Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Phạm Trung Hiếu
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 01/10/2021

Chăm sóc trẻ tiểu học và những lưu ý cần thiết dành cho bố mẹ

Chăm sóc trẻ tiểu học và những lưu ý cần thiết dành cho bố mẹ
Độ tuổi trẻ bước vào tiểu học: 6 – 10 tuổi là “giai đoạn vàng” trong quá trình phát triển của con trẻ. Thực tế cho thấy, rất nhiều bà mẹ đã bày tỏ mối quan tâm đặc biệt đến vấn đề bổ sung vi chất dinh dưỡng quan trọng cũng như giáo dục thể chất lẫn tinh thần cho con trong thời điểm này.

Chăm sóc trẻ tiểu học là điều không đơn giản. Trẻ tiểu học tuy cơ thể chưa phát triển khá toàn diện nhưng sức đề kháng kém nên rất nhạy cảm với những biến đổi môi trường, đặc biệt trong thời gian dịch Covid-19 hoành hành, vì thế cần phải chăm sóc trẻ thật là tốt.

Đặc biệt trong giai đoạn giãn cách xã hội phòng dịch Covid-19, hoặc nghỉ hè, bé có nhiều thời gian ở nhà, gia đình bạn cần phải có kế hoạch chăm sóc trẻ tiểu học tốt nhất.

Sức khỏe thể chất của trẻ tiểu học

Các bậc phụ huynh lưu ý rằng từ 6 – 10 tuổi được xem là “giai đoạn vàng” trong sự phát triển của trẻ. Trong giai đoạn này, các hoạt động thể chất có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong việc giáo dục trẻ một cách toàn diện, giúp trẻ phát triển và hoàn thiện về các hệ thần kinh, cơ xương, bộ máy hô hấp.

Từ tuổi tiểu học, cơ thể của trẻ đã có nhiều bước phát triển mới. Lúc này chiều cao của bé đã đạt trên 100 cm, cân nặng khoảng 15 kg; hệ cơ và hệ thần kinh cấp cao phát triển mạnh nhưng hệ xương và hệ tiêu hóa còn chưa hoàn thiện.

1. Hệ xương

Còn nhiều mô sụn, xương sống, xương hông, xương chân, xương tay đang trong thời kỳ phát triển (thời kỳ cốt hoá) nên dễ bị cong vẹo, gẫy dập,…

Vì thế mà khi chăm sóc trẻ tiểu học, trong các hoạt động vui chơi của các em cha mẹ và thầy cô cần phải chú ý quan tâm, hướng các em tới các hoạt động vui chơi lành mạnh, an toànvà có ích, đòi hỏi sự khéo léo của tay và chân…

Đặc biệt rèn cho các em tư thế ngồi học khoa học để tránh việc mắc phải các căn bệnh về học đường trong đó có cong vẹo cột sống, cận thị…Chiều cao mỗi năm của trẻ tăng thêm 4cm; trọng lượng cơ thể mỗi năm tăng 2kg.

Nếu trẻ vào lớp 1 đúng 6 tuổi thì có chiều cao khoảng 106cm (nam) 104cm (nữ) cân nặng đạt 15,7kg (nam) và 15,1kg (nữ). Tuy nhiên, con số này chỉ là trung bình, chiều cao của trẻ có thể xê dịch khoảng 4-5cm,cân nặng có thể xê dịch từ 1 – 2kg.

chăm sóc trẻ tiểu học
Trẻ tiểu học có những bước phát triển thể chất rõ rệt

2. Hệ cơ

Đang trong thời kỳ phát triển mạnh nên các em rất thích các trò chơi vận động như chạy, nhảy, nô đùa,…Vì vậy mà thầy cô và cha mẹ nên đưa các emvào các trò chơi vận động từ mức độ đơn giản đến phức tạp và đảm bảo sự an toàn cho trẻ.

Hơn nữa, hệ cơ đang phát triển, khả năng tập trung chú ý của tuổi này còn thấp, nên trẻ thường không ngồi yên lâu một chỗ được. Vì thế người lớn nên thông cảm cho trẻ chứ không phải do trẻ hư.

3. Hệ tuần hoàn

Mặc dù khi lên 6 tuổi, trọng lượng tim của trẻ nặng gấp 6 lần lúc mới sinh nhưng nhịp đập yếu. Mỗi phút, tim của trẻ đập nhanh khoảng 85 – 90 lần/phút.

