Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Trẻ tiểu học có nhu cầu ngủ cao hơn bậc mầm non. Giấc ngủ giúp phục hồi năng lượng, đồng thời hỗ trợ quá trình phát triển của trẻ. Bạn cần biết những thông tin quan trọng nào về vấn đề ngủ nghỉ của trẻ?
Khi trẻ được 6 tuổi, ngoài những hoạt động trong gia đình, trẻ còn có những hoạt động ở trường và ngoài xã hội nên thời gian ngủ của trẻ giảm khá nhiều so với các giai đoạn trước. Mỗi ngày, trẻ cần được ngủ từ từ 9-12 tiếng, buổi tối trẻ thường bắt đầu đi ngủ vào khoảng 9h tối và thức dậy từ khoảng 7-10h sáng. Nếu trẻ không ngủ đủ giấc này, cha mẹ có thể cho con ngủ nhiều khoản ngắn bù lại.
Giấc ngủ giữa trưa tuy không dài nhưng lại rất hiệu quả cho trẻ tiểu học, giúp con giảm căng thẳng và mệt mỏi của giờ học buổi sáng. Ngủ trưa cũng giúp trẻ tỉnh táo và học tập hiệu quả vào tiết học buổi chiều. Vì thế, các bậc cha mẹ cần có kế hoạch sắp xếp thời gian học tập và nghỉ ngơi cho trẻ một cách khoa học, mỗi ngày nên cho trẻ ngủ trưa ít nhất từ 20-45 phút.
Bước vào tuổi đến trường, trẻ phát triển nhanh về thể chất và trí tuệ, giấc ngủ gắn liền với sự tăng trưởng thể chất và trí não. Tuy nhiên, trẻ ở độ tuổi này thích khám phá điều mới lạ, ham chơi và tiếc khi phải đi ngủ sớm.
Để trẻ ngủ đúng giờ, cha mẹ cần chuẩn bị cho trẻ một kế hoạch hoạt động và nghỉ ngơi hợp lý, chỉ cho trẻ vui chơi hoặc xem tivi trong 1 khoảng thời gian nhất định. Tuyệt đối không nên cho trẻ xem tivi hoặc các loại phim mang tính kích động vào khoảng thời gian trẻ chuẩn bị đi ngủ.
Khi trẻ ham chơi và không muốn đi ngủ, thay vì quát mắng, cha mẹ có thể giải thích cho trẻ biết được tầm quan trọng của giấc ngủ, để bé ngoan ngoãn và tự giác đi ngủ trong những ngày tiếp theo. Con thích ngủ và gắn bó với chiếc giường nếu chỗ ngủ của trẻ đẹp và thoải mái. Bạn đừng tiếc tiền đầu tư bộ giường ngủ thoải mái cho con nhé!
Tắm nước ấm và kể chuyện cho trẻ cũng là cách hay giúp bé nhà bạn dễ dàng chìm sâu vào giấc ngủ hơn.
Để trẻ ngủ ngon và ngủ sâu hơn, cha mẹ cũng cần sắp xếp thời gian chơi và các bữa ăn một cách khoa học, hạn chế ăn uống trước giờ đi ngủ để tránh trẻ bị nặng bụng vào ban đêm, trẻ thức giấc sẽ khó ngủ lại. Một vài bài tập thể dục nhẹ nhàng vào buổi tối trước khi đi ngủ cũng là một trong những cách đơn giản giúp trẻ dễ ngủ và ngủ sâu hơn.
Các món ăn, thức uống có chứa cà phê, cacao, chocola… không nên cho trẻ ăn trước khi ngủ 4 tiếng, vì những loại thực phẩm này có chứa cafein, làm cho trẻ khó ngủ hoặc ngủ không ngon giấc.
Việc đi ngủ sớm và đúng giờ của cha mẹ và các thành viên trong gia đình cũng có tác dụng thúc đẩy trẻ hình thành thói quen đi ngủ sớm. Ngoài ra, không gian yên tĩnh và không có ánh đèn trong nhà giúp trẻ dễ ngủ và ngủ sâu hơn, ít bị thức giấc giữa đêm. Muốn tập cho con thói quen đi ngủ sớm, bạn hãy tắt đèn và đi ngủ lúc 9h cùng trẻ. Nếu công việc bận và cần giải quyết, hãy đợi con ngủ say, bạn thức dậy và làm việc sau.
Thói quen ngủ đúng giờ và đủ giấc cũng là điều rất cần thiết, mang lại tác dụng tốt cho sức khoẻ. Đặc biệt với trẻ tiểu học, ngủ đủ giấc sẽ giúp con thích thú hơn trong việc học, tiếp thu, ghi nhớ bài một cách hiệu quả, phát triển toàn diện vể thể chất và tinh thần. Cha mẹ cần xây dựng cho trẻ có một thời gian biểu học tập và nghỉ ngơi hợp lý, tạo thói quen cho trẻ đi ngủ đúng giờ bằng việc làm gương cho trẻ, hạn chế việc ăn uống gần giờ đi ngủ.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.