Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyên Hà
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 21/07/2016

"Cậu nhỏ" của bé có đang gặp vấn đề?

"Cậu nhỏ" của bé có đang gặp vấn đề?
Là phần da bọc bên ngoài "cậu nhỏ", bao quy đầu có ý nghĩa quan trọng đối với các bé trai. Trong quá trình phát triển, bao quy đầu có thể gặp một số vấn đề, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và khả năng sinh sản của trẻ, nếu không được quan tâm và điều trị kịp thời

Trước khi trẻ được 7 tuổi, phần bao quy đầu thường sẽ bao lấy toàn bộ đầu “cậu nhỏ” để bảo vệ chúng khỏi bị tổn thương. Khi bé đến tuổi dậy thì, bắt đầu phát triển cơ quan sinh dục, bao quy đầu sẽ co lại, làm phần đầu lộ ra. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển bao quy đầu có thể gặp một vài “lỗi”, dẫn đến phát triển không đúng cách. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, những rắc rối này có thể làm ảnh hưởng tâm lý, sức khỏe cũng như khả năng sinh sản.

Bé bị hẹp bao quy đầu
Bao quy đầu có ý nghĩa đặc biệt với các bé trai

1/ Bao quy đầu: Những vấn đề thường gặp

– Dài bao quy đầu

Là hiện tượng quy đầu không lộ ra ngoài khi “cậu nhỏ” ở trạng thái bình thường, phải dùng tay để lộn ra ngoài, hoặc quy đầu chỉ lộ ra khi “chào cờ”. Khi bé bị dài bao quy đầu, chất bẩn có thể đọng lại, làm tăng nguy cơ bị viêm nhiễm. Bé có nguy cơ bị viêm da quy đầu, nếu để lâu có thể gây hoạt tử.

– Bé bị hẹp bao quy đầu

Hẹp bao quy đầu là hiện tượng khá phổ biến, xảy ra với khoảng 90% các bé trai. Bé bị hẹp bao quy đầu sẽ không thể kéo phần da quy đầu tuột xuống, do có tình trạng dính tự nhiên giữa bao quy đầu và quy đầu.

Hẹp bao quy đầu thường gây đau khi cương cứng, đồng thời cũng làm cho nước tiểu đọng lại, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, gây viêm nhiễm. Nếu không được điều trị kịp thời có thể gây viêm đường tiết niệu hoặc ảnh hưởng thận. Nghiêm trọng hơn, bé có thể bị ung thư dương vật.

– Nghẹt bao quy đầu

Đây là tình trạng xảy ra khi bao quy đầu không tự lộn khi bé đến tuổi dậy thì, phải dùng sức để cố lộn bao ra ngoài. Nghẹt bao quy đầu sẽ không gây ảnh hưởng nghiêm trọng nếu được xử lý sớm. Nếu để lâu có thể dẫn đến hoại tử, ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản.

– Viêm quy đầu

Đây là bệnh khá thường gặp ở nam giới, với nhiều triệu chứng như: nóng rát, ngứa ngáy ở da quy đầu. Viêm quy đầu không điều trị có thể dẫn đến biến chứng giãn tinh mạch tinh, các bệnh về thận, viêm đường tiết niệu… Nguy hiểm hơn, viêm quy đầu không được điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng, hoặc rối loạn chức năng sinh dục.

Bao quy đầu bất thường
Bao quy đầu phát triển không đúng cách sẽ có ảnh hưởng nghiêm trọng

2/ Cắt bao quy đầu cho trẻ: Khi nào nên?

Ở Mỹ và nhiều nơi trên thế giới, hầu hết các phụ huynh chọn cắt bao quy đầu cho trẻ ngay từ khi mới chào đời. Vì theo các chuyên gia, trẻ sơ sinh cắt bao quy đầu sẽ an toàn và nhanh lành hơn. Chỉ 0,5% trẻ sơ sinh gặp phải biến chứng khi cắt bao quy đầu. Tuy nhiên, đều không quá nghiêm trọng.

Ở Việt Nam, việc cắt bao quy đầu cho trẻ không quá phổ biến cũng như không có quy định hay khuyến cáo nào của Bộ Y tế về vấn đề này. Thực tế, những bé có thể tụt bao quy đầu một cách tự nhiên, nhẹ nhàng không cần thực hiện bất kỳ can thiệp y tế nào. Cắt bao quy đầu chỉ diễn ra khi quy đầu gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến bộ phận sinh dục của bé.

Đối với trẻ dưới 6 tuổi bị hẹp bao quy đầu, trước tiên bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc bôi làm lỏng da quy đầu. Chỉ khi tình hình không cải thiện, kèm theo hiện tượng bao quy đầu căng phồng mỗi khi bé đi tiểu, bác sĩ mới chỉ định phẫu thuật cắt bao quy đầu. Tuy nhiên, mẹ cũng không cần quá lo trong những trường hợp này. Nhờ kỹ thuật tiến bộ, cắt bao quy đầu trở nên đơn giản hơn, không gây đau, ít chảy máu. Thời gian phẫu thuật chỉ từ 15-20 phút, chỉ cần gây tê và không cần cắt chỉ lại. Khoảng 1 tuần sau đó, vết thương sẽ khỏi hoàn toàn.

3/ Hướng dẫn bé cách vệ sinh “cậu nhỏ” đúng cách

– Với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, không có sự khác biệt khi vệ sinh “cu tý” của con và những bộ phận khác trên cơ thể bé. Chỉ cần rửa sạch bằng nước và sữa tắm là đủ. Lưu ý, nên chọn sữa tắm dành riêng cho trẻ em, bởi da của trẻ khá mẫn cảm, có thể bị dị ứng. Ngoài ra, mẹ cũng đừng cố gắng tụt bao quy đầu của trẻ về phía sau. Hành động này có thể sẽ làm bé đau, chảy máu do da vẫn đang dính lại với nhau.

– Khi trẻ đã lộn được bao quy đầu: Dạy bé cách nhẹ nhàng tụt phần da quy đầu về phía bụng, sau đó rửa nhẹ nhàng và lau khô. Cuối cùng, vuốt trở ngược lại da quy đầu trở về vị trí cũ.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x