Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Bích Trâm
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 20/12/2020

Bé 3 tuổi rưỡi: Kỹ năng vận động phối hợp

Bé 3 tuổi rưỡi: Kỹ năng vận động phối hợp
Trẻ từ 3-4 tuổi có thể đạt một số mốc phát triển mới về thể chất. Mẹ nên kiên nhẫn theo sát sự phát triển của bé vì giai đoạn này các phát triển kỹ năng vận động tinh, phối hợp sẽ cần thời gian và phụ thuộc nhiều vào tố chất riêng của mỗi trẻ.

Kỹ năng vận động phối hợp của trẻ 3 tuổi

Nếu con bạn không thể thực hiện một số vận động thể chất mà những trẻ cùng độ tuổi khác có thể làm, bạn có lo lắng không?

Thực tế kỹ năng vận động phối hợp linh hoạt của cơ thể không chỉ cần thời gian mà còn phụ thuộc vào yếu tố riêng của mỗi trẻ. Một số trẻ có khả năng phối hợp vận động ở độ tuổi rất sớm. Trong khi đó, những bé khác có thể tiến bộ chậm hơn.

Tính cách của bé cũng đóng vai trò quan trọng trong việc này. Một số trẻ ưa thử thách và mạnh dạn với các hoạt động thể chất ngay từ sớm, trong khi đó có bé chỉ thích quan sát cho đến khi có thể khéo léo sử dụng được những ngón tay của mình.

Bé 3 tuổi rưỡi: Kỹ năng vận động phối hợp
Quan sát xem bé yêu đã có những kỹ năng vận động nào mới nhé

Trẻ từ 3- 4 tuổi có thể đạt những mốc phát triển cơ bản về vận động như:

  • Có thể cầm bút chì giữa ngón tay cái và các ngón tay
  • Rót nước từ bình vào tách hoặc ly
  • Tự xúc cơm bằng thìa
  • Tập ném xa và ném cao (không cần chính xác, yêu cầu đơn giản là trẻ có thể phối hợp chuyển động cơ thể)
  • Nhảy lò cò
  • Xếp gạch theo hình tháp

Luôn luôn trao đổi những quan tâm của bạn về quá trình phát triển của bé với bác sĩ. Những linh cảm của người mẹ là vô cùng quan trọng bởi bạn là người chăm sóc, quan sát và hiểu về bé nhiều hơn bất cứ ai.

Cuộc sống của mẹ: Tham gia câu lạc bộ hoặc các lớp nuôi dạy con

Có phải bạn đang tìm kiếm những lời khuyên bổ ích về việc nuôi dạy trẻ ở giai đoạn sắp tới?

Để xâu chuỗi và hệ thống tất cả những kiến thức và kinh nghiệm từ sách vở, các tài liệu chăm sóc trẻ không phải là điều đơn giản.

Có một cách tuyệt vời là bạn có thể tìm đến câu lạc bộ dạy trẻ để thảo luận những ý tưởng với những bậc phụ huynh cũng có cùng mối quan tâm.

Rõ ràng việc dành thời gian riêng cho bản thân hay tách khỏi đứa con thích đòi hỏi là một chủ đề dường như “không tưởng” đối với các ông bố bà mẹ. Việc dành thời gian cho các câu lạc bộ, các lớp dạy trẻ là một cách tốt để bạn thư giãn, kết giao bạn bè có con cái cùng lứa tuổi, đồng thời có thêm nhiều kiến thức bổ ích.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x