nhất định so với giai đoạn trước. Thời điểm này bé gần như đã có đủ 16 răng sữa. Chiếc răng hàm đầu tiên của con có thể đã mọc, đồng nghĩa kỹ năng nhai cũng tốt hơn. Do đó nếu mẹ thắc mắc bé 19 tháng tuổi ăn cơm được chưa, câu trả lời là được.

Dinh dưỡng cho trẻ 19 tháng tuổi

Mẹ cần theo dõi để cân chỉnh lượng calo phù hợp cho bé. Sau 1 tuổi rưỡi, hầu hết các bé bắt đầu tăng cường hoạt động thể chất. Nhu cầu calo của bé khoảng 1.200 đến 1.400 calo. Điều này phụ thuộc vào đặc điểm thể chất và sự trao đổi chất ở mỗi trẻ.

Đặc biệt, dinh dưỡng cho trẻ 19 tháng tuổi cần đầy đủ 4 nhóm chất chính là chất đạm, đường bột, chất béo, vitamin và khoáng chất. Bên cạnh đó, chất xơ và nước cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình vận hành cơ thể.

– Carbohydrate (nhóm chất bột đường)

Trẻ cần carbohydrate để duy trì mức năng lượng cao, cho phép bé vui chơi, tham gia bất kỳ hoạt động nào bé muốn.

– Protein (đạm)

Sự phát triển thể chất của trẻ trong giai đoạn này phụ thuộc rất nhiều vào protein. Thực đơn hàng ngày cho bé 19 tháng tuổi cần bổ sung những thực phẩm giàu đạm.

Thực đơn cho bé 19 tháng tuổi cần bổ sung đầy đủ 4 nhóm dưỡng chất chính

– Chất béo

Chất béo gồm 2 loại bão hòa và không bão hòa. Trong 3 năm đầu đời, chất béo bão hòa tham gia vào việc hình thành các mô, cơ quan, đồng thời tăng cường hệ miễn dịch. Chất béo không bão hòa là thành phần quan trọng đối với sự hình thành và phát triển não bộ.

Vitamin và khoáng chất

Trẻ có thể nhận đủ các vitamin cần thiết từ các loại thực phẩm, đặc biệt là rau củ, trái cây. Ngoài ra, bác sĩ có thể kê đơn bổ sung vitamin như một biện pháp phòng ngừa khi trẻ thiếu hụt bất kỳ loại vitamin nào.

– Chất xơ

Duy trì việc tiêu thụ đều đặn các loại rau củ và trái cây giúp trẻ ngăn ngừa việc thiếu hụt chất xơ và ngừa táo bón.

– Nước

Trẻ giai đoạn này cần nước nhiều hơn cho các hoạt động thể chất. Trung bình bé nặng 10kg cần khoảng 1 lít nước mỗi ngày. Mỗi kg tăng thêm sẽ thêm khoảng 50ml nước.

>>> Mẹ có thể xem thêm: Các mốc phát triển quan trọng của trẻ 19 tháng tuổi

Cách xây dựng thực đơn cho bé 19 tháng tuổi

Thực đơn cho bé 19 tháng tuổi nên gồm 3 bữa chính, 2 bữa phụ và 300-400ml sữa mỗi ngày.

Hầu hết trẻ 19 tháng tuổi cần khoảng ¾ đến 1 chén trái cây, rau củ, ¼ chén ngũ cốc và 3 muỗng canh protein mỗi ngày.

Chẳng hạn mẹ có thể dựa vào thực đơn mẫu dưới đây để xây dựng chế độ ăn cho bé.

  • 7 giờ: 1 bát phở, 1 quả chuối (hoặc 1 quả quýt ngọt)
  • 9 giờ: 1 hộp sữa 180ml
  • 11 giờ: 1 bát cơm nát, thịt viên sốt cà chua, canh cua rau đay, 1 miếng xoài chín (hoặc 1 miếng đu đủ, 1 miếng táo).
  • 15 giờ: 1 bát súp (hoặc bánh flan, sữa chua, bánh mousse, pudding…)
  • 18 giờ: 1 bát cơm nát, đậu hũ sốt thịt, canh cải nấu tôm
  • 21 giờ: 1 hộp sữa 180ml sữa
Cách xây dựng thực đơn cho bé 19 tháng tuổi
Thực đơn cho bé 19 tháng tuổi nên gồm 3 bữa chính, 2 bữa phụ và 300-400ml sữa mỗi ngày

>>> Mẹ có thể xem thêm: Cách nấu thức ăn cho bé tập ăn cơm với 4 món hấp dẫn

Làm gì khi trẻ 19 tháng tuổi biếng ăn?

1. Một số quy tắc khi cho bé ăn

Biểu hiện trẻ biếng ăn, chán ăn giai đoạn này là trẻ mất quá nhiều thời gian cho một bữa ăn và không chịu ăn ở bữa tiếp theo. Điều này hoàn toàn bình thường. Điều quan trọng là:

– Xây dựng thực đơn cho bé 19 tháng tuổi biếng ăn cần đảm bảo tính khoa học, cân đối dinh dưỡng.

– Trong quá trình trẻ bắt đầu làm quen thức ăn mới, mẹ đừng vội nản lòng. Vì có thể phải thử đến 10 lần trước khi bé chấp nhận món ăn đó. Sở thích của bé cũng sẽ thay đổi theo gian. Do đó, nếu hiện tại bé không thích một món ăn cụ thể nào đó, mẹ có thể cho bé thử lại sau.