Mạch máu tương đối mở rộng, áp huyết động mạch thấp, hệ tuần hoàn chưa hoàn chỉnh. Để tránh làm cho tim bị suy kiệt, người lớn cần chú ý cho trẻ nghỉ ngơi hợp lý giữa các giờ chơi.

Chăm sóc trẻ tiểu học về dinh dưỡng

Một trong những cách quan trọng nhất để giúp trẻ có thói quen ăn lành mạnh là cho trẻ thấy những tấm gương có thói quen ăn tốt. Bạn sẽ chẳng bao giờ khuyến khích con mình ăn uống lành mạnh nếu chính bạn không ăn thức ăn lành mạnh.

Nói cách khác, khi chúng ta có những lựa chọn thông minh hơn, ví dụ như lúc đói thì ăn trái cây thay vì bánh quy nhiều chất béo, từ đó trẻ sẽ biết cách tốt hơn để nạp thêm năng lượng cho cơ thể.

Bên cạnh đó, hãy cho bé có cơ hội cùng bạn chuẩn bị và chế biến thức ăn, chúng sẽ hiểu được cách làm nên những món ăn lành mạnh như thế nào.

Trẻ con rất thích đồ ngọt, vì thế hãy chia sẻ cho con bạn biết về mối nguy hại của sâu răng hay béo phì với những tấm gương cụ thể khi thấy chúng ăn quá nhiều đồ ngọt. Quan trọng là bạn không tận tay đưa cho chúng những loại đồ ăn nhiều đường.

chăm sóc trẻ tiểu học
Khi chăm sóc trẻ tiểu học, dinh dưỡng cho trẻ cần đa dạng và đầy đủ dưỡng chất

Chính thức bước vào lớp 1, nếu học bán trú, bé chỉ còn bữa sáng và bữa tối là ăn tại nhà thôi. Thực đơn cho bé cũng bắt đầu phong phú hơn theo “yêu cầu” của bé. Độ tuổi này trẻ sẽ cần khoảng 1600kcal mỗi ngày.

Trẻ đang tuổi lớn nên cần nhiều năng lượng. Tuy nhiên, bạn cũng đừng sốt ruột mà ép con ăn liên tục, bồi bổ thật nhiều. Nếu quá dư thừa năng lượng, bé rất dễ thừa cân, béo phì và cảm thấy mặc cảm khi đi học do bị bạn bè trêu chọc.

Cần cho bé ăn đủ lượng cần thiết chứ không dư thừa. Ngoài ra, bạn nên cho con vận động ngoài trời, tập chạy bộ, làm quen với những môn năng khiếu như bơi lội, bóng rổ, thể dục nhịp điệu… Ở tuổi này, bé đã có thể học được tất cả những môn đó.

Để chăm sóc trẻ tiểu học tốt hơn, hãy tập cho bé có thói quen uống sữa và ăn sữa chua tối thiểu 1 lần/ngày. Bé cần tối thiểu 1 hộp sữa chua và 1-2 ly sữa nưóc. Nếu bạn cung cấp không đủ, bé sẽ rất dễ thiếu canxi, khó phát triển chiều cao hoàn hảo.

Nếu bạn thấy bé thừa cân cũng không nên cắt giảm sữa và sữa chua. Trường hợp đó, có thể chuyển sang sữa chua không đường hoặc sữa tươi không đường cho trẻ uống.

Quá trình phát triển cảm xúc của trẻ tiểu học

Từ 6 tuổi, con bạn sẽ nhận thức rõ hơn về cảm xúc của chính mình và của những người khác. Bé có thể hiểu các khái niệm tinh vi, như không làm tổn thương cảm xúc của ai đó bằng cách nói gay gắt, cáu kỉnh hay chỉ trích.

Trẻ em ở độ tuổi này cũng có thể ngày càng thể hiện mong muốn tự chọn quần áo, tự giặt đồ và chải tóc. Cha mẹ có thể khuyến khích sự độc lập này và hướng dẫn bé cách làm.

Chẳng hạn, bạn có thể để trẻ tự tắm, nhưng cuối cùng hãy giúp đỡ bé tắm sạch, hoặc gợi ý một chiếc áo len và quần bó nếu trời quá lạnh để đến trường thay vì một chiếc váy mà bé thích.

