Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Thu Hoàng
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 05/07/2021

Các loại dụng cụ rửa mũi cho bé và hướng dẫn rửa mũi đúng cách

Các loại dụng cụ rửa mũi cho bé và hướng dẫn rửa mũi đúng cách
Mẹ đã biết dụng cụ rửa mũi cho bé nào tốt chưa? Rửa mũi như thế nào là đúng cách và hiệu quả?

Ở thời điểm giao mùa, trẻ nhỏ thường gặp các vấn đề hô hấp như ngạt mũi, sổ mũi, khó thở, ho. Những vấn đề này khiến trẻ khó chịu, quấy khóc và mất ngủ. Để giúp bé thoát khỏi tình trạng này, mẹ nên hút mũi cho con. Dụng cụ rửa mũi cho bé nào phổ biến mẹ nên lựa chọn và rửa mũi đúng cách là như thế nào? Bài viết sau của MarryBaby sẽ giúp mẹ hiểu rõ.

Vì sao nên hút mũi cho trẻ?

Các loại dụng cụ rửa mũi cho bé

Hệ miễn dịch của trẻ nhỏ phát triển chưa hoàn thiện nên bé rất dễ bị nhiễm khuẩn đường hô hấp khi thời tiết thay đổi. Các bệnh lý nhiễm khuẩn gây nên tình trạng ngạt mũi, sổ mũi, hắt hơi, ho có đờm…

Lúc này đờm xuất hiện ở phế quản, xoang mũi, khoang miệng, gây tắc nghẽn đường thở khiến trẻ khò khè. Trường hợp nặng hơn, đờm làm giảm sự lưu thông không khí khiến trẻ suy hô hấp gây nguy hiểm đến tính mạng. Vì vậy, việc hút mũi để lấy dịch đờm làm thông thoáng đường thở là cần thiết và quan trọng.

Bên cạnh đó, những trẻ nhỏ (dưới 2 tuổi) thường chưa biết cách tự hỉ mũi hoặc khạc đờm, vậy nên mẹ cần sử dụng dụng cụ hút mũi để lấy đờm ra ngoài.

Ngoài ra, nếu mẹ không hút mũi và làm sạch đường thở cho con, tình trạng nhiễm khuẩn của bé ngày càng nặng hơn, dẫn đến viêm phế quản, viêm phổi.

Máy hút mũi trẻ em loại nào tốt? Một số loại dụng cụ rửa mũi cho bé tốt nhất hiện nay

Hiện nay có nhiều loại dụng cụ rửa mũi cho bé được bày bán trên thị trường với nhiều mức giá. Mỗi loại bình rửa mũi có cấu tạo và cách sử dụng khác nhau. Để xác định loại máy hút mũi trẻ em loại nào tốt và phù hợp với con em mình, mẹ nên dựa vào cấu tạo của bình để lựa chọn.

Dưới đây là một số loại bình rửa mũi phổ biến được đông đảo chị em phụ nữ lựa chọn sử dụng.

1. Dụng cụ rửa mũi chuyên dụng

dụng cụ rửa mũi cho bé

Dụng cụ rửa mũi áp dụng công nghệ hiện đại giúp tiếp cận và làm sạch sâu dung dịch nhớt và đờm trong khoang mũi của trẻ. Thiết bị dễ dàng điều chỉnh áp lực dòng chảy, nhỏ gọn, sử dụng được với nhiều loại dung dịch rửa mũi khác nhau.

2. Dụng cụ rửa mũi cho bé dạng bình trà

Dụng cụ rửa mũi cho bé dạng bình trà

Dụng cụ hút mũi dạng bình trà bằng sứ hoặc nhựa có cấu tạo đơn giản. Thiết bị này có ưu điểm là dễ dàng sử dụng và vệ sinh lau rửa. Tuy nhiên, bạn khó có thể điều chỉnh áp lực của dòng chảy khi dùng loại bình rửa mũi này.

Khi rửa mũi bằng dụng cụ dạng bình trà, bạn cần nghiêng đầu bé sang một bên, tuy nhiên việc này rất dễ làm nước chảy vào tai gây viêm tai giữa.

