Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Những mốc phát triển của trẻ trong giai đoạn 2-3 tuổi
Những phát triển về tâm lý:
Ở giai đoạn này, óc sáng tạo và trí tưởng tượng bé yêu ngày càng phong phú hơn. Bé ham thích những trò chơi nhập vai hay giả tưởng. Song song với nỗi sợ các con “quái vật” không có thật, bé sợ cả bóng tối, thậm chí cả cái máy hút bụi nhà mình. Ngoài ra, bé vẫn chưa phân biệt được giữa thế giới tưởng tượng và thực tế khác nhau thế nào.
Kỹ năng ngôn ngữ:
Trẻ 2-3 tuổi đã diễn đạt rõ ràng hơn nên mọi người có thể hiểu bé đang nói gì. Vốn từ của bé trong giai đoạn này sẽ được “cập nhật” liên tục vì khi bước vào tuổi lên 3, bé đã thành thạo hơn cả trăm từ rồi.
Kỹ năng vận động:
Về mặt thể chất, bé yêu nay biết đi lên xuống cầu thang, biết nhảy, đạp xe đạp ba bánh và trở nên khéo léo hơn. Bé học được cách mở cửa, mở hộp cũng như biết di chuyển, sắp xếp qua lại các bộ phận đồ chơi. Đặc biệt, bé có thể vẽ được hình tròn và giải những câu đố đơn giản.
Kỹ năng xã hội:
Khoảng 2-3 tuổi, trẻ bắt đầu biểu hiện tình bạn, sự đồng cảm của mình dành cho bạn cùng chơi hay thậm chí là búp bê và tính san sẻ với mọi người xung quanh. Tuy nhiên, bé sẽ gặp đôi chút rắc rối vì chưa hiểu rõ cảm xúc của chính mình.
Mẹ nên làm gì để khuyến khích trẻ phát triển?
Để bé khám phá thế giới: Mẹ có thể đưa bé ra ngoài chơi càng nhiều càng tốt để bé tự do chạy nhảy, đạp xe và khám phá thế giới xung quanh.
Giúp bé hòa đồng với các bạn: Tạo cơ hội cho con chơi đùa cùng các bạn đồng trang lứa. Nên để bé tự giải quyết mâu thuẫn với bạn, nhưng mẹ cũng cần sẵn sàng làm “chuyên gia hòa giải” và gợi ý bé học cách chia sẻ. Mẹ nên là “bác sĩ” chuyên giải quyết rắc rối và giúp con kiểm soát cảm xúc.
Học và chơi cùng con: Mẹ và con cùng chơi những trò “chơi mà học” như đếm bậc thang, tìm mảnh ghép đồ chơi, gọi tên bộ phận trên cơ thể hay rủ nhau đóng kịch. Thể hiện các vai diễn giúp bé phân loại được cảm xúc, mẹ để bé thử làm “đạo diễn” vở kịch nhé!
Khen ngợi, kỷ luật, an toàn: Mẹ cần lập ra những giới hạn cho con thật đơn giản và dễ hiểu. Đừng quên khen ngợi khi con hành xử đúng mực. Mẹ luôn chú trọng phát triển kỹ năng, nhưng vẫn đảm bảo an toàn cho bé ngay tại chính ngôi nhà của mình.
Sẵn sàng cho những kỹ năng mới: Vào sinh nhật 3 tuổi, nhiều bé đã sẵn sàng chuyển sang một chiếc giường khác rộng rãi hơn. Mẹ nên tập cho bé tự đi vệ sinh trong thời gian này.
Mẹ cần lưu ý những dấu hiệu bất thường nào?
Khi theo dõi quá trình phát triển của bé, mẹ nên đến gặp bác sĩ nếu bé gặp phải các trường hợp sau:
Những cột mốc này chỉ tương đối và có tính tham khào vì mỗi trẻ có hành trình phát triển khác nhau tùy theo cơ địa và thể trạng. Mẹ là người hiểu con mình hơn ai hết. Vì thế nên theo sát bé trong suốt quá trình để cùng con vượt qua thử thách của lứa tuổi này.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.