Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
“Thời khoá biểu là cách giúp trẻ tiên đoán việc mình cần làm tiếp theo là gì”. Đó là ý kiến của tiến sĩ Victoria Ang-Nolasco, bác sĩ Nhi khoa thuộc Trung tâm Y tế Cardinal Santos.
Chẳng hạn, với trẻ Tiểu học, thời khoá biểu buổi sáng bao gồm thức dậy, ngồi vào bàn ăn sáng, đánh răng, thay quần áo, sau đó đến trường. Giờ giấc đi ngủ sẽ gồm đọc sách trước khi ngủ, đọc kinh cầu nguyện, ôm hôn bố mẹ sau đó cuộn mình vào chăn.
Với trẻ nhỏ, việc định hướng con làm việc theo lịch trình sẵn có là điều chẳng dễ dàng. Con sẽ không thích và sẽ có lúc “nổi loạn”, bố mẹ cần mềm mỏng và cương quyết. Lợi ích mà việc duy trì thời khoá biểu không chỉ giúp con trong thời thơ ấu mà kéo dài cho tới khi con trưởng thành.
Nắm ngay 5 lợi ích này để thấy vì sao con cần ăn-học-chơi theo lịch trình
Tiến sĩ Ang-Nolasco cho biết: ha mẹ sẽ giúp con thúc đẩy 5 khả năng của trẻ trong giai đoạn ấu thơ thông qua các hoạt động: Đọc, Nhịp, Duy trì lịch trình của con, Tưởng thưởng khi con làm việc tốt, Gắn kết mối liên hệ với trẻ.
Cha mẹ vẫn nghĩ rằng trẻ con sẽ hạnh phúc nếu được thoải mái làm điều chúng muốn. Thực tế, việc này hoàn toàn ngược lại.
Trẻ em cần có giới hạn hợp lý để cảm thấy an toàn, ấm áp. Trong đó, duy trì sinh hoạt theo thời khoá biểu là một trong những việc giúp con cảm thấy dễ chịu và thoải mái.
Những đứa trẻ không được cha mẹ định hướng, được thoải mái ăn-ngủ-chơi bất chấp kỷ luật sẽ cảm thấy mất phương hướng, thường xuyên lo lắng.
Thói quen tốt sẽ cải thiện tốt hơn khi trẻ biết điều chúng sắp làm. Nhiều phụ huynh than rằng con mình có nhiều thói quen xấu, khi áp dụng lịch trình sinh hoạt thường xuyên, thói quen xấu của trẻ cũng giảm đáng kể.
Hẳn bạn đã nhiều lần gặp cảnh những đứa trẻ học cấp 1 không ngồi vào bàn ăn tối cùng gia đình, thay vào đó, mẹ hay bà cầm tô cơm chạy vòng vòng thúc ép bé ăn. Hoặc khi trẻ không ngủ trưa mà chỉ mãi chơi, cho tới khi ngồi vào bàn học thì ngủ gục, bố mẹ phải vất vả ép con hoàn tất bài tập.
Nếu có thời khoá biểu rõ ràng, cả gia đình sẽ đỡ vất vả trong việc nuôi dưỡng trẻ hơn. Chính vì vậy, việc duy trì lịch trình sinh hoạt của con phải có sự đồng thuận của cả gia đình. Tránh hết sức việc bố cấm mẹ cho.
Con trẻ quen với thói quen sinh hoạt đều đặn và khoa học, càng lớn thói quen này càng có lợi. Ví dụ, sau giờ chơi, con tự biết dọn gọn các món đồ vương vãi trên sàn, sau đó ngồi vào bàn học. Con chẳng cần bố mẹ giám sát mà vẫn duy trì sinh hoạt đều đặn của mình.
Áp dụng thời khoá biểu linh hoạt tốt hơn việc áp “kỷ luật sắt” và buộc con tuân theo. Trẻ sẽ hiểu thế là tự do trong khuôn khổ, vẫn cố gắng duy tri lịch quen thuộc nhưng vẫn thoả sức cho các hoạt động mà con thích.
Thời gian biểu của con và gia đình dựa trên cấu trúc chung, ví dụ là ăn, học, ngủ, chơi… Trên nền đó, dạy con duy trì theo thời lượng phù hợp, chẳng hạn tắm mất 20 phút, đọc sách 1 tiếng, học bài 2 tiếng. Con có thể thay đổi lịch trình trong ngày, nhưng cơ bản vẫn đầy đủ theo cấu trúc trên.
Với trẻ Tiểu học, muốn phát huy hiệu quả của việc cho con sinh hoạt đúng lịch trình, bạn cần trang bị cho con kiến thức, kỹ năng về thời gian, ý thức tự sắp xếp thời gian.
Con cần hiểu cách xem đồng hồ và tầm quan trọng của thời gian. Khi giao cho con một việc nhỏ, bố mẹ nên đưa cho con khái niệm thời gian cụ thể giúp con hình thành thói quen quan tâm đến thời gian và làm việc đúng giờ, dúng tiến độ đặt ra ban đầu.
Khi nói chuyện với con, tránh đưa những khái niệm thời gian chung chung. Ví dụ: Chút nữa đi tắm cho mẹ nghe không, đợi 1 chút nữa mẹ xong việc sẽ đưa con đi… Đưa hẳn cho con thời gian cụ thể: Con có 15 phút để ăn hết chén cơm này, Con ngồi vào bàn 30 phút học bài…
Nên dạy con biết những việc ưu tiên cần làm trước. Bạn nên giúp con hiểu làm vệ sinh cá nhân trước khi vào giuòng đọc sách, vì nếu con buồn ngủ sớm cũng không bỏ qua việc đánh răng.
Việc sắp xếp thứ tự ưu tiên sẽ giúp tạo cho con thói quen nề nếp và sắp xếp thời gian. Khi lớn lên, trẻ chủ động hơn trong việc chăm sóc bản thân, chăm sóc gia đình, không cần bố mẹ phải nhắc nhở.
Thứ tự ưu tiên này còn ở việc nhường nhịn cho người già, người tàn tật, em bé khi con ra đường. Thói quen tốt này sẽ tạo tính cách tốt cho bé.
Những người thành công biết cách làm chủ thời gian, và quyết định được việc ưu tiên. Giúp con làm theo thời khoá biểu ngay khi còn nhỏ sẽ giúp bé rất nhiều trên con đường trở thành người thành công.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.