3. Dụng cụ rửa mũi cho bé dạng đứng có vòi dẫn

Dụng cụ rửa mũi cho bé dạng đứng có vòi dẫn

Bình rửa mũi dạng đứng được làm bằng nhựa, có vòi dẫn và van chống trào ngược. Van giúp ngăn không cho dung dịch bẩn chảy ngược vào trong bình.

Bình dạng vòi đứng thường là hàng nhập khẩu có chất liệu nhựa cao cấp nên có giá thành khá cao. Thế nhưng, với dụng cụ rửa mũi này, bằng cách bóp vào phần bỏ bình, mẹ có thể dễ dàng điều chỉnh áp lực nước. Vì thế bé sẽ không bị đau mũi hoặc bị sặc do quá nhiều nước rửa chảy vào mũi họng con.

4. Máy rửa mũi cho bé

Máy rửa mũi cho bé

Khi bạn đã sử dụng các dụng cụ rửa mũi cho bé kể trên nhưng vẫn không làm giảm thiểu dịch nhầy thì có thể lựa chọn máy rửa mũi. Máy rửa mũi có thiết kế đặc biệt chuyên dụng giúp bạn dễ dàng sử dụng. Phần đầu máy được làm bằng silicon không màu, chịu nhiệt tốt, khi mẹ hút mũi sẽ không làm cho trẻ đau.

Lực hút mạnh mẽ với nhiều cấp độ phù hợp có thể loại bỏ những chất nhầy khó lấy trong quá trình rửa mũi. Tuy nhiên, chỉ sử dụng máy rửa mũi trong trường hợp dịch nhầy cùng nước mũi quá nhiều, dịch nhầy đông cứng hoặc dùng cho trẻ có bệnh về đường hô hấp được bác sĩ chỉ định.

Cách sử dụng dụng cụ rửa mũi cho bé

Mẹ đã biết cách sử dụng dụng cụ rửa mũi để đảm bảo an toàn cho trẻ hay chưa? Dưới đây cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh và bé từ 2 tuổi trở lên được các chuyên gia y tế khuyến cáo.

1. Đối với trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh có niêm mạc mũi rất mỏng, dễ tổn thương so với người lớn. Vậy nên khi sử dụng dụng cụ rửa mũi cho bé, mẹ cần hết sức cẩn thận. Lưu ý chỉ nên dùng dụng cụ rửa mũi cho trẻ sơ sinh khi bé bị ngạt mũi quá nặng và đặt bé ở tư thế nằm nghiêng.

2. Đối với trẻ 2 tuổi trở lên

Đối với trẻ trên 2 tuổi, bạn có thể tiến hành các bước vệ sinh, rửa sạch mũi cho bé như sau:

Bước 1: Vệ sinh dụng cụ rửa mũi và tay sạch sẽ trước khi tiến hành hút mũi.

Bước 2: Cho bé ngồi thẳng, đầu hơi cúi xuống phía trước để dịch nhầy trong mũi có thể dễ dàng chảy ra ngoài khi hút.

Bước 3: Dùng dụng cụ rửa mũi xịt rửa lần lượt từng bên lỗ mũi, cần tiến hành nhẹ nhàng để tránh bé bị sặc.

Bước 4: Nhắc trẻ xì nhẹ mũi để đẩy hết những chất bẩn ra bên ngoài.

Bước 5: Lau sạch sẽ chất bẩn dính xung quanh mặt bé.

Các tiêu chí lựa chọn dụng cụ rửa mũi cho bé tốt nhất

Các tiêu chí lựa chọn dụng cụ rửa mũi cho bé tốt nhất

Máy hút mũi trẻ em loại nào tốt? Để lựa chọn dụng cụ rửa mũi đảm bảo an toàn và chất lượng tốt nhất, bạn cần dựa theo một số tiêu chí sau:

1. Chất liệu dụng cụ hút mũi

Cần lựa chọn sản phẩm có chất liệu tốt, đảm bảo an toàn về sức khỏe cho trẻ nhỏ. Các mẹ có thể lựa chọn dụng cụ hút mũi được sản xuất bằng nhựa an toàn hoặc nhựa y tế không chứa BPA.

