Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Trẻ 15 tháng tuổi bắt đầu thích leo trèo để khám phá nhiều hơn về thế giới xung quanh. Mẹ cùng tìm hiểu những điều cần biết khi trẻ 15 tháng tuổi để có cách chăm sóc con yêu tốt nhất.
Trẻ 15 tháng tuổi tiếp tục phát triển theo nhiều cách khác nhau. Khoảng thời gian này cũng là lúc mẹ nên đưa con đến gặp bác sĩ để cập nhật những thay đổi của trẻ.
Mẹ muốn biết trẻ 15 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg? Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), các chỉ số cân nặng, chiều cao trung bình của trẻ 15 tuổi tương ứng như sau:
Khi mẹ đưa bé 15 tháng tuổi đi khám sức khỏe định kỳ ở giai đoạn này; bác sĩ sẽ đo cân nặng, chiều cao và chu vi vòng đầu của bé. Đồng thời kiểm tra xem tốc độ phát triển của trẻ có đúng hướng theo bảng chiều cao cân nặng của trẻ không. Lúc này, bé có thể tăng từ 0,5 đến 1kg so với lúc trẻ 12 tháng tuổi.
Khi kiểm tra sức khỏe, bác sĩ có thể sẽ hỏi về những cột mốc nhất định mà con đạt được, để qua đó cho thấy bé đang phát triển như thế nào. Trẻ 15 tháng biết làm gì? Dưới đây là những cột mốc phát triển của trẻ 15 tháng tuổi phổ biến:
Trẻ 15 tháng biết làm gì với khả năng vận động?
Nếu mẹ đang tự hỏi trẻ 15 tháng tuổi biết làm gì thì câu trả lời sẽ bao gồm:
Trẻ 15 tháng biết làm gì với sự phát triển cảm xúc và giao tiếp?
Bé 15 tháng tuổi đang phát triển các khả năng khác nhau để tương tác với môi trường của mình bao gồm các kỹ năng giao tiếp và phát triển cảm xúc. Dưới đây là một số cột mốc phát triển của bé mà mẹ có thể tham khảo:
Trẻ 15 tháng biết làm gì với khả năng nhận thức và ngôn ngữ?
Hầu hết trẻ 15 tháng tuổi đều nói được ít nhất 1-2 từ. Nhiều trẻ phát triển tốt đã hình thành vốn từ vựng và nói được nhiều từ khó hơn. Trong giai đoạn này, khả năng nhận thức và ngôn ngữ của bé đang phát triển nhanh chóng. Bé sẽ tự lập hơn, sẵn sàng tham gia vào cuộc trò chuyện theo cách riêng của mình.
Cột mốc phát triển của bé 15 tháng tuổi trong nhận thức và ngôn ngữ gồm:
Sự phát triển hành vi của bé 15 tháng tuổi
Ngoài ra, một cột mốc phát triển đáng chú ý đó là bé mọc răng hàm: Những chiếc răng hàm đầu tiên bắt đầu nhú lên khi trẻ 15 tháng tuổi. Một số bé mọc răng hàm có thể bị đau nhức và khó chịu trong khi số bé khác không gặp vấn đề gì.
Trẻ 15 tháng tuổi không phải lúc nào cũng hứng thú với những bữa ăn của mình, thậm chí mẹ còn nhận thấy bé khá kén ăn. Đây là vấn đề hoàn toàn bình thường ở độ tuổi này.
Trẻ 15 tháng tuổi nên ăn bao nhiêu là đủ? Mẹ nên tiếp tục cho trẻ 15 tháng tuổi ăn 3 bữa chính và 2 bữa phụ mỗi ngày và nên cho bé ăn nhiều loại thực phẩm lành mạnh như rau, trái cây, ngũ cốc, protein và sữa. Cũng giống như trẻ 14 tháng tuổi, thời gian này bé yêu của mẹ cũng cần khoảng 1.000 calo mỗi ngày hay có khẩu phần ăn bằng 1/4 khẩu phần ăn của người lớn.
Bên cạnh đó, dinh dưỡng cho trẻ 15 tháng tuổi sẽ bao gồm các thực phẩm, món ăn như sau:
Hơn nữa, mẹ cũng hãy thử cho con được nếm qua các món ăn từ nui, mì, phở đã được hầm mềm, cắt nhỏ hoặc thậm chí cả ruột bánh mì nếu bé có ý định muốn thử.
