Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyễn Mận
Tham vấn y khoa: Bác sĩ CKI Nguyễn Đinh Hồng Phúc
Cập nhật 19/07/2023

Khủng hoảng tuổi lên 3 là gì? Kéo dài bao lâu và cách xử lý

Khủng hoảng tuổi lên 3 là gì? Kéo dài bao lâu và cách xử lý
Cột mốc khủng hoảng tuổi lên 3 vốn là cơn ác mộng với nhiều bà mẹ. Đừng cuống mẹ nhé, bình tĩnh đi, tất cả đều có tuyệt chiêu đặc trị hiệu quả. Bé sẽ sớm vào nề nếp thôi!

Ở hai cột mốc này, một sẽ là bé cưng siêu đáng yêu với những hành động ngộ ngĩnh mẹ muốn ngắm mãi thôi. Vế còn là trẻ siêu nghịch, bướng bỉnh và đang trải qua khủng hoảng tuổi lên 3.

Khủng hoảng tuổi lên 3 là gì? Dấu hiệu, nguyên nhân và cách xử lý như thế nào? Mẹ cùng tìm hiểu với MarryBaby qua bài viết này nhé!

1. Khủng hoảng tuổi lên 3 là gì?

Khủng hoảng tuổi lên 3 (terrible three) là một giai đoạn phát triển của trẻ mà trong đó bé có sự thay đổi tâm trạng đột ngột; trở nên cứng đầu và bướng bỉnh hơn; bé cũng có những cơn giận dữ bùng phát khi đối mặt với điều khiến bé không hài lòng.

2. Khủng hoảng tuổi lên 3 kéo dài bao lâu?

Khủng hoảng tuổi lên 3 bắt đầu từ 18 tháng đến khi bé được 3 tuổi. Theo đó, đây có thể là năm cuối cùng bé trải qua cơn bão cảm xúc mãnh liệt; cùng sự thay đổi tâm trạng đột ngột khiến nhiều mẹ bối rối.

Tuy nhiên, tùy vào sự phát triển của mỗi trẻ mà thời gian khủng hoảng có sự khác biệt. Một số bé có thể bị kéo dài đến khi con 4 tuổi. Do đó, cha mẹ cần phải hiểu rõ dấu hiệu giai đoạn khủng hoảng tuổi lên 3 của bé; để tìm cách cùng bé vượt qua.

>> Xem thêm: Bé 3 tuổi: Hiểu tâm lý và sự phát triển để dạy con nhàn tênh

3. Dấu hiệu bé trải qua khủng hoảng tuổi lên 3

Những dấu hiệu rõ rệt của bé khi đang trong giai đoạn khủng hoảng tuổi lên 3 như cơn giận bùng nổ; đột ngột thay đổi trạng thái cảm xúc (bé có thể đang vui vẻ, hớn hở chuyển qua khóc lóc bất kỳ lúc nào).

Một số các biểu hiện khác mẹ có thể thấy như:

  1. Tiêu cực: phản ứng tiêu cực liên quan đối với thái độ của người này hay người khác.
  2. Ngoan cố: sự phản đối trật tự, truyền thống tồn tại trong nhà; hoặc quy tắc của người lớn.
  3. Bướng bỉnh: khăng khăng đòi quyền lợi, muốn tự quyết; muốn đòi hỏi của bé cần được cân nhắc.
  4. Hung hăng hơn: khát vọng chuyên quyền (hành vi hung hãn, độc đoán, muốn sai khiến người khác làm theo ý mình).
  5. Thích tự làm mọi thứ: khao khát độc lập, muốn tự mình làm một việc gì đó mà không cần ai cho phép hoặc chấp thuận.
  6. Không quá trân trọng cha mẹ: mất hứng thú và thậm chí có biểu hiện khó chịu, phản đối những nguyên tắc của cha mẹ đặt ra.
Biểu hiện khủng hoảng tuổi lên 3
Dấu hiệu khủng hoảng tuổi lên 3 là bé sẽ thích tự làm theo ý mình

4. Nguyên nhân vì sao bé bị khủng hoảng tuổi lên 3?

Bé lên 3 tuổi bị khủng hoảng vì con đang muốn khẳng định sự độc lập của mình. Theo đó, bé muốn tự làm tất cả mọi thứ nhưng thể chất không cho phép; dẫn đến những cảm xúc như bực tức, cáu giận.

Hơn nữa, trong cột mốc phát triển của bé 3 tuổi, ngôn ngữ của con đang dần hoàn thiện hơn. Tuy nhiên, có nhiều điều bé muốn học, muốn hỏi nhưng không tự mình nói ra hết được suy nghĩ của bản thân. Do đó, việc bé thấy khó chịu cũng là lẽ tự nhiên.