2. Lực hút của sản phẩm

Tiêu chí tiếp theo bạn cần quan tâm khi lựa chọn dụng cụ rửa mũi cho bé là lực hút của sản phẩm. Bởi thiết bị có lực hút đẩy phù hợp sẽ tránh gây ra tình trạng lực quá mạnh làm tổn thương niêm mạc mũi của trẻ.

3. Cấu tạo sản phẩm hút mũi

Hiện nay có rất nhiều loại dụng cụ hút mũi với cấu tạo và hình dáng khác nhau. Vì vậy bạn nên lựa chọn sản phẩm có cấu tạo phù hợp với tình trạng của trẻ và điều kiện kinh tế của gia đình.

4. Dung dịch rửa mũi

Lưu ý nên lựa chọn dung dịch rửa mũi phù hợp để giảm thiểu tình trạng kích ứng mũi. Dung dịch rửa mũi như nước muối sinh lý có thể lấy đi toàn bộ bụi bẩn, dịch nhầy trong mũi một cách dễ dàng.

5. Lựa chọn địa chỉ uy tín để mua dụng cụ hút mũi

Bố mẹ nên mua sản phẩm hút mũi tại những địa chỉ uy tín, nhằm tránh mua phải hàng giả. Điều này khiến bạn tốn kém chi phí và gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như hệ hô hấp của trẻ.

>>> Mách bạn: Trẻ bị sổ mũi và bí quyết giải cứu không cần dùng thuốc

Top 5 dụng cụ rửa mũi cho bé an toàn nhất hiện nay

Hiện nay có rất nhiều loại dụng cụ rửa mũi được bày bán trên thị trường với những ưu nhược điểm khác nhau. Cùng tham khảo 5 mẫu bình rửa mũi an toàn cho bé được nhiều bà mẹ tin dùng hiện nay.

1. Bình rửa mũi cho bé Pari Montesol

Bình rửa mũi cho bé Pari Montesol

Dụng cụ mũi Pari Montesol được sản xuất từ Đức và nhập khẩu trực tiếp về Việt Nam. Thiết bị được cấu tạo từ chất liệu nhựa an toàn, kiểu dáng nhỏ nhắn và độ bền vượt trội. Đây được xem là sản phẩm an toàn dành cho bé được nhiều chị em tin dùng.

Ưu điểm:

– Vô cùng an toàn khi sử dụng cho trẻ nhỏ với chất liệu nhựa cao cấp.

– Thiết kế bình dạng dốc ngược hạn chế tình trạng bị sặc hay dung dịch nước rửa tràn xuống khu vực tai, họng.

– Thiết kế đơn giản nhỏ gọn, dễ dàng tháo lắp vệ sinh, độ bền cao.

Nhược điểm:

– Phù hợp với những trẻ trên 2 tuổi.

– Dễ gây ra tổn thương mũi nên bạn không nên dùng thường xuyên cho trẻ.

Giá tham khảo: 240.000 – 260.000 đồng.

2. Dụng cụ rửa mũi cho bé Dr Green

Dụng cụ rửa mũi cho bé Dr Green

Bình rửa mũi Dr Green là hàng Việt Nam được hội đồng bác sĩ tai – mũi – họng công nhận về hiệu quả trong việc làm sạch mũi cho bé.

Ưu điểm:

– Được làm từ chất liệu nhựa y tế an toàn, không chứa BPA.

– Có van chống trào ngược, không gây khó chịu khi rửa mũi cho trẻ.

Nhược điểm:

– Bình lớn, cần nhiều dung dịch rửa mũi gây lãng phí, phần tiếp xúc với đầu mũi khá cứng.

– Chỉ sử dụng cho bé 2 tuổi trở lên và người lớn.

Giá tham khảo: 100.000 – 190.000 đồng.

3. Thiết bị rửa mũi Neilmed

Thiết bị rửa mũi Neilmed

Đây là dòng sản phẩm rửa mũi có nguồn gốc từ Mỹ, được đánh giá cao bởi thiết kế nhỏ gọn, hiệu quả cao.