Ngoài ra, với các món trẻ 15 tháng tuổi không nên ăn thì bố mẹ không nên cho con ăn các loại hạt, trái cây có hạt (nho, dưa hấu, ổi, mận… nếu chưa được tách hạt), bỏng ngô, kẹo cứng, kẹo cao su hoặc xúc xích… Mẹ chỉ nên cho bé ăn các món này cho đến khi bé được ít nhất 4 tuổi khi mà con có thể nhai tốt hơn để tránh tai nạn hóc, nghẹn có thể khiến trẻ bị ngạt thở.
>>> Mẹ có thể tìm hiểu thêm: Chế độ dinh dưỡng cho bé 1-3 tuổi: Những điều mẹ chưa biết!
Ở các bữa ăn, mẹ hãy cho bé ngồi ăn chung với gia đình để khuyến khích con thử các loại thức ăn khác nhau, học cách cư xử khi ngồi trên bàn ăn và thực hành thói quen ăn uống lành mạnh.
Trẻ 15 tháng cai sữa được chưa? Nếu muốn cai sữa cho trẻ 15 tháng tuổi thì mẹ hãy nhớ thực hiện từ từ. Mẹ nên bỏ một cữ bú trong ngày của con rồi bỏ cữ bú tiếp theo sau ít nhất 3-7 ngày. Mẹ cai sữa cho bé quá nhanh có thể gặp nguy cơ bị tắc tia sữa và nhiễm trùng. Mẹ cần chú ý nhiều đến trẻ trong thời gian cai sữa cho con và tìm cách đánh lạc hướng bé trong những lần cho con bú để con giảm dần số lượng hấp thụ sữa.
Nếu trẻ 15 tháng tuổi rất kén ăn và không muốn ăn gì, có thể đây là biểu hiện bé đang mắc bệnh. Mẹ cần đưa con đến gặp bác sĩ để thăm khám.
Trẻ 15 tháng tuổi ngày càng hiếu động hơn. Lúc này, ba mẹ nên cùng con làm nhiều hoạt động để có thể gắn kết với bé hơn, xây dựng mối quan hệ gia đình và đồng thời cũng giúp ích cho sự phát triển của bé yêu.
Các hoạt động và trò chơi cho trẻ 15 tháng tuổi bao gồm:
Dạy trẻ 15 tháng tuổi những gì?
>>> Mẹ có thể tìm hiểu thêm: Bí quyết dạy con thích đọc sách ngay khi còn nhỏ
Trẻ 15 tháng tuổi đã quen và duy trì với thói quen ngủ vào ban đêm. Tuy nhiên, việc mọc răng, ốm đau hay những thú vui mới có thể khiến bé muốn thức làm mất đi thói quen ngủ hàng ngày.
Trẻ 15 tháng tuổi cần ngủ bao nhiêu là đủ?
Trẻ từ 1-2 tuổi nên ngủ tổng cộng 11-14 giờ trong một ngày với giấc ngủ dài ban đêm và 2 giấc ngủ ngắn ban ngày.
Suy thoái giấc ngủ ở trẻ 15 tháng tuổi
Trẻ 15 tháng tuổi bắt đầu gặp ác mộng là bình thường. Ở tuổi này, trẻ không thể phân biệt được đâu là mơ và đâu là thực nên dẫn đến một số tình trạng thức đêm khá nghiêm trọng. Nếu trẻ 15 tháng tuổi đang ngủ ngon mà đột nhiên gặp ác mộng, bạn nên biết một số biện pháp để trấn an bé lúc nửa đêm và giúp con ngủ ngon trở lại. Mẹ hãy nói với con những giấc mơ mà con trải qua không có thật.
Làm gì khi trẻ 15 tháng tuổi không ngủ?
Ngoài những cơn ác mộng, những lý do khác khiến trẻ từ chối ngủ là con đang còn vướng bận điều gì đó chưa giải quyết xong. Ví dụ như bé mải xem tivi, chơi đồ hàng,… Chính vì thế, mẹ hãy giúp con ngủ ngon bằng cách hạn chế cho bé xem tivi, nghe nhạc hay chơi điện thoại trước giờ đi ngủ 1 tiếng và mẹ nhớ là cần duy trì thói quen này mỗi ngày.
Nếu mẹ thường đọc cho bé nghe 2 cuốn sách trước khi ngủ thì cần duy trì điều này thay vì cố gắng đọc hết 5 cuốn khiến bé hình thành thói quen ngủ muộn hơn nữa. Ngoài ra, mẹ cũng hãy tìm hiểu thêm những cách giúp con ngủ ngon khác nữa nhé.