Tình bạn và các mối quan hệ xã hội khác với các bạn học và người lớn trở nên phức tạp hơn và có ý nghĩa hơn ở độ tuổi này, khi bé nhận thức rõ hơn về thế giới xung quanh và vai trò của bé trong đó.

Những dấu mốc quan trọng bạn cần biết để chăm sóc trẻ tiểu học tốt hơn:

  • Thích thể hiện tài năng
  • Phát triển kỹ năng tự kiểm soát được cải thiện
  • Cho thấy khả năng duy trì sự ổn định cảm xúc
  • Tự chải tóc
  • Tự biết xì mũi
  • Gấp quần áo
  • Cột dây giày với sự giúp đỡ của người lớn
  • Nhìn chăm chú vào người khác khi trò chuyện và khi nghe giảng trên lớp
  • Tự xử lý nhiều vấn đề trong lớp học, phản ứng nhanh và tập trung vào công việc đang làm.

Giáo dục tâm lý dành cho trẻ tiểu học

Khi trẻ 6 – 10 tuổi, tâm lý dễ pha trộn, thay đổi nhanh, vừa khó đó nhưng cũng cười ngay đó, đôi khi vừa khóc vừa cười,…Trẻ rất nhạy cảm, dễ tủi thân nếu ba mẹ không chú ý, buồn nếu bị mắng và thường cảm thấy rất có lỗi nếu làm sai việc gì. Trẻ cũng hiếu thắng, luôn mong muốn mình phải làm tốt, làm đúng mọi việc.

Thành công là một nguồn hứng thú của trẻ. Trẻ lúc này cũng đã biết thắng thua, được mất. Có trẻ đã xuất hiện bản tính ganh đua từ rất sớm. Thêm vào đó, trẻ rất thích thú với các hình tượng cụ thể từ các bộ phim, truyện tranh trẻ xem nên trẻ dễ đặt hình tượng lý tưởng cho bản thân mình.

Giai đoạn phát triển tâm lý trẻ 6 tuổi này có thể là một cơ hội tốt để giáo dục nhân cách của trẻ, cơ hội này đòi hỏi ba mẹ chăm sóc trẻ tiểu học phải nghiêm khắc nhưng dịu dàng và hòa nhã với các hành vi ứng xử của trẻ.

chăm sóc trẻ tiểu học
Bên cạnh chăm sóc dinh dưỡng, bố mẹ cần chú ý giáo dục tâm sinh lý cho trẻ

Khi chăm sóc trẻ tiểu học, bạn hãy hạn chế cho trẻ 6 tuổi tham gia những trò chơi mang tính cạnh tranh cao. Bạn hãy chọn cho trẻ những trò chơi và hoạt động ngoài trời lạnh mạnh, mang tính liên kết với các thành viên khác để dạy bé biết yêu thương, chan hòa và chấp nhận mọi người xung quanh mình.

Mỗi một đứa trẻ đều như tờ giấy trắng, rất trong sáng và hồn nhiên. Tuy vậy, trong quá trình phát triển, về mặt tâm lý sẽ dần hình thành nên trạng thái xung đột hai chiều. Điều này được minh chứng ở một số hành vi, ví dụ như có lúc trẻ sẽ có lòng vị tha, trắc ẩn nhưng cũng có lúc trẻ trở nên ích kỷ, chỉ biết đến lợi ích của mình.

Đây là lúc bạn cần cố gắng kiềm chế, không nổi giận và trách mắng hay ra lệnh cho trẻ. Nên hướng dẫn trẻ học cách chia sẻ, giải quyết hợp lý các tình huống cũng như thể hiện cảm xúc một cách đúng đắn. Cha mẹ nên khuyến khích và khen ngợi khi trẻ bắt đầu có những hành vi ứng xử tốt.

Lòng nhân ái, vị tha là hành trang quý giá, là nền móng của những mối quan hệ tốt đẹp sau này. Vì thế, nhất thiết phải trang bị cho trẻ, nhất là khi trẻ đang ở trong giai đoạn phát triển nhân cách hết sức quan trọng này.

Nhìn chung vấn đề chăm sóc trẻ tiểu học cần toàn diện cả vấn đề thể chất lẫn tâm lý. Bố mẹ cần tìm hiểu các kiến thức về dinh dưỡng, cũng như quá trình phát triển tâm sinh lý của trẻ để nuôi dưỡng con tốt nhất.

Anh Minh

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo
x