Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Thế Hòa
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 18/11/2020

Mặc cảm Oedipe - Hiện tượng tâm lý đáng chú ý ở trẻ

Mặc cảm Oedipe - Hiện tượng tâm lý đáng chú ý ở trẻ
Con gái 5 tuổi của bạn yêu bố và hoàn toàn gạt mẹ sang một bên. Bé tỏ vẻ ganh tỵ khi bố quan tâm mẹ, thậm chí còn tuyên bố "Lớn lên con sẽ cưới bố!". Đây chính là mặc cảm Oedipe - một hiện tượng tâm lý không hiếm gặp ở trẻ nhỏ.

Mặc cảm Oedipe được Freud nhận diện vào năm 1910. Tên gọi hội chứng tâm lý này vay mượn từ huyền thoại Hy Lạp Vua Oedipe. Ông này bị bỏ rơi từ lúc mới sinh, không biết cha mẹ ruột. ông thậm chí giết cha mình rồi kết hôn với mẹ ruột.

Các nhà tâm lý gọi chung hiện tượng tâm lý này là Mặc cảm Oedipe, dù hiện tượng này ở con gái với bố được gọi là “mặc cảm Electre”.

Mặc cảm Oedipe là gì?

Mặc cảm Oedipe là giai đoạn yêu thương bố/mẹ (khác giới) của trẻ một cách thái quá. Đó là nhu cầu thiết lập quan hệ ưu tiên đặc biệt với bố hoặc mẹ. Việc này thậm chí có thể dẫn đến đối đầu giữa con gái với mẹ, hoặc con trai với bố.

Hiện tượng này phổ biến ở trẻ từ 3-6 tuổi, và dần biến mất khi trẻ dần lớn và có ý thức rõ ràng hơn. Nguyên nhân là do trong thời kỳ này, trẻ phát triển bản sắc tính dục của mình, tò mò ngày càng nhiều về giới tính.

Trẻ bắt chước hình mẫu nam (từ bố) hoặc nữ (từ mẹ), gắn hình ảnh mình với bố/mẹ và muốn bắt chước đến độ muốn thay luôn vị trí với bố/mẹ cùng giới với mình.

Đây là giai đoạn phát triển bình thường mà trẻ phải trải qua để khám phá bản thân và phát triển bản sắc riêng.

[remove_img id=4275]

Cách nhận biết trẻ có mặc cảm này

  • Trẻ thể hiện thẳng thái độ ưu ái bố/mẹ (khác giới) của mình, thậm chí chống đối người kia
  • Liên tục ôm ấp, muốn chiếm hết sự quan tâm của bố/mẹ
  • Trẻ gái muốn mặc đồ, trang điểm như mẹ để được trở thành vợ của bố, và ngược lại
  • Cố gắng tách bố mẹ ra khi hai người gần gũi nhau vì trẻ ghen
  • Thốt ra những câu: “Ba là của con”, “Con sẽ cưới mẹ”, “Mẹ là của con…” hoặc “Con ghét mẹ”, “Bố đừng giành mẹ với con”
  • Thường đột ngột mở cửa phòng riêng của bố mẹ mà không gõ cửa
  • Muốn ngủ giữa bố mẹ, hoặc chỉ muốn bố/mẹ ngủ cùng mình

Mặc cảm Oedipe của con trẻ

Phản ứng thế nào cho phải?

Mặc dù đây chỉ là hiện tượng tâm lý nhất thời, nhưng thái độ của trẻ sẽ làm bố/mẹ cảm thấy phiền lòng, khó xử. Một số hành vi đòi hỏi cha mẹ phải can thiệp để giúp trẻ hiểu rằng hành vi của con không phù hợp.

Bạn cần giúp con trẻ phân biệt giữa tình yêu mà mọi người dành cho con khác hẳn với tình yêu vợ chồng.

Và điều quan trọng bạn cần biết là không nên xem nhẹ hành vi này của trẻ. Đừng cảm thấy hành vi này của con ngớ ngẩn dễ thương. Bạn không nên khuyến khích những hành vi như vậy, dù việc trẻ muốn “độc chiếm” bố/mẹ sẽ làm người kia cảm thấy thú vị.

Cách can thiệp hiệu quả

Tránh phản ứng gay gắt, quở trách hay kỳ thị trẻ. Làm vậy, con trẻ sẽ cảm thấy ức chế, bị xa lánh. Mâu thuẫn giữa con và bố (nếu là trẻ trai), hoặc mẹ (nếu là con gái) càng gay gắt hơn.

Luôn can thiệp, không phớt lờ các hành động do mặc cảm Oedipe gây ra. Chẳng hạn, bạn nên nghiêm khắc khi trẻ xộc vào phòng riêng của mình khi hai vợ chồng cần sự thân mật.

Hãy làm cho con hiểu rằng giữa cha-con gái, mẹ-con trai có những hành vi không được cho phép, chẳng hạn hôn môi, sờ ti mẹ, tắm cùng bố…

Mặc cảm Oedipe ở trẻ
Đừng cho bé cảm thấy việc bố hôn môi mẹ được thì mình cũng làm được

“Mẹ biết con yêu mẹ, và con nói muốn cưới mẹ. Nhưng con phải biết rằng bố mới là người mẹ yêu và mẹ cưới. Sau này lớn, con sẽ tìm được con gái con yêu và muốn cưới!”. Đó là điều mà mẹ/bố nên nói với con một cách nghiêm túc.

Khi bố mẹ đang ôm ấp nhau, trẻ có biểu hiện ghen tuông và muốn chia tách, bạn không cần ngại ngần và làm theo ý thích của con. Thay vào đó, hãy cho trẻ biết rằng cha mẹ yêu thương nhau là bình thường.

Bạn nên ý thức rằng con trẻ đang trong giai đoạn phát triển tâm sinh lý, tính dục, tò mò giới tính và trải nghiệm những cảm xúc khác lạ. Không gay gắt, xúc phạm con nhưng cũng không bỏ qua các hành vi lệch lạc của trẻ. Dần dà, con sẽ hiểu và phân biệt được cảm xúc yêu thương bố/mẹ hơn người kia không phải là tình yêu.

Theo chuyên gia tâm lý Suzanne Valliers

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x