– Đừng gây áp lực cho bé. Nếu không muốn trẻ trở nên biếng ăn hơn, hãy cố gắng giữ bình tĩnh và đừng ép con ăn.

– Tránh xa tivi và đồ chơi khi ăn. Trẻ cần khoảng 20-30 phút cho việc tập trung và khám phá bữa ăn. Tránh để bé phân tâm vì vừa xem tivi vừa ăn hay vừa chơi vừa ăn. Ngoài ra đừng quên dành nhiều sự quan tâm và khen ngợi khi bé ngoan. Điều này sẽ khích lệ bé ăn tốt hơn.

>>> Mẹ có thể xem thêm: Trẻ biếng ăn, nguyên nhân, giải pháp và những sai lầm mẹ cần tránh

2. Mẹo khắc phục chứng biếng ăn ở trẻ 19 tháng tuổi

Bên cạnh xây dựng thực đơn cho bé 19 tháng tuổi theo hướng dẫn trên, mẹ áp dụng thêm một số mẹo dưới đây có thể kích thích sự thèm ăn ở trẻ.

– Mỗi bữa ăn phải tạo cho bé cảm giác thân mật, gần gũi như một gia đình. Việc nhìn thấy bố mẹ hoặc anh chị đang thưởng thức bữa ăn có thể thôi thúc trẻ tự xúc ăn. Bố mẹ phải làm gương cho con về thói quen ăn uống lành mạnh.

– Thực đơn cho trẻ 19 tháng tuổi biếng ăn cũng cần đảm bảo sự đa dạng, bổ dưỡng. Hãy cố gắng cho bé ăn nhiều loại thức ăn khác nhau trong ngày.

– Mẹ có thể để bé cùng tham gia vào khâu chọn nguyên liệu cho bữa ăn, hoặc thậm chí “vào bếp” cùng mẹ. Nhiều khả năng bé sẽ thích thú với món ăn có bé góp công sức

– Sáng tạo với thức ăn là một cách tuyệt vời thu hút sự chú ý và thèm ăn của trẻ đối với món ăn. Hãy thử sắp xếp thức ăn có hình một khuôn mặt hoặc một con vật nào đó.

– Với các bé lười ăn rau, mẹ có thể “ngụy trang” loại rau bé không thích bằng cách giấu chúng đi trong món salad trộn. Tất nhiên vẫn phải cho bé ăn rau ở dạng bình thường để bé có thể nhận biết những thực phẩm mình ăn. Điều này giúp bé phát triển sở thích với nhiều loại thức ăn và khuyến khích thói quen ăn uống lành mạnh.

– Hãy thử đặt nhiều món khác nhau trên bàn. Nếu bé thấy mẹ ăn món ăn không quen thuộc và nói với bé món đó ngon như thế nào, bé có thể tự mình nếm thử.

Mẹo khắc phục chứng biếng ăn ở trẻ 19 tháng tuổi

Chăm sóc răng miệng trẻ 19 tháng tuổi

Ngoài chú trọng xây dựng thực đơn cho bé 19 tháng tuổi, việc vệ sinh răng miệng đúng cách cho con cũng rất quan trọng. Chú trọng chăm sóc răng miệng sẽ hạn chế tình trạng sâu răng, sưng nướu khi mọc răng làm bé chán ăn.

– Mẹ tập cho con đánh răng bằng kem

Kể từ 18 tháng tuổi, bé có thể đánh răng với một lượng nhỏ (chỉ bằng hạt đậu) loại kem đánh răng có hàm lượng florua thấp. Mẹ nên đánh răng cho bé mỗi ngày 2 lần bằng bàn chải lông mềm, phù hợp với độ tuổi.

– Hạn chế cho trẻ ăn đồ ngọt

Các loại đồ ăn, thức uống ngọt như kẹo ngọt, bánh ngọt, nước ngọt nên tránh cho bé ăn. Tích tụ đường trong khoang miệng dễ gây sâu răng. Sau mỗi bữa ăn, mẹ nên đánh răng cho trẻ.

– Khám nha khoa 6 tháng 1 lần

Trước khi mọc chiếc răng hàm đầu tiên, trẻ nên được khám nha khoa 1 lần. Sau đó là theo định kỳ 6 tháng 1 lần. Bác sĩ sẽ kiểm tra để theo dõi tình trạng sức khỏe răng miệng của bé và hướng dẫn mẹ cách chăm sóc răng miệng cho con.

Mong rằng bài viết đã giúp mẹ biết cách xây dựng thực đơn cho bé 19 tháng tuổi và những mẹo khắc phục tình trạng biếng ăn cho bé ở độ tuổi này.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Infant and Toddler Nutrition
https://www.cdc.gov/nutrition/infantandtoddlernutrition/index.html
Ngày truy cập: 10/9/2021.

2. Nutrition: Toddler
https://www.stanfordchildrens.org/en/topic/default?id=toddler-nutrition-90-P02291
Ngày truy cập: 10/9/2021.

3. Toddler Nutrition
https://www.chop.edu/conditions-diseases/toddler-nutrition
Ngày truy cập: 10/9/2021.

4. Nutrition in Toddlers
https://www.aafp.org/afp/2018/0815/p227.html
Ngày truy cập: 10/9/2021.

5. Children’s nutrition: 10 tips for picky eaters
https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/childrens-health/in-depth/childrens-health/art-20044948
Ngày truy cập: 10/9/2021.

x