Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Hà Trần
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 18/12/2020

Chiều cao của trẻ: Phát triển thế nào là chuẩn?

Chiều cao của trẻ: Phát triển thế nào là chuẩn?
Chiều cao của trẻ phát triển khác nhau qua từng giai đoạn. Do đó, cách chăm sóc con cũng cần phải thay đổi theo từng thời điểm. Mẹ cần chuẩn bị những gì?
chiều cao của trẻ
Chỉ 23% do di truyền, mẹ có thể cải thiện chiều cao cho trẻ dựa vào 77% còn lại

1/ Các giai đoạn phát triển chiều cao của trẻ

Ngay từ khi còn trong bụng mẹ, chiều cao của trẻ đã bắt đầu chịu ảnh hưởng từ chế độ dinh dưỡng mẹ áp dụng hằng ngày. Tiếp theo đó, bé sẽ tiếp tục phát triển chiều cao của mình sau khi ra đời đến năm 3 tuổi. Cột mốc quan trọng thứ 3 đó là vào tuổi dậy thì. Ở mỗi giai đoạn, chỉ số chiều cao của bé tăng chuẩn theo thông tin chi tiết sau:

-Cột mốc thai nhi: Trẻ sẽ đạt chiều cao trung bình khoảng 50cm lúc chào đời nếu mẹ áp dụng một chế độ ăn uống hợp lý và tăng khoảng 10-12 kg cân nặng trong thai kỳ.

-Cột mốc sơ sinh đến 3 tuổi: Mức tăng trường chiều cao trung bình của trẻ sơ sinh là 3-4cm/tháng trong vòng 3 tháng đầu. Con số này giảm dần sau đó, cụ thể 2.5cm/tháng khi bé 3-6 tháng tuổi, 1.5-2cm/tháng khi bé 6-9 tháng tuổi và 1-1.5cm/tháng khi bé được 9-12 tháng tuổi.

Như vậy, tổng cộng trẻ tăng 25cm chiều cao trong năm đầu đời. Lúc này, chiều cao của trẻ đạt mức 75-78cm, với bé trai là khoảng 75.7cm, bé gái khoảng 74cm. Sau đó, nếu mẹ biết cách cho bé ăn uống đúng chuẩn, bé có thể cao thêm 8-10cm/năm trong vòng 2 năm tiếp theo. Từ 3-10 tuổi ở bé gái, 3-13 tuổi ở bé trai, sự phát triển chiều cao của trẻ chậm dần, chỉ khoảng 6-7cm/năm.

-Cột mốc dậy thì: Giai đoạn dậy thì bắt đầu khi bé gái được 10-13 tuổi, bé trai là 13-17 tuổi. Bổ sung dinh dưỡng và hướng con sinh hoạt lành mạnh là cách để thúc đẩy sự phát triển chiều cao tốt nhất. Con số này có thể tăng vọt 8-12cm/năm.

2/ Yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ

Chiều cao nói chung, bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố, trong đó 32% là do dinh dưỡng, 23% do di truyền, 20% do luyện tập và 25% còn lại là do nhiều yếu tố khác. Các yếu tố khác này có thể kể đến như môi trường sống, bệnh tật, sinh hoạt,…

Chỉ 23% do di truyền, vì vậy mẹ không việc gì phải lo lắng nếu bản thân ba mẹ không được cao to. Mẹ vẫn có thể giúp con phát triển chiều cao tối ưu với 77% còn lại thông qua dinh dưỡng, luyện tập và sinh hoạt hợp lý.

3/ Dinh dưỡng vẫn là bậc nhất

Chiếm 32%, cao nhất trong những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao ở trẻ. Vì vậy, mẹ không nên lơ là khâu ăn uống quan trọng này. Trẻ cần được cung cấp đủ năng lượng từ 4 nhóm dưỡng chất: Chất đạm, tinh bột, chất béo và vitamin, khoáng chất. Trong đó, vitamin, khoáng chất quan trọng nhất là canxi, vitamin D, vitamin A, sắt và kẽm.

Bên cạnh chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, mẹ cũng nên khuyến khích và tạo điều kiện cho con tham gia thường xuyên vào các hoạt động thể dục, thể thao. Môn thể thao được nhiều chuyên gia khuyến cáo rất tốt cho chiều cao của trẻ: Bóng rổ, bóng chuyền, bơi lội.

Ăn và luyện tập, trẻ cũng cần ngủ đủ, nghỉ đúng. Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển chiều cao của trẻ. Cụ thể, một giấc ngủ sâu bắt đầu từ khoảng 21 giờ, vì khoảng 22-3 giờ sáng là lúc cơ thể tiết ra hormone tăng trưởng cao nhất.

Trẻ sơ sinh cần ngủ 20 tiếng/ngày, 15-18 tiếng/ngày khi được 2-6 tháng tuổi, 13-15 tiếng vào 6-18 tháng tuổi, 12-13 tiếng vào 18-36 tháng tuổi, giảm xuống 11-12 tiếng/ngày khi trẻ 3-7 tuổi.

>>> Các thảo luận có cùng chủ đề:

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x