Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Trí tưởng tượng bay bổng của bé 3 tuổi rưỡi
Để học cách phân biệt giữa thực tế và tưởng tượng là một quá trình lâu dài. Trong năm nay, con đang trải qua một cột mốc rất thú vị. Theo các chuyên gia về phát triển tâm lý của trẻ, các bé 3 tuổi rưỡi vẫn đang thực hành tư duy theo lối “suy nghĩ kỳ diệu”. Bé có thể gắn nhiều đặc tính “kỳ diệu” cho những đồ vật hay người xung quanh và những điều vô lý ấy lại rất “hợp lý” dưới góc nhìn của con trẻ.
Bé có thể tha hồ tưởng tượng rằng những lá thư sẽ bí mật mọc cánh và bay tới tay ông bà ngay sau khi bỏ vào thùng, con cọp đang ẩn náu trong lùm cây, những chú chim kia có thể biết nói và thực sự có ai đó đang sống trên mặt trăng. Đôi khi những điều người lớn nói được trẻ hiểu theo nghĩa đen bởi vì những nghĩa đó có vẻ đúng đối với bé, ví dụ như: “Con muỗi đang đốt con kìa”.
Mặt khác, giai đoạn này bé cũng sẽ dần dần nhận ra những gì tưởng tượng có lẽ là không có thực, máy bay đồ chơi không thực sự bay được hay những vật sặc sỡ sinh động kia không phải sống bên trong màn hình tivi.
Quá trình này có thể phải mất vài năm, vì ngay cả đứa trẻ tám tuổi vẫn tin trên đời có cô tiên và ông bụt. Tuy nhiên, một chút lòng tin vào những điều kỳ diệu ngay cả khi đã trưởng thành vẫn rất tuyệt phải không nào.
Cuộc sống của mẹ: Khi bé biếng ăn
Có phải không khí bữa ăn lúc nào cũng rất căng thẳng vì bé không chịu ngồi vào bàn ăn? Các chuyên gia khuyên rằng không nên ép buộc bé ăn những món mà bé không thích. Thực phẩm nên là nguồn vui và nguồn dưỡng chất chứ không phải là sự đấu tranh và là cuộc chiến mỗi khi bé ngồi vào bàn.
Việc ép buộc bé ăn có thể dẫn đến rối loạn tiêu hóa hay mất cân đối về cân nặng sau này. Chỉ nên cho bé ăn khi tới đúng bữa, nếu thấy đói bé sẽ ăn và nếu không đói thì không cần ép buộc. Đối với trẻ kén ăn, bạn không nên tạo thói quen phải chuẩn bị một chế độ ăn đặc biệt cho bé. Nếu trẻ vẫn không chịu ăn thì đừng phạt, bạn nên dẹp thức ăn và chờ đến bữa tiếp theo.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.