Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Đi ngủ sớm tập thành thói quen sinh hoạt hàng ngày rất tốt cho sự phát triển thể lực và trí lực của trẻ, đặc biệt trẻ trong độ tuổi đi học. Không chỉ mang lại sự minh mẫn, ngủ sớm và đủ giấc giúp trẻ phát triển tối ưu, tránh nhiều bệnh lý khác.
Cùng MarryBaby khám phá những lợi ích cho sức khỏe trẻ tiểu học do việc ngủ sớm mang lại.
Trẻ đi ngủ sớm, các cơ quan trong cơ thể chìm vào trạng thái nghỉ ngơi hoàn toàn. Trẻ thức dậy sẽ sảng khoái và tỉnh táo, tăng khả năng tập trung trong học tập.
Các nhà khoa học nghiên cứu và thấy rằng khi ngủ, hormone tăng trưởng sản sinh nhiều hơn, đặc biệt khi trẻ ngủ say. Đi ngủ sớm giúp trẻ có giấc ngủ sâu hơn, hormone tăng trưởng tiết ra nhiều hơn.
Các nhà khoa học cho rằng “bộ não buổi sáng” rất quan trọng với trẻ. Đây là thuật ngữ cho việc trẻ dậy sớm, vận động vào buổi sáng. Não được kích thích và phát triển thông qua sự tiếp xúc của 5 giác quan như nghe, nhìn, ngửi, sờ, nếm. Tinh thần và cơ thể vì vậy khỏe mạnh hơn.
Chất dẫn truyền thần kinh serotonin quan trọng của não bộ, có tác dụng giúp điều hòa nhiệt độ, điều khiển tình cảm, nuôi dưỡng cảm xúc… Khi được dậy sớm, đón ánh ban mai, hít thở không khí trong lành, serotonin nuôi dưỡng cảm xúc đẹp, mang lại cảm giác an toàn tươi trẻ cho con yêu.
Muốn có “bộ não buổi sáng”, trẻ phải ngủ sớm, ngủ đủ giấc. Nếu ngủ quá ít, cơ thể được nghỉ ngơi ít hơn dẫn tới mệt mỏi, ảnh hưởng tới trí nhớ của trẻ.
Chìm vào giấc ngủ sớm giúp cơ thể khỏe mạnh, các cơ quan trong cơ thể nghỉ ngơi đủ giấc sẽ khỏe mạnh hơn. Điều này giúp gia tăng sức đề kháng cho cơ thể, trẻ ít mệt mỏi và ít bệnh hơn.
Bên cạnh đó, vi khuân gây bệnh hoạt động mạnh nhất vào ban đêm. Ngủ sớm giúp cơ thể trẻ tăng cường hoạt tính kháng bệnh và tăng sức đề kháng.
Tập cho con đi ngủ sớm, cha mẹ sẽ giúp con tránh được việc ăn thêm bữa khuya. Mỗi bữa ăn của trẻ cách nhau khoảng 4 tiếng đồng hồ. Nếu con ăn chiều vào 17 giờ, thời gian cho con đi ngủ trễ nhất là 21 giờ. Con sẽ ngủ ngon mà không có cảm giác đói hoặc tức bụng vì đi ngủ với cái bụng no nê.
Việc tránh ăn đêm cũng giúp trẻ hạn chế lượng dinh dưỡng nạp vào cơ thể, tránh béo phì vì dư năng lượng.
Khi ngủ sớm, cơ thể trẻ sản sinh serotanin, kiểm soát được cảm xúc, mang cho con trẻ cảm giác thoải mái, tích cực. Ngược lại, ngủ muộn quá làm cơ thể không nhận được serotonin dẫn tới tình trạng trầm cảm, bực dọc và khó kiểm soát cảm xúc cá nhân.
Buổi tối là khoảng thời gian hệ thống miễn dịch bài tiết các chất độc hại. Đây cũng là khoảng thời gian hồi phục của hệ thống miễn dịch của cơ thể. Thời gian từ 1-3 giờ sáng là lúc gan hoạt động mạnh nhất để bài tiết các chất độc hại. Càng ngủ sâu trong thời gian này càng hỗ trợ gan loại trừ các độc tố trong cơ thể.
Các nhà khoa học nhận thấy rằng: Vào buổi tối, cơ thể cần thư giãn và nghỉ ngơi từ 21 giờ. Sau khi ngủ 1-2 tiếng đồng hồ, trẻ sẽ chìm vào giấc ngủ sâu. Cơ chế đồng hồ sinh học thải độc diễn ra như sau:
Rõ ràng đi ngủ sớm mang lại lợi ích toàn diện cho sự phát triển cơ thể và trí não của trẻ. Trong giai đoạn tiểu học, dù bài vở có nhiều, cha mẹ cũng nên chú ý và buộc con đi ngủ sớm. Điều này có lợi cho con nhiều hơn điểm số và thành tích.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.