Ưu điểm:

– Chất liệu nhựa mềm, an toàn với người sử dụng.

– Cơ chế đẩy dịch nhầy cùng bụi bẩn hiệu quả, nhẹ nhàng, êm ái.

– Thiết kế khá nhỏ gọn, dễ dàng mang theo để sử dụng.

Nhược điểm:

– Thiết kế bình có dung tích 120ml hơi nhỏ, gây thiếu dung dịch rửa mũi khi dùng.

– Chỉ dùng bình rửa này cho bé từ 4 tuổi trở lên, không dùng cho trẻ bị vấn đề về tai như viêm.

Giá bán tham khảo: Dao động từ 320.000 – 360.000 đồng.

4. Thiết bị xịt rửa mũi Nebial 3% Kit

Thiết bị xịt rửa mũi Nebial 3% Kit

Đây là thiết bị rửa mũi chuyên dụng cho trẻ sơ sinh từ 3 tháng tuổi, xuất xứ từ nước Ý.

Ưu điểm:

– Đầu xịt được tạo bởi chất liệu mềm, chứa chất kháng khuẩn.

– Cấu tạo màng nano giúp kiểm soát áp lực ổn định, không gây sặc và đau cho trẻ khi bơm.

– Sử dụng cho trẻ từ 3 tháng tuổi.

– Dung dịch muối ưu trương làm sạch êm dịu với khả năng kháng khuẩn, kháng viêm tốt.

Nhược điểm:

Chưa được phân phối rộng rãi, chỉ mới tập trung tại các bệnh viện, phòng khám tại Hà Nội nên rất khó để mua.

Giá tham khảo: 500.000 đồng.

5. Bình rửa mũi Nasal Rinse

Bình rửa mũi Nasal Rinse

Bình rửa mũi Nasal Rinse xuất xứ Mỹ có chất liệu an toàn, thiết kế nhỏ gọn kèm theo gói muối rửa chuyên dụng.

Ưu điểm:

– Dụng cụ hút mũi dùng cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở đi.

– Chất liệu bình cao cấp đảm bảo an toàn khi sử dụng.

– Thiết kế đầu phun vừa khít với mũi bé, áp lực phun ổn định đem lại hiệu quả cao.

Nhược điểm:

– Thân bình rửa làm bằng chất liệu không trong suốt nên khó có thể nhìn thấy dung dịch rửa trong khi vệ sinh 2 bên mũi cho bé.

Giá bán tham khảo: Dao động từ 110.000 – 120.000 đồng.

Bài viết nêu trên giúp bạn hiểu rõ hơn về dụng cụ rửa mũi cho bé và cách rửa mũi đảm bảo an toàn. Ngoài ra, bố mẹ cũng có thể tham khảo ý kiến bác sĩ nếu chưa biết cách rửa mũi đúng cho con.

>>> Đọc thêm: Trẻ bị ho sổ mũi có nên tắm mỗi ngày?

Hà My

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo
1. Nasal rinsing for children and adolescents with PCD http://flipbooks.leedsth.nhs.uk/LN004528.pdf Ngày truy cập: 5/7/2021 2. 5 Effective Ways To Clean Your Baby's Nose https://www.momjunction.com/articles/easy-steps-to-clean-your-babys-nose-using-a-bulb-syringe_0098500/ Ngày truy cập: 5/7/2021 3. Saline Nasal Drops For Babies: How To Put And How Often To Use https://www.momjunction.com/articles/saline-drops-for-babies-benefits-how-to-put-often-use_00709167/ Ngày truy cập: 5/7/2021 4. How to Clean Your Baby’s Nose https://parenting.firstcry.com/articles/how-to-clean-your-babys-nose/ Ngày truy cập: 5/7/2021 5. Using Nasal Sprays for Babies and Kids – Are They Safe? https://parenting.firstcry.com/articles/using-nasal-sprays-for-babies-and-kids-are-they-safe/ Ngày truy cập: 5/7/2021    
x