Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Vậy trẻ từ 2-5 tuổi nặng bao nhiêu kg, cao bao nhiêu cm mới là phát triển bình thường? Tổ chức Y Tế thế giới WHO đã đưa ra một bảng đo chiều cao cân nặng của trẻ để dùng làm chỉ số đo tham chiếu cho sự tăng trưởng của trẻ.
Mỗi bé sẽ có tốc độ phát triển khác nhau, tùy thuộc vào các khía cạnh khác nhau trong cuộc sống bao gồm cả yếu tố di truyền và môi trường. Theo WHO, bé gái 2 tuổi có cân nặng trung bình là 12kg; bé trai 2 tuổi có cân nặng trung bình là 12.5 kg.
Để xác định xem trẻ có đang phát triển với tốc độ khỏe mạnh về cân nặng hay không; các bậc cha mẹ nên dựa vào biểu đồ bách phân vị được công công bố bởi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Biểu đồ bách phân vị được hiểu là tỉ lệ phần trăm số trẻ em có số đo thấp hơn mức bách phân vị đang xem xét. Chẳng hạn như bé gái 2 tuổi có cân nặng nằm ở bách phân vị 50 (50th) của bảng cân nặng; nghĩa là bé nặng hơn 50% số bé gái cùng tuổi trên toàn thế giới.
>> Cha mẹ có thể tham khảo: Bé 2-3 tuổi mắt bị đổ ghèn: Mẹ phải xử sao?
Theo Tổ chức Ytế Thế giới (WHO), bé gái 2 tuổi có chiều cao trung bình là 85 cm. Bé trai 2 tuổi có chiều cao trung bình là 87cm.
Để xác định xem trẻ có đang phát triển với tốc độ khỏe mạnh về chiều cao hay không; biểu đồ bách phân vị do Tổ chức Y tế Thế giới công bố (WHO) thể hiện chính xác nhất.
Biểu đồ bách phân vị được hiểu là tỉ lệ phần trăm số trẻ em có số đo thấp hơn mức bách phân vị đang xem xét. Chẳng hạn như bé gái 2 tuổi có chiều cao nằm ở bách phân vị 40 (40th) của bảng chiều cao nghĩa là bé cao hơn 50% số bé gái cùng tuổi trên toàn thế giới.
>> Mẹ có thể tham khảo: Trẻ 2 tuổi hay khóc đêm, nguyên nhân và cách khắc phục
>> Mẹ có thể tham khảo: Bé 3 tuổi: Hiểu tâm lý và sự phát triển để dạy con nhàn tênh
Dưới đây là bảng chiều cao cân nặng của trẻ từ 2-5 tuổi theo chỉ số phát triển bình thường của người Việt Nam. Trong bảng có hiển thị mức trung bình cân nặng của trẻ từ 2-5 tuổi là bao nhiêu kg, cao bao nhiêu cm và cột mốc báo động mức suy dinh dưỡng, thừa cân của trẻ từ 2-5 tuổi.
Cân nặng(kg) | |||
Tuổi | Giới hạn dưới | Trung bình | Giới hạn trên |
2 tuổi | 9,0 | 11,5 | 14,8 |
3 tuổi | 10,8 | 13,9 | 16,1 |
4 tuổi | 12,3 | 16,1 | 21,5 |
5 tuổi | 13,7 | 18,2 | 24,9 |
Chiều cao(cm) | |||
2 tuổi | 80,0 | 86,4 | 92,9 |
3 tuổi | 87,4 | 95,1 | 102,7 |
4 tuổi | 94,1 | 102,7 | 111,3 |
5 tuổi | 99,9 | 109,4 | 118,9 |
Bảng chiều cao cân nặng về cân nặng của trẻ từ 2-5 tuổi nặng bao nhiêu kg, cao bao nhiêu cm theo chuẩn WHO dùng để tham chiếu các thông số xem mức độ tăng trưởng của trẻ ra sao.
Nếu trẻ phát triển không giống bảng chiều cao, cân nặng này; mẹ nên điều chỉnh lại dinh dưỡng, giấc ngủ,… của con.
Để xác định nguy cơ suy dinh dưỡng, thấp còi ở trẻ; cha mẹ đối chiếu trên bảng bách phân vị, nếu bé nằm dưới BPV 15th; bé có nguy cơ suy dinh dưỡng, thấp còi.
Trẻ từ 2-5 tuổi nặng bao nhiêu kg, cao bao nhiêu cm phụ thuộc chủ yếu 3 yếu tố là dinh dưỡng, giấc ngủ, vận động hằng ngày. Vì vậy nếu con thấp còi, mẹ có thể cân nhắc 3 yếu tố trên để điều chỉnh cho bé.
