Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Đỗ Khánh Linh
Tham vấn y khoa: Thạc sĩ - Bác sĩ CKI Lê Chí Hiếu
Cập nhật 27/06/2023

Trẻ em ăn vải có tốt không? Lưu ý để trẻ tránh bị ngộ độc

Trẻ em ăn vải có tốt không? Lưu ý để trẻ tránh bị ngộ độc
Vải là một loại trái cây quen thuộc, đặc biệt là vào thời điểm tháng 5-7 hàng năm. Nếu bé cưng nhà mẹ yêu thích vị ngọt, và ăn những loại quả mọng nước; vải chắc chắn là món khó để bé cưỡng lại.

Nhưng trẻ em ăn quả vải có tốt không? Tin tức về bị kịch của 150 đứa trẻ bị ngộ độc vải ở Ấn Độ chắc chắn sẽ khiến mẹ vô cùng lo lắng.

Trong bài viết này, MarryBaby sẽ giải đáp thắc mắc của mẹ rằng trẻ em ăn quả vải có tốt không? Khi nào trẻ ăn được vải và cách thức, những lưu ý khi cho con thưởng thức loại quả này.

Trẻ em ăn quả vải có tốt không?

Các nhà khoa học đã phát hiện một chất hóa học có tên Methylene cyclopropyl-glycine (MCPG) chứa trong thành phần của quả vải; điều này làm dấy lên lo ngại về việc trẻ em ăn vải có tốt không? Vì MCPG có khả năng ảnh hưởng đến não khi lượng đường trong cơ thể thấp do thiếu dinh dưỡng; hoặc khi bị đói bụng.

Hơn nữa, loại chất hóa học này có liên quan đến Hội chứng viêm não cấp tính (AES) – là tình trạng não bị viêm gây ra các triệu chứng: sốt, nôn mửa, bất tỉnh, co giật,… ở trẻ nhỏ (thường dưới 10 tuổi). Chính những thông tin này khiến mẹ bối rối không biết trẻ em ăn vải có tốt hay không.

Nhưng mẹ yên tâm nhé, vải là nguồn cung cấp một số chất dinh dưỡng quan trọng cho con. Vải có nhiều vitamin C; và polyphenol – chất chống oxy hóa mạnh giúp thúc đẩy chức năng miễn dịch; và giúp các tế bào khỏe mạnh. Loại quả này cũng chứa vitamin B6 và một lượng nhỏ folate; những chất dinh dưỡng quan trọng cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ em.

Như vậy, trẻ em ăn vải có tốt không, có chứ mẹ. Nhưng mẹ cần phải biết liều lượng phù hợp với trẻ; thời điểm cho trẻ ăn và độ tuổi thích hợp nữa. Nội dung sau nhằm giải đáp cho mẹ thông tin về cách cho trẻ ăn vải.

trẻ em ăn vải có tốt không
Trẻ em ăn vải có tốt không, có chứ, nhưng cần chú ý đến nhiều điều khi cho con ăn

Trẻ mấy tháng ăn được quả vải?

Trẻ mấy tháng ăn được quả vải là một câu hỏi quan trọng khác sau khi biết trẻ ăn vải có tốt không. Thời điểm bé có thể ăn quả vải là khi được 6 tháng tuổi.

Tuy nhiên, theo CDC, mẹ nên kiên nhẫn chờ đến bị trẻ được 7 tháng đến 8 tháng tuổi rồi hãy cho bé ăn dặm trái cây. Như vậy, sẽ an toàn hơn vì hệ tiêu hóa của bé đủ khỏe mạnh để tiêu thụ nhóm thực phẩm này. Song song đó, mẹ cũng theo dõi dấu hiệu bé sẵn sàng ăn dặm để biết khi nào cục cưng sẵn sàng ăn vải nhé!

>> Mẹ có thể xem thêm: Bé 6 tháng tuổi ăn được trái cây gì?

