Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Tuy nhiên, nếu bé vẫn chưa sẵn sàng cho việc ngồi bô thì bạn có thể ngăn hành vi này của bé bằng cách mặc những bộ quần áo khó cởi. Nếu cách này vẫn không hiệu quả, bạn cần xem xét và tìm hiểu rõ nguyên nhân khiến bé khó chịu.
6 nguyên nhân khiến bé hay cởi quần áo và cách ứng phó
Bé cảm thấy không thoải mái
Thử đổi tã lớn hơn cho bé hoặc chuyển sang dùng loại tã có độ thấm hút tốt hơn. Bạn có thể thêm một miếng lót vào tã của bé hoặc thay thêm một lần tã cho bé vào nửa đêm hoặc gần sáng để giảm thiểu sự khó chịu cho bé vì tã quá ẩm ướt. Bạn cũng nên điều chỉnh lại nhiệt độ phòng vào buổi tối nếu bạn nghĩ bé cởi quần áo vì quá nóng.
Bé thấy chán
Bạn cần tạo một lịch hoạt động tại nhà để giữ bé luôn bận rộn và dạy bé cách tự chơi đồ chơi. Những loại đồ chơi có thể kích thích đa giác quan như nghe, nhìn, sờ mó… là sự lựa chọn tốt nhất cho bạn. Vào buổi tối, bạn nên thử đặt thêm một miếng tã bọc ngoài quần của bé để bé có thể giải trí bằng cách tháo miếng tã bên ngoài ra và hy vọng bằng cách này, bé sẽ để nguyên miếng tã bên trong.
Bé thích khám phá
Mọi việc hoàn toàn bình thường khi các bé thích khám phá bộ phận sinh dục của mình. Bạn không nên cấm bé làm như thế, thay vào đó nên dạy bé đâu là giới hạn nếu bé có hành vi này ở bên ngoài. Bạn cũng nên trao đổi với bác sỹ để tìm hiểu những nguyên nhân khác có thể xảy ra khi bé làm như thế quá nhiều lần, có thể là bé đang bị hâm tã mà bạn không biết.
Bé thích làm chủ cái mới
Nếu bạn nghĩ bé thích thú khi biết được cách cởi quần áo, hãy dạy bé cách mặc quần áo trở lại. Cùng lúc đó, giải thích cho bé hiểu là bé nên mặc quần áo suốt ngày và chỉ nên cởi ra vào ban đêm. Thử cho bé một con búp bê có quần áo để bé có thể thực hành việc mặc và cởi quần áo.
Bé thiếu kỹ năng giao tiếp
Bé cũng có thể cởi quần áo vì không thể nói cho bạn biết bé cần thay đồ hoặc cần đi vệ sinh. Bạn nên tận dụng hành vi cởi quần áo của bé như là cơ hội để dạy bé kỹ năng mới. Nên bắt đầu bằng cách dạy bé những từ hoặc cụm từ đơn giản để chỉ việc bé muốn như: tè, ị, ướt hoặc thay đồ.
Mỗi khi bé cởi quần áo, cố gắng bắt gặp ngay tại trận và hướng dẫn bé lặp lại những từ hoặc cụm từ đó. Khi bé đã có thể tự nói, hãy thưởng bé bằng cách thay đồ cho bé hoặc bế bé đi vệ sinh. Và bạn cũng nên khen bé khi bé chịu mặc quần áo, đặc biệt là vào buổi tối.
Bé muốn thu hút sự chú ý
Nhiều bé liên tục cởi quần áo vì điều đó chắc chắn sẽ khiến bố mẹ phản ứng mạnh với bé, cho dù đó là phản ứng tích cực hay tiêu cực. Để bé không làm như thế, bạn nên tuân theo một chuỗi phản ứng có thể đoán trước được mỗi khi việc này xảy ra.
Ví dụ:
1. Bình tĩnh, kiên định nói với bé một câu đơn giản như “để nguyên quần áo” khi bé đang ra sức cởi quần áo ra.
2. Nếu có thể, để bé tự mặc quần áo lại và giúp bé dọn dẹp đống bừa bộn. Điều này sẽ dạy bé đâu là kết quả tự nhiên cho những hành động của bé.
3. Nhắc bé sử dụng từ hoặc câu nói mà bạn đã dạy khi bé muốn thay đồ.
4. Yêu cầu bé lặp lại và nhớ khen ngợi khi bé nghe theo bạn.
5. Lập tức cởi đồ ra và thay đồ hoặc tắm cho bé. Cuối cùng, nếu bạn muốn dạy bé đi vệ sinh, nên nhớ rằng việc dạy bé giữ nguyên tã và quần áo trên người cũng giúp bé học cách kiểm soát nhu cầu đi tiêu, đi tiểu của mình. Khi bé có thể nhịn đủ lâu để nói với bạn trước khi bé thật sự cần đi, chắc chắn bé sẽ dễ dàng hình thành thói quen đi vệ sinh tốt dù ở nhà hay bên ngoài.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.