5. Biện pháp khắc phục khủng hoảng tuổi lên 3 hiệu quả

5.1 Bình tĩnh giải thích cho bé hiểu

Tâm lý của trẻ vào giai đoạn khủng hoảng tuổi lên 3 là hỏi nhưng không biết chính xác vấn đề mình cần là gì. Tốt nhất, cha mẹ nên cho bé khoảng thời gian suy nghĩ khoảng 3-5 phút xem câu trả lời của bé cho vấn đề mình đặt ra là gì.

Mẹ có thể hỏi lại: “Có phải con muốn như thế này không?”. Chỉ sau khi bé đưa ra quan điểm của mình, dựa theo đó bố mẹ hướng dẫn đi đúng vấn đề.

LƯU Ý: Tất cả các câu trả lời của phụ huynh nên đơn giản hóa vấn đề và giải thích theo logic trẻ con. Nếu không thể trả lời cũng không nên dập tắt các câu hỏi của con mình. Mẹ có thể chia sẻ rằng mình cũng cần thêm thời gian suy nghĩ và trả lời bé sau.

Mẹ tuyệt đối không nổi nóng, trả lời có lệ hay nói dối. Những điều này sẽ làm trẻ tổn thương và thui chột kỹ năng sống cần thiết, ở đây là kỹ năng hỏi vô cùng quan trọng cho tương lai sau này.

5.2 Hiểu rõ và kiên nhẫn với bé 3 tuổi

Một trong những ám ảnh lớn nhất với hiện tượng khủng hoảng tuổi lên 3 ở trẻ là ăn vạ như cơm bữa. Vui thì bé khóc mè nheo, không vui thì nằm lăn ra bất kỳ địa điểm nào để đòi cho được thứ mình muốn.

Do đó, mẹ hãy cố gắng giữ bình tĩnh, thở thật sâu mỗi khi bé lên cơn ăn vạ và tức giận. Hãy trở thành tấm gương cho con về việc điều chỉnh cảm xúc hiệu quả.

>> Xem thêm: Cách dạy trẻ 3 tuổi thông minh cha mẹ nào cũng cần biết

5.3 Làm lơ bé trong một số trường hợp

Làm lơ nghĩa là tất cả sẽ không chú ý đến, không tiếp xúc bằng mắt, không nói chuyện với con, cho con cái không gian riêng để con thỏa sức gào thét.

Nên nhớ rằng, áp dụng phương pháp làm lơ với con, trước tiên là tất cả các thành viên trong nhà đều phải thống nhất với nhau rằng sẽ làm lơ mỗi khi con ăn vạ. Khi con bắt đầu ăn vạ vì những lý do vô lý; mẹ cần bình tĩnh với các bước sau:

  • Giải thích cho con hiểu vì sao con không được đáp ứng nhu cầu con muốn và đó là lần giải thích duy nhất.
  • Để bé tha hồ tung hoành cho đến khi con mệt mỏi vì không ai để ý thì con sẽ tự động chấm dứt hành động của mình.
  • Luôn để mắt đến con, lâu lâu lén quan sát xem con có làm gì nguy hiểm không mà không để con biết để kịp thời mang con đến nơi an toàn hơn cho con tiếp tục thỏa sức ăn vạ.

Để biết nhiều cách xử lý khủng hoảng tuổi lên 3 ở trẻ, mẹ hãy đọc Cách đối phó với giai đoạn khủng hoảng.

Tóm lại về khủng hoảng tuổi lên 3

Giai đoạn này có thể sẽ là cột mốc phát triển đáng sợ với nhiều mẹ nhưng dù thế nào bản năng làm mẹ vẫn đủ sức đưa mẹ lèo lái qua thời điểm này. Điều quan trọng nhất ba mẹ cần làm trong là kiên nhẫn chịu đựng, không được mềm lòng trước đòi hỏi vô lý của bé.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Development of a Child during the Third-Year Crisis and Ways to Preserve his Psychological Health in the Family
https://www.researchgate.net/publication/277898328_Development_of_a_Child_during_the_Third-Year_Crisis_and_Ways_to_Preserve_his_Psychological_Health_in_the_Family
Ngày truy cập: 21.04.2023

2. 15 Tips to Survive the Terrible 3’s
https://childrensmd.org/browse-by-age-group/toddler-pre-school/15-tips-survive-terrible-3s/
Ngày truy cập: 21.04.2023

3. 3-4 years: preschooler development
https://raisingchildren.net.au/preschoolers/development/development-tracker/3-4-years
Ngày truy cập: 21.04.2023

4. Child development (7) – three to four years
https://www.betterhealth.vic.gov.au/health/healthyliving/child-development-7-three-to-four-years
Ngày truy cập: 21.04.2023

5. 3-Year Child Developmental Milestones
https://helpmegrowmn.org/HMG/DevelopMilestone/3Years/index.html
Ngày truy cập: 21.04.2023

x