Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Bích Trâm
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 27/08/2021

Tháng thứ 26: Tâm lý sợ hãi

Tháng thứ 26: Tâm lý sợ hãi
Nỗi sợ hãi là một biểu hiện bình thường trong quá trình phát triển tâm lý của trẻ 2 tuổi. Điển hình như nỗi sợ bóng tối, sợ đau, sợ bác sĩ. Bạn có biết cách làm cho những lần đi khám bệnh trở nên bớt đáng sợ hơn.

Trí tưởng tượng sinh động là một trong những phần thú vị nhất trong phát triển tâm lý của trẻ trước tuổi đi học, trừ những lúc tưởng tượng đến sự sợ hãi.

Bé 2 tuổi có thể sợ tất cả mọi thứ cũng như hay tưởng tượng ra những hình ảnh đáng sợ vượt khỏi những gì diễn ra trước mắt trẻ.

Hai điều này biểu hiện ở một số trẻ như không thích người lạ hoặc nhớ lại một kinh nghiệm trong quá khứ như một lần chích ngừa chẳng hạn. Chắc chắn bạn thường nhận ra rất nhiều trẻ sợ bác sĩ.

Cùng tham khảo một số cách để giảm bớt nỗi sợ tâm lý này nhé:

  • Thử mua cho bé một túi y tế đặc biệt có ống nghe đồ chơi, nhiệt kế để con bạn có thể chơi trò làm bác sĩ và cũng có thể mang theo một búp bê đồ chơi để đóng giả bệnh nhân.
  • Nói trước với trẻ về những gì sắp xảy ra như: “Đầu tiên, chúng ta sẽ đi đến một bàn lớn và nói tên của con. Sau đó chúng ta sẽ ngồi xuống ghế, đọc 1 cuốn sách và đợi gọi tên”.
  • Nên cho con bạn ngồi trên đùi trong suốt thời gian bác sĩ khám và chích thuốc.
  • Đừng nói dối trẻ, đừng bao giờ nói kiểu: “Chích sẽ không đau một chút nào cả”.
  • Đừng bao giờ hứa những chuyện không có thật, kiểu như: “Con sẽ không phải chích đâu”. Con của bạn chắc chắn sẽ trốn chích nếu có cơ hội.
  • Luôn giữ tinh thần lạc quan, bé 2 tuổi rất giỏi nhận biết các dấu hiện trên khuôn mặt và ngôn ngữ cơ thể của bạn.
  • Bé 2 tuổi: Tâm lý sợ hãi khi 25 tháng tuổi
    Để bé 2 tuổi ngoan ngoãn đi khám bác sĩ, mẹ nên có quá trình chuẩn bị tâm lý trước cho bé

    Cuộc sống của mẹ: Nói “ không” với trẻ

    Bạn có tự hỏi có phải bé 2 tuổi đang đảm nhận nhiệm vụ “kiểm tra sức chịu đựng của bạn”? Câu trả lời thường là: “Lẽ dĩ nhiên rồi!”.

    Thông qua việc khám phá không ngừng và luôn đẩy cha mẹ đến giới hạn chịu đựng, trẻ sẽ học được những điều gì được chấp nhận và những gì không.

    Có nhiều cha mẹ không muốn nói “Không” với trẻ trước tuổi đi học vì sợ làm ảnh hưởng tới tinh thần của trẻ nhưng thật sự “Không” là một từ cần thiết và vô cùng quan trọng. Bé con ở tuổi này sẽ không bao giờ nhận ra những quy luật nếu như bạn không chỉ rõ cái gì “được” và cái gì “không”.

    Bạn có biết, bé 2 tuổi không thể hiểu những giải thích dài dòng về việc: “Tại sao giữ khư khư và giành đồ chơi với bạn là điều không tốt?”. Trẻ chỉ cần hiểu một cách nhanh chóng và rõ ràng thông điệp: “Hành động đó không được chấp nhận”. Cố gắng giữ giọng nói của bạn đủ cứng rắn nhưng vẫn ấm áp và khích lệ. Lúc này, “kiên nhẫn” chính là người bạn tốt nhất của bạn!

    Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    x