Cách cho trẻ ăn vải an toàn, tránh ngộ độc

Đến đây hẳn mẹ đã hiểu trẻ em ăn vải có tốt không và khi nào trẻ có thể thưởng thức loại trái cây thơm ngon này. Sau đây là một số lưu ý để mẹ đảm bảo an toàn cho con khi ăn vải nhé:

  • Không nên cho trẻ ăn vải chưa chín và khi trẻ đang đói bụng. Điều này làm trẻ bị đau dạ dày, hạ đường huyết và dẫn đến biến chứng nghiêm trọng như bệnh não. Để nhận biết quả vải đã chín hay chưa, thịt bên ngoài phải có màu hồng hoặc đỏ hồng.
  • Chỉ nên cho trẻ ăn 3-4 quả vải. Tuy nhiên, tránh cho trẻ ăn vải vào buổi sáng trong bữa ăn đầu tiên; và đảm bảo rằng con hoặc thậm chí người lớn không ăn vải khi bụng đói.
  • Mẹ luôn cần gọt bỏ vỏ và hạt của trái vải. Vì hạt vải có thể khiến trẻ bị nghẹt, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Trong quá trình bé thưởng thức, mẹ hãy ở bên cạnh con để kịp thời can thiệp chẳng may con nuốt phải hột; hoặc có những phản ứng dị ứng hay triệu chứng bất thường khác.
  • Tránh vải đóng hộp. Vì chúng thường được bảo quản trong xi-rô có đường; không thích hợp với trẻ sơ sinh hoặc trẻ mới biết đi.
  • Vải không phải món phù hợp cho những trẻ nhẹ cân, biếng ăn.

>> Mẹ có thể xem thêm: Bé 8 tháng ăn được trái cây gì?

Lưu ý khi cho trẻ em ăn vải

Lưu ý khi cho trẻ ăn vải
Trẻ em ăn vải có tốt không? Tùy thể trạng và tình hình sức khỏe của con mẹ nhé

Nếu trẻ đang trong tình trạng mắc một số bệnh thì mẹ không nên cho trẻ dùng vải trong khẩu phần hằng ngày.

  • Tiểu đường: Trái vải rất dễ làm tăng đột biến lượng đường trong máu, làm tình trạng bệnh trở nên tệ hơn.
  • Phẫu thuật: Đường huyết tăng cao trong và sau phẫu thuật luôn là nỗi lo của các bác sĩ. Do vậy tốt nhất không nên dùng vải trước và sau khi phẫu thuật 2 tuần nhằm đảm bảo máu luôn trong tình trạng trạng ổn định.
  • Dị ứng: Vải cũng là một trong những loại quả có khả năng gây dị ứng, dẫn đến phù nề, đau đầu chóng mặt…

Cách tập cho bé ăn vải

Sau đây là gợi ý cách tập cho bé vải khi mẹ hiểu trẻ em ăn vải có tốt không:

  • Trẻ từ 6 đến 9 tháng tuổi: Băm nhuyễn quả vải (bỏ vỏ và hạt); rồi cho quả vải vào thức ăn có chứa chất béo và protein lành mạnh như: dừa, hạt điều hoặc sữa chua béo để cân bằng bữa ăn.
  • Trẻ từ 9 đến 18 tháng tuổi: Cắt quả vải thành miếng vừa ăn. Ăn một lượng nhỏ với thực phẩm chứa chất béo lành mạnh và protein, chẳng hạn như dừa, hạt điều kem hoặc sữa chua đầy đủ chất béo, để cân bằng bữa ăn.
  • Trẻ từ 18 đến 24 tháng tuổi: Tiếp tục cho vải quý và nếu mẹ cảm thấy kỹ năng ăn uống của trẻ đã tiến bộ; mẹ có thể cho trẻ ăn một nửa hoặc cả quả vải. Khuyến khích nhai kỹ bằng cách tự mình mô hình một chuyển động nhai mạnh.

>> Có thể mẹ quan tâm: Phương pháp ăn dặm kiểu BLW – do bé tự chỉ huy

Với những thông tin nêu trên, mẹ đã có câu trả lời cho trẻ em ăn vải có tốt không rồi chứ? Mong bé nhà mẹ không chỉ được thưởng thức đa dạng thực phẩm, mà còn đảm bảo sức khỏe tốt để khôn lớn trưởng thành!

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. The enigma of litchi toxicity: an emerging health concern in southern Asia

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/28153516/

Ngày truy cập: 08.04.2022

2. Association of acute toxic encephalopathy with litchi consumption in an outbreak in Muzaffarpur, India, 2014: a case-control study

https://www.thelancet.com/journals/langlo/article/PIIS2214-109X(17)30035-9/fulltext

Ngày truy cập: 08.04.2022

3. Exotic food allergy: anaphylactic reaction to lychee

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/17583110/

Ngày truy cập: 08.04.2022

4. Contact allergy due to lychee

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/22735662/

Ngày truy cập: 08.04.2022

5. Lychee Fruit and Hypoglycin: How Many Are Too Many?

https://nutritionfacts.org/video/lychee-fruit-and-hypoglycin-how-many-are-too-many/

Ngày truy cập: 08.04.2022

x