Mẹ cần dạy cho trẻ 15 tháng tuổi cách lên và xuống cầu thang an toàn nhưng đồng thời vẫn phải đảm bảo cổng nhà luôn khóa cẩn thận khi mẹ đang bận, để bé tránh tự ý ra ngoài đường và gặp nguy hiểm.
Mẹ cũng không nên cho bé chơi nam châm vì con yêu có thể nuốt chúng và gặp nguy hiểm đến tính mạng.
Nếu nhà bạn có hồ bơi, hãy luôn cảnh giác con té ngã vào khu vực này. Các van nước, đặc biệt là van nước trong phòng tắm, mẹ cũng nên khóa chặt lại cẩn thận để bé không tự ý vặn nước làm sàn trơn trượt.
Mẹ không nên sử dụng các sản phẩm tẩy rửa trong gia đình có chứa hóa chất mà hãy dùng sản phẩm có thành phần từ tự nhiên, thích hợp cho sự an toàn của bé.
Bên cạnh đó, các thiết bị điện trong nhà cũng cần được bọc lại cẩn thận để bảo vệ an toàn cho con.
Bé 15 tháng tuổi đã biết lo lắng và sợ hãi mỗi khi xa mẹ. Hẳn là phản ứng theo và khóc của bé làm mẹ thật khó nói tạm biệt mỗi khi phải để con ở nhà hay gửi con cho người thân.
Tuy nhiều mẹ thường dùng cách trốn đi khi bé không để ý nhằm giảm nhẹ sự đau lòng cho mẹ, nhưng về mặt tâm lý điều này không tốt cho bé và nuôi dưỡng sự lo âu. Nếu bé nghĩ bạn có thể biến mất bất cứ lúc nào, bé sẽ không để bạn rời khỏi tầm mắt.
Luôn nói lời tạm biệt khi rời bé, thể hiện một cách cứng rắn và không ủy mị ngay cả khi bé đang khóc, vì bé có thể quên và vui vẻ trở lại rất nhanh.
Sức khỏe của trẻ 15 tháng tuổi
Trẻ 15 tháng tuổi có thể gặp một số vấn đề về sức khỏe phổ biến. Vì thế, mẹ cần trang bị cho mình những kiến thức dưới đây để biết cách xử lý những lúc con đau bệnh.
Nếu sự phát triển của trẻ 15 tháng tuổi bị đình trệ hoặc nếu con mất dần các kỹ năng đã thành thạo trước đó, trở nên vụng về hơn hoặc giao tiếp kém hơn, mẹ cần đưa con đến gặp bác sĩ nhi khoa sớm nhất có thể. Điều này có thể báo hiệu bé đang gặp vấn đề về tâm lý hoặc tự kỷ. Chẩn đoán bệnh sớm cho con chính là chìa khóa giúp bé nhanh khỏi bệnh.
Tiêm chủng
Ở lần khám này, nhân viên y tế có thể chỉ định cho trẻ chủng ngừa:
Lưu ý là tất cả những liều chủng ngừa trên đều có thể chỉ định cho bé ở lần khám 12 tháng tuổi. Trong mùa cúm‚ mẹ cũng nên cho trẻ tiêm một liều phòng bệnh cúm.
Xét nghiệm cho trẻ
Tùy vào sự hiện diện của các yếu tố nguy cơ mà bác sĩ có thể đề nghị các xét nghiệm phù hợp cho từng trẻ.
Ngoài việc hiểu thêm về trẻ 15 tháng tuổi, mẹ cũng cần biết về cách chăm sóc cho chính mình:
Những thông tin trên đây đã giúp mẹ trả lời được câu hỏi trẻ 15 tuổi biết làm gì, sự phát triển của bé và những bí quyết giúp mẹ nuôi con. Hy vọng mẹ và bé sẽ có khoảng thời gian ý nghĩa cùng nhau khi đi qua giai đoạn này.
Hoa Vũ
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
1. 13–15 Months
http://www.theparentline.org/infant-toddler-development/13-15-months/
Ngày truy cập: 28.7.2021
2. Your Child’s Development: 15 Months
https://kidshealth.org/en/parents/development-15mos.html
Ngày truy cập: 28.7.2021
3. 12-15 months: toddler development
https://raisingchildren.net.au/toddlers/development/development-tracker-1-3-years/12-15-months
Ngày truy cập: 28.7.2021
4. Developmental Milestones of Early Literacy
Ngày truy cập: 28.7.2021
5. Information for Parents of Infants & Toddlers (Approximate Ages 0-3)
https://www.cdc.gov/parents/infants/index.html
Ngày truy cập: 28.7.2021