Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Trên đường đi làm về, tình cờ nghe được một mẩu đối thoại của bố mẹ với cô con gái về việc con xin chuyển chỗ ngồi xuống dưới. Cô con gái vừa nói dứt câu, bố mẹ đã tỏ ý không đồng tình với quyết định thay đổi chỗ này của con. Kết thúc câu chuyện, người cha ra chỉ thị: “Mai con phải xin ngồi lại chỗ cũ nghe chưa?”.
Với bất cứ cha mẹ nào có con đến độ tuổi đến trường thì vấn đề chất lượng học tập của con luôn được họ đặt lên hàng đầu. Do đó, mọi vấn đề có nguy cơ gây ảnh hưởng đến điều này đều được bố mẹ quan tâm.
Và, chuyện chỗ ngồi của con chính là một trong những quan trọng mà họ luôn muốn can thiệp bởi theo họ, chỗ ngồi tốt sẽ giúp con có được kết quả học tập tốt.
[remove_img id=30980]
Theo quan điểm của nhiều thế hệ cha mẹ Việt, đi học nên ngồi bàn đầu. Bởi con ngồi bàn đầu có thể nhìn rõ bảng, tập trung học tập hơn, nếu muốn nói chuyện, làm việc riêng trong giờ học cũng khó bởi nằm ngay “tầm chiếu” của thầy cô. Với tất cả những tác động trên thì việc con học tốt hơn, có thành tích học tập cao hơn sẽ là hệ quả tất yếu.
Thế nên có câu chuyện, cha mẹ đến đón con, thấy con ngồi bàn cuối lớp, liền bức xúc bày tỏ thái độ không hài lòng. Câu chuyện này đến tai thầy hiệu trưởng. Và sau buổi nói chuyện, người cha đó mới vỡ lẽ.
Hay như câu chuyện cha mẹ nói con làm “đơn xin đổi chỗ ngồi” vì thấy con học hành không có tiến bộ. Hoặc mẩu chuyện trên đường về tôi vô tình nghe được kể trên.
Tuy nhiên, cũng có rất nhiều cha mẹ không quá đặt nặng về vấn đề này. Họ có quan điểm “thoáng” hơn vì cho rằng ngồi bàn đầu hay vị trí nào không quan trọng bằng ý thức học tập của con.
Những cha mẹ này cho rằng diện tích lớp học nhỏ, chỉ khoảng mấy chục học sinh thì việc nhìn bảng dù ngồi trên hay dưới cũng không bị ảnh hưởng quá nhiều. Trường hợp những em học sinh bị cận hay có chiều cao quá thấp bé, thầy cô sẽ luôn ưu tiên các con được ngồi ở vị trí phù hợp.
Công cuộc sắp xếp chỗ ngồi cho mấy chục cô cậu học trò trong lớp không phải là câu chuyện đơn giản muốn đổi sao thì đổi.
Với thầy cô việc sắp xếp này còn phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố: giới tính, cá tính, năng lực học tập, thể chất của học sinh; phụ thuộc vào phương pháp giáo dục hay cơ sở vật chất của trường học.
Trong việc sắp xếp này, thầy cô luôn phải linh động, tùy thuộc vào tính chất của từng lớp học mà mình phụ trách.
Thực tế hiện nay, tại các trường tiểu học cho thấy, chỗ ngồi của học sinh không được cố định từ đầu đến cuối năm học mà được thay đổi theo kỳ, theo tháng hay thậm chí theo tuần.
Mục đích của sự luân phiên chỗ ngồi là để:
Ngoài ra, việc sắp xếp chỗ ngồi còn phải tuân thủ theo vấn đề y tế học đường để phòng chống các bệnh về mắt cho trẻ em. Học sinh đổi chỗ ngồi theo các vị trí xa – gần, trái – phải để giúp mắt hoạt động tốt và nhạy bén hơn.
Hơn nữa, việc luân phiên thay đổi chỗ còn giúp các con giao lưu với nhiều bạn, tiếp xúc với nhiều tính cách hơn, qua đó có thêm kinh nghiệm sống, kinh nghiệm giao tiếp.
[remove_img id=32728]
Môi trường học tập mang đến cho con không chỉ kiến thức từ sách vở, những hoạt động trường lớp mà đó còn là một xã hội thu nhỏ để con được “tập dượt” trước khi bước ra xã hội rộng lớn ngoài kia.
Vì vậy, bên cạnh việc chỗ ngồi, cha mẹ nên tạo dựng cho con thói quen thích hợp với mọi hoàn cảnh, môi trường để con dù có ở hoàn cảnh nào cũng có ý thức vươn lên và khẳng định chính mình.
Còn bạn, bạn nghĩ sao về vấn đề này, hãy chia sẻ cùng MarryBaby quan điểm của mình nhé!
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.