Trẻ suy dinh dưỡng, thấp còi cần được chăm sóc đặc biệt về dinh dưỡng. Chú ý cho trẻ ăn đầy đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng trong các bữa chính, ngoài ra cần tăng cường bổ sung dinh dưỡng trong các bữa phụ. Cho bé ăn thêm nhiều sữa chua, trái cây, bánh flan, các loại sữa trái cây.
Ngoài quan tâm đến trẻ từ 2-5 tuổi nặng bao nhiêu kg, cao bao nhiêu; cha mẹ xem thêm 12 bữa sáng cho bé 2-3 tuổi dễ làm và đầy đủ dưỡng chất
Con thấp còi so với bảng quy định trẻ từ 2-5 tuổi nặng bao nhiêu kg, cao bao nhiêu cm thì phải làm sao? Đó là tăng cường vận động các bài vận động phù hợp với độ tuổi của các bé. Nên kích thích bé tham gia các trò chơi ngoài nắng sớm để hấp thụ tốt Vitamin D(loại vitamin giúp hấp thu canxi tốt hơn) giúp cải thiện về chiều cao.
Nên ngủ sớm và ngủ đủ giấc mỗi ngày từ 12-14 tiếng. Buổi tối ba mẹ không nên cho bé chơi điện thoại, máy tính bảng nhiều. Thay vì thế hãy kể chuyện cho con nghe để con đi vào giấc ngủ tốt hơn.
Buổi sáng, nên tạo cho bé thói quen dậy sớm để ăn bữa sáng. Nhiều gia đình thường hay để cho bé ngủ dậy muộn, bỏ qua bữa sáng quan trọng nhất trong ngày.
Ba mẹ cũng nên kiểm tra chiều cao cân nặng của bé theo tháng hoặc theo quý để so với bảng chiều cao cân nặng của trẻ để điều chỉnh chế độ dinh dưỡng cũng như cách chăm sóc bé cho phù hợp.
Để xác định nguy cơ béo phì ở trẻ; cha mẹ đối chiếu trên bảng bách phân vị, nếu bé nằm trên BPV 85th; bé có nguy cơ béo phì.
Trẻ béo phì so với bảng quy định trẻ từ 2-5 tuổi nặng bao nhiêu kg có nhiều nguyên nhân. Chủ yếu do ăn nhiều chất béo, tinh bột giàu năng lượng lại ít vận động dẫn đến tích lũy mỡ.
Trẻ em béo phì khi lớn lên thường hay mặc cảm tự ti về cân nặng của mình, ngại giao tiếp xa hội, học hành sa sút. Chưa kể trẻ em béo phì thường dậy thì sớm và hàng loạt chứng bệnh nguy hiểm như tim mạch, mỡ máu, rối loạn chuyển hóa lipid… Ba mẹ cần hết sức chú ý đến con nếu thấy con có biểu hiện dư cân nhiều so với bảng chiều cao cân nặng.
Hy vọng với bảng quy định chiều cao, cân nặng trẻ từ 2-5 tuổi như trên có thể giải đáp thắc mắc của cha mẹ về vấn đề trẻ từ 2-5 tuổi nặng bao nhiêu kg, cao bao nhiêu cm. Cha mẹ có thể dựa vào đấy để có chiến lược chăm sóc con hiệu quả hơn.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
1. WHO Growth Standards Are Recommended for Use in the U.S. for Infants and Children 0 to 2 Years of Age
https://www.cdc.gov/growthcharts/who_charts.htm
Ngày truy cập: 11.05.2023
2. Growth Charts
https://www.cdc.gov/growthcharts/index.htm
Ngày truy cập: 11.05.2023
3. Physical Changes During Puberty
https://www.healthychildren.org/English/ages-stages/gradeschool/puberty/Pages/Physical-Development-of-School-Age-Children.aspx
Ngày truy cập: 11.05.2023
4. Weight-for-age Boys
https://cdn.who.int/media/docs/default-source/child-growth/child-growth-standards/indicators/weight-for-age/wfa-boys-0-5-percentiles.pdf?sfvrsn=488e74e6_11
Ngày truy cập: 11.05.2023
5. Weight-for-age Girls
https://cdn.who.int/media/docs/default-source/child-growth/child-growth-standards/indicators/weight-for-age/wfa-girls-0-5-percentiles.pdf?sfvrsn=1a008a84_11
Ngày truy cập: 11.05.2023
6. Your baby’s weight and height
https://www.nhs.uk/conditions/baby/babys-development/height-weight-and-reviews/baby-height-and-weight/
Ngày truy cập: